Biến động giá vàng và mối quan hệ với giá dầu, USD

MỤC LỤC

VAI TRề CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 1 Vàng với vai trò là một loại tiền tệ

Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ

    Kết quả là với vai trò là phương tiện lưu thông thì ở Mỹ vàng đã bị định giá thấp và bạc đã được định giá cao, vàng từ từ biến khỏi lưu thông ở nước Mỹ; do đó, xét về mặt danh nghĩa thì Mỹ vẫn áp dụng chế độ đồng bản vị kim loại, nhưng trên thực tế chế độ này đã chấm dứt để nhừng chỗ cho chế độ đơn bản vị của bạc. Năm 1944, trong một bản báo cáo có sức thuyết phục trước Liên đoàn các dân tộc (League of Nations), Ragnar Nurke lý luận rằng những gì đã trải qua cho thấy chế độ tỷ giá thả nổi không khuyến khích mà trái lại nó luôn kìm hãm phát triển thương mại quốc tế, làm cho phân bố các nguồn lực trở nên không hiệu quả, và nhìn chung đây là chế độ không có tính ổn định do các hoạt đông của đầu cơ tư nhân.

    GIÁ VÀNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ VÀNG

      - Những nước không sản xuất vàng nhập vàng từ nước ngoài với một tỉ lệ nhất định nào đó trong tổng quỹ dự trữ (cân đối cùng với các ngoại tệ khác) nhằm hạn chế những rủi ro do đã quá lệ thuộc vào một đồng tiềnnào đó (chẳng hạn USD) hoặc để thực hiện một chính sách kinh tế đối ngoại nào đó với các nước bạn hàgn. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của USD lên từng loại hàng hóa không phải bao giờ cũng ngang nhau, nghĩa là không phải USD mất giá 20% thì sẽ làm cho cả giá dầu, giá vàng… cùng tăng giá lên 20% do USD không chỉ điều chỉnh 2 thị trường vàng và dầu mà nó còn ảnh hưởng tới rất nhiều các thị trường khác và các thị trường này có quan hệ, tác động phức tạp lẫn nhau. Một cách giải thích khác về mối quan hệ giữa vàng – dầu và USD là: khi giá dầu thô giảm, các nước tiêu thụ dầu thô sẽ giảm được số USD cần cho nhu cầu này, giúp cho các nước đó giảm tỷ lệ lạm phát, giá trị đồng bản tệ tăng lên, tức là hối suất so với USD giảm xuống kéo theo sự sụt giảm giá vàng.

      Ngoài các chủ trương chính sách của Nhà nước về kinh tế, chính trị có thể ảnh hưởng gián tiếp đến giá vàng, người ta còn nhận định những sự thay đổi trong chủ trương của nhà nước về quyền cất giữ vàng, kinh doanh vàng và các chính sách thuế khóa đối với vàng… là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Cho đến nay, mọi biện pháp thả lỏng hay thắt chặt đối với vàng đều đã được các nước áp dụng, từ những quy định tương đối thoáng, chỉ ở mức độ kiểm soát việc kinh doanh vàng khi xuất – nhập vào lãnh thổ cho đến biện pháp gắt gao như cấm tư nhân cất giữ vàng dưới bất kỳ dạng nào khác ngoài nữ trang, đồ mỹ nghệ và Nhà nước nắm giữ độ quyền ngoại thương về vàng.

      Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới

      Tuy nhiên, khi giá vàng trong nước tăng cao so với giá vàng thế giới, sẽ xuất hiện các hoạt động buôn lậu đưa vàng vào thị trường nội địa, hình thành một thị trường phi chính thức. Các nhà đầu tư, đầu cơ vàng cũng sẽ tiếp tục hướng về vàng vì lúc này họ là người “ăn theo” mức thuế suất cao đánh trên vàng (nhưng Nhà nước không thu được). TÌnh hình sẽ đưa đến sự biến động giá vàng rất phức tạp do nhiều mức giá khác nhau trên cùng một địa bàn, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu cơ đẩy giá vàng lên xuống bất ngờ.

      Mức sản xuất và cung ứng vàng của các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Trung Âu, Đông Âu. Những giao dịch của các quỹ dự trữ quốc gia, các nước chủ lực : châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản.

      PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

      Diễn biến giá vàng Việt Nam trong thời gian qua

      Năm 2006 là một năm đầy dấu ấn với giá vàng Việt Nam và thế giới. Sau đó giá vàng có một vài đợt tăng cao trở lại nhưng với tốc độ chậm hơn và mức độ tăng thấp hơn. Khi các thông tin về thị trường tài chính Mỹ bị phanh phui, lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá vàng đột ngột tăng mạnh, tạo tiền đề cho đợt tăng giá đỉnh điểm vào những tháng đầu năm 2008.

      Giá vàng trong nước đã có xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2007. Sau khi đạt đỉnh trên 1,9 triệu, giá vàng giảm trong ngày giao dịch tiếp theo.

      Nguyên nhân biến động giá vàng Việt Nam trong thời gian qua 1. Do ảnh hưởng của giá vàng thế giới

        - Là tiền tệ tính giá và thanh toán chủ yếu trong giao dịch thương mại quốc tế (main invoicing currency): Đôla Mỹ là đồng tiền tính giá truyền thống của các mặt hàng thiết yếu như bột mì, dầu, vàng, đồng… Các mặt hàng này có tính đồng nhất cao và được mua bán tập trung nên hầu hết được thanh toán thống nhất bằng một đồng tiền. Những diễn biến bên trong nền kinh tế Mỹ đã đẩy đồng USD xuống thấp kỷ lục so với nhiều ngoại tệ mạnh khác, thậm chí so với một số đồng tiền của các nước đang hát triển châu Á, thồi phồng bong bóng tăng giá dầu, ảnh hưởng xấu tới hầu hết các nền kinh tế trờn thế giới do cỏc mối liờn hệ thương mại, tài chớnh, rừ rệt nhất là nền kinh tế châu Âu. Một cách làm khác, được coi là khám phá thần kỳ, là ngân hàng có thể tập hợp nhiều giấy nợ đó lại thành một gói, thí dụ ở đây là 100 tỷ, rồi dùng chúng làm thế chấp, chia ra nhiều giấy nợ nhỏ tức là chứng khoán (cổ phiếu cũng là một loại chứng khoán, security) đem bán đại trà cho người đầu tư nhỏ.

        Ngoài ra khi giá dầu tăng mạnh, thị trường chứng khoán ảm đạm, lạm phát cao, mức độ rủi ro khi đầu tư lớn, thị trường vàng sôi động do giá vàng tăng… các nhà đầu tư chuyển dịch đồng vốn của mình sang đầu tư vào thị trường vàng để kiếm lời và để bảo toàn đồng vốn khi tình hình bất ổn lại càng đẩy giá vàng tiếp tục tăng lên. Tóm lại, sự tăng giá dầu từ cuối năm 2007 đến nay có nguyên nhân chủ yếu là do sự mất giá của đồng USD, do khủng hoảng tài chính Mỹ và nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhu cầu nhập khẩu dầu lớn của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, cộng thêm kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC – và sự thổi phồng về một cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới – đã đẩy giá dầu thô và giá vàng lên cao như vậy. Đặc điểm của vàng là có giá trị sử dụng thực rất cao và rất ổn định, nên khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn, lạm phát tăng cao, rủi ro lớn trên thị trường tài chính, các công ty làm ăn thua lỗ, thị trường chứng khoán sụt giảm… thì nhà đầu tư có xu hướng rút tiền ra khỏi các thị trường tài chính đó để chuyển sang đầu tư vào vàng nhằm duy trì gía trị của đồng tiền qua cơn khủng hoảng.

        Mặt khác, giá vàng Việt Nam bị chi phối lớn bởi giá vàng thế giới vì hàng năm Việt Nam nhập khẩu hơn 90% lượng vàng tiêu thụ.Vì ngoài vàng ra còn có các tài sản nắm giữ khác như đôla hay bất động sản… nờn ảnh hưởng của lạm phỏt lờn giỏ vàng chỉ thực sự rừ nột khi tình hình lạm phát trở thành vấn đề đáng lo ngại.

        Tác động của sự biến động giá vàng đối với Việt Nam

          Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với sự sụt giảm mạnh của đồng USD do cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ cuối năm 2007 buộc Fed phải liên tục cắt giảm lãi suất đối với đồng tiền này đã khiến cho tỉ giá VNĐ/USD giảm xuống, và tiền lãi gửi USD tại ngân hàng cũng vì thế mà giảm theo. Sự tăng mạnh của giá vàng trong thời gian vừa qua khiến cho thị trường bất động sản càng đóng băng bởi vì: Một là, giá nhà đất, đặc biệt là ở Miền Nam thường sử dụng vàng như là đơn vị đo giá trị, do đó sự biến động mạnh mẽ của giá vàng đã làm cho việc xác định giá cả của thị trường nhà đất trở nên khó khăn và có xu hướng biến động theo giá vàng. • Cho vay bằng vàng, bảo đảm bằng vàng: theo thói quen định giá nhà đất bằng vàng nên một lượng vốn lớn bằng vàng được chuyển hóa để đầu tư vào thị trường bất động sản, khi giá vàng biến động thất thường, làm cho các giao dịch của một bộ phận thị trường bất động sản bị trì trệ, những người vay vàng để kinh doanh, mua nhà cửa gặp rủi ro lớn, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp vay vàng để đầu tư bất động sản và kinh doanh giảm mạnh, rủi ro các khoản cho vay bằng vàng có nguy cơ tăng lên.

          Bởi vì, chúng ta có thể sử dụng vàng và ngoại tệ đó để đầu tư cho nền kinh tế, mua sắm thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm đường sá… để phát triển nền kinh tế, nhưng chúng ta đã không làm điều đó được, trong lúc nước ta lại đang phải đi vay ngoại tệ từ nước ngoài. Cất giữ vàng, ngoại tệ, đất đai, nhà cũng là loại cất trữ thường được yêu thích đối với những khoản thu nhập bất chính như tham ô, buôn lậu… Trong nền kinh tế có nhiều khoản thu nhập không minh bạch thì nhu cầu về vàng, ngoại tệ, đất đai, nhà tăng lên nhanh do nhu cầu cất trữ giá trị tăng, chứ không phải do nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sử dụng tăng.