Ngành Dệt May Việt Nam Sau 3 Năm Gia Nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO)

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO

Các lô hàng XK vẫn chủ yếu là các hợp đồng gia công lại cho đối tác nước ngoài; nhiều DN VN hầu như không có đối tác phân phối trực tiếp trên thị trường quốc tế. Lợi nhuận của các DN dệt may thường khá thấp (so với doanh thu) do phần lớn nguyên phụ liệu, mẫu mã thiết kế và hoạt động phân phối đều được quyết định bởi đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn vì Việt Nam chưa là thành viên WTO nên vẫn phải chịu hạn ngạch tại thị trường Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất, chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu.

Vì khâu sản xuất nguyên phụ liệu trong nước còn yếu nên ngành dệt may vẫn lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu (bông nhập khẩu chiếm 90%, vải nhập khẩu khoảng 70%). Những yếu tố này khiến giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam bị đội lên cao so với một số đối Cũng vì bị động trong khâu nguyên phụ liệu nên doanh nghiệp không thể đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng trong tình hình cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung cấpthủ cạnh tranh. Tuy đứng trong tốp các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất mấy năm tước năm 2006 nhưng ngành dệt may lại có rất nhiều điểm yếu.

Chính vì phần lớn là làm gia công nên trong hơn 5 tỷ USD xuất khẩu, giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm rất thấp nên lương của công nhân ngành may lại rơi vào nhóm có thu nhập thấp nhất. Các DN liên tục phải tuyển lao động, chủ yếu là lao động phổ thông rồi đào tạo nhưng có khi số lao động ra đi còn nhiều hơn số lao động tuyển vào. Theo Quyết định số 55 do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký vào năm 2001, khoản ưu đãi lớn nhất mà ngành dệt, may có khả năng nhận là được vay vốn từ Quỹ Tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thực hiện các dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, ngành còn được hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại lấy từ khoản lệ phí hạn ngạch do doanh nghiệp nộp; thưởng xuất khẩu cho một số doanh nghiệp có thành tích tốt. Ngoài ra, Nhà nước sẽ xem xét cấp bổ sung vốn lưu động cho một số doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước. Ttrong bốn năm từ 2002 đến 2006 toàn ngành chỉ vay được khoảng 110 triệu Đôla Mỹ tín dụng ưu đãi và tổng số tiền Chính phủ chi để bù lãi suất cho khoản vay này chỉ khoảng 4 triệu Đôla Mỹ mỗi năm.

Nếu tính thêm gần 1 triệu đô la Mỹ để thưởng xuất khẩu và hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại, thì mỗi năm ngành được trợ cấp chưa đầy 5 triệu đô la Mỹ. Trên thực tế, số tiền các doanh nghiệp ngành dệt, may phải nộp cho Nhà nước thông qua các khoản phí và lệ phí còn cao hơn nhiều lần so với những gì họ được nhận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước còn phải nộp thay cho công nhân lệ phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ lương (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. không phải đóng lệ phí này).

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH DỆT MAY

Tận dụng cơ hội để phát triển xuất khẩu: Việt Nam đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng tham gia kí kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương( như Hiệp định đối tác thương mại Việt- Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-NiuDilân, v.v). Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và quan hệ hợp tác mới. Hơn nữa, bản thân thị trường nội địa có dân số 84 triệu dân với mức sống ngày càng được nâng cao thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nhân.

Một là: tổ chức lại sản xuất, tìm mọi cách tiết giảm chi phí sản xuất: nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xúât tiên tiến, phẩn mềm quản lý để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. Tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng, duy trì được và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống và phát triển được khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động. Chú trọng đến việc xây dựng liên kết chiến lược với các khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn định đơn hàng, khách hàng, tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của họ.

Hai là: tái cấu trúc sản xuất ngành may, di dời các xưởng sản xuất về các thị tứ và vùng nông thôn tiện đường giao thông, cơ sở tại thành phố chỉ tập trung sản xuất hàng cao cấp và phát triển kinh doanh nhằm giải quyết bài toán thiếu hụt lao động và chi phí tăng nhanh. Đồng thời, quan tâm đúng mức đến việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp sản xuất vải (dệt, in, nhuộm, hoàn tất) , có hệ thống xử lý nước thải nhằm từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, giúp các doanh nghiệp may mặc bảo đảm nguồn nguyên phụ liệu phong phú, nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng linh hoạt đáp ứng nhanh. Ba là : thời trang hoá ngành dệt may, tăng cường đào tạo thiết kế, marketing sản phẩm thời trang, phát triển thương hiệu sản phẩm, chuyển dần từ phương thức gia công đơn thuần sang việc chào bán sản phẩm với nguyên liệu và thiết kế do doanh nghiệp chủ động nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và bảo đảm sự phát triển bền vững, lâu dài cho doanh nghiệp.

Khẩn trương ký kết thoả ước lao động tập thể và triển khai thực hiện đến các cơ sở, giúp ổn định lao động và hạn chế đìn công tự phát. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các nhà thiết kế mẫu theo hướng mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy và gửi đi đào tạo chính quy ở nước ngoài. Năm là :Nguồn vốn,trong chiến lược tăng tốc cho ngành dệt may cần có một số giải pháp rất lớn về vốn, nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ, trong đó giải pháp về vốn được xem là quan trọng bậc nhất.

Đây là một bài toán mà ngành dệt may trong nước đang gấp rút tìm phương án giải quyết, vì có như vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh mới thực hiện được. Để huy động được nguồn vốn, trước tiên các công ty trong ngành dệt may phải thay đổi mô hình quản lý, tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có như: các tài sản không dùng đến thông qua việc khấu hao cơ bản, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong ngành. Bên cạnh đó, cần phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức liên doanh, cổ phần, nhằm tận dụng nhà xưởng cơ sở hạ tầng sẵn có, đầu tư chiều sâu và đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam.