Huy động vốn dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội: Thực trạng, giải pháp

MỤC LỤC

Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội

Hà Nội - mảnh đất có truyền thống nghìn năm văn hiến và lừng lẫy chiến công đánh giặc, nơi định đô của các vương triều phong kiến tự chủ Việt Nam tự hào là trung tâm đầu não chính trị của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á với bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9- 1945, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó còn nhiều bất cập như mật độ dân số tăng nhanh cộng với quy hoạch kiến trúc đô thị còn lộn xộn vì vậy nhất thiết phải tăng cường thu hút vốn cho đầu tư phát triển để xây dựng Hà Nội thành một thành phố bền vững trong tương lai.

Thực trạng huy động nguồn vốn dân cư của Hà Nội cho đầu tư phát triển

- Tuy dân cư Hà Nội có thu nhập cao nhưng ở Hà Nội chi phí dùng thường xuyên bắt buộc hàng ngày cho sinh hoạt và chi thiết yếu khác cao, cộng với khi thu nhập cao thì chi tiêu của các hộ gia đình càng xa xỉ cho nên tiết kiệm giảm, vì vậy huy động nguồn vốn trong dân cư cũng gặp không ít khó khăn. Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, việc huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thủ đô đóng vai trò quyết định.Theo ước tính, trong thời kỳ 2001-2010, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội 329.000 tỷ đồng, bình quân hàng năm nhu cầu về vốn là 32.900 tỷ đồng.

Kết quả huy động nguồn vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế qua các kênh chính thức chủ yếu

Hà Nội đã tích cực triển khai công tác cổ phần hóa DNNN địa phương, thành ủy đã ban hành chỉ thị số 10-CT/TU, chương trình 18-CTr/TU,kế hoạch 20-KH/TU(khóa XIII) và chương trình 13-CTr/TU(khóa XIII), trong đó xác định những nhiệm vụ, mục tiêu về cổ phần hóa DNNN địa phương. Ban chỉ đạo đổi mới DNNN thành phố được thành lập. Danh sách và lộ trình các DNNN trong diện cổ phần hóa được xây dựng và đôn đốc thực hiện với các nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng bộ phận,cá nhân có trách nhiệm…. Nhìn chung mặc dù có sự chững lại vào những năm 2000-2002, song việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN được thành ủy và UBND Thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. doanh nghiệp, cổ phần toàn bộ 91 doanh nghiệp) và thành lập 114 công ty cổ phần. Người lao động- cổ đông là chủ thực sự phần vốn góp của mình có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả bằng việc dự Đại hội đồng cổ đông để thông qua các điều lệ công ty, bầu các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển dài hạn hàng năm, tăng giảm vốn điều lệ, đầu tư sản xuất phân chia lợi nhuận … Nhờ đó họ nâng cao được tính chủ động, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho hiệu quả hoạt đọng của doanh nghiệp ngày một tăng.

Bảng 3: Các đợt huy động vốn của kho bạc Hà Nội giai đoạn 1995-2005
Bảng 3: Các đợt huy động vốn của kho bạc Hà Nội giai đoạn 1995-2005

Một số hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc huy động nguồn vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế thành phố Hà Nội

- KBNN phát hành TPCQĐP trong 2 năm qua mới giới hạn chỉ phát hành loại trái phiếu công ích (do NSNN chi trả), và đối tượng mua là các tổ chức tài chính-tín dụng, chưa có hình thức bán lẻ đến tay người dân, vì thế chưa huy động được vốn dân cư trực tiếp cho cho NSNN. Hơn nữa, việc chưa phát hành trái phiếu với công trình được chi trả bằng tiền thu hồi từ công trình cũng hạn chế vì chưa cho phép khả năng tăng huy động vốn dân cư xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thành phố. 2.4.2 Đối với kênh huy động vốn qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng. - Nguồn huy động của các ngành ngân hàng Hà Nội chiếm tỷ trọng cao so với toàn ngành song tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn còn thấp để đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp hóa hiện đại hóa.Vốn huy động được từ dân cư chủ yếu là vốn ngắn hạn, thường có kỳ hạn 12 tháng - 24 tháng.Vốn có kỳ hạn 2 năm trở lên chiếm tỷ trọng rất thấp trong số tổng vốn huy động. Nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển vững chắc, còn chứa đựng những nhân tố biến động không luờng trước được như lạm phát, tỷ giá, lãi suất…vì vậy việc gửi các khoản tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn thường được. những người có vốn lựa chọn hơn để họ dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng vốn chuyển sang mua vàng, chứng khoán, bất động sản… hơn là gửi tiền tiết kiệm. - Dịch vụ ngân hàng chưa phát triển đa dạng: Hầu hết các dịch vụ ngân hàng do các TCTD trên địa bàn cung cấp là các dịch vụ ngân hàng truyền thống huy động vốn, tín dụng và thanh toán). - Cơ chế chính sách còn bất cập: công tác nghiên cứu, phân tích dự báo về từng chỉ tiêu kinh tế xã hội làm cơ sở xây dựng chính sách phát triển các sản phẩm bảo hiểm còn yếu, cơ chế chính sách liên quan giữa các ngành bảo hiểm thiếu sự phối hợp thông nhất (kinh doanh bảo hiểm với đầu tư bất động sản, sản xuất kinh doanh, tín dụng, chứng khoán), thiếu chính sách thuế áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm nhằm thúc đẩy thị trường bảo hiểm, thiếu sự kết hợp giữa hệ thống pháp luật chung (Luật đầu tư, luật doanh nghiệp) và luật chuyên ngành bảo hiểm.

Quan điểm và phương hướng huy động vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010

Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi nhằm khuyến khích đa dạng hóa và sử dụng đồng bộ, hài hòa các hình thức và giải pháp cần thiết để huy động vốn từ dân cư và đầu tư cho phát triển kinh tế phù hợp với các nguyên tắc thị trường, các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và trong khuôn khổ pháp luật không cấm. -Vốn đầu tư từ NSNN chiếm khoảng 24%, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ đầu tư phát triển các công trình quốc phòng, an ninh và các dự án đã ký kết giữa Hà Nội và các địa phương.

Các giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội

-Công cụ tài chính chủ yếu của các NHTM để thu hút vốn dài hạn của các NHTM là các chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu, tuy nhiên kết quả phát hành trái phiếu sẽ phụ thuộc nhiều vào sự ổn định kinh tế vĩ mô (nhất là các nhân tố tỷ lệ lạm phát, tỷ giá…). Chừng nào nền kinh tế Việt Nam chưa ổn định và phát triển bền vững thì các NHTM sẽ khó khăn khi định ra lãi suất huy động và công chúng cũng không yên tâm khi gửi tiền kỳ hạn dài tại Ngân hàng. - Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường tài chính giữa các ngân hàng với các định chế tài chính khác như công ty tài chính, các quỹ tài chính. Giữa các ngân hàng nội địa với Ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính nước ngoài sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn khi Việt Nam hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế. Trong cuộc cạnh tranh này đã thấy trước sự yếu kém hạn chế của hệ thống NHTM Việt Nam. Thứ hai, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn. Trước mắt tập trung cải thiện rừ rệt năng lực và chất lượng quản lý Nhà nước cho tất cả ba lĩnh vực: quản lý hành chính nhà nước, quản lý khu vực sản xuất kinh doanh và quản lý trật tự đô thị, ưu tiên các việc sau:. -Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện cơ sở pháp lý khung phù hợp cho quản lý nhà nước của thủ đô là công việc được ưu tiên hàng đầu và cần triển khai đồng thời theo ba hướng:. Một mặt, các tổ chức và cán bộ chính quyền các cấp của thành phố tích cực quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ, nhanh chóng và nghiêm túc những chủ trương, chính sách và quy định thống nhất của Đảng và chính phủ cho toàn quốc nói chung, cũng như cho thành phố Hà Nội nói riêng. trì hoãn hoặc miễn cưỡng chấp hành chúng một cách hình thức, nửa vời, thậm chí làm biến dạng chúng, gây mất hiệu lực pháp lý và giảm hiệu quả quản lý Nhà nước theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Mặt khác, Thành phố chủ động nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị với trung ương nhằm vừa góp phần hoàn thiện các chính sách quy định pháp lý chung từ trung ương, vừa cho phép Hà Nội có những cơ chế, chính sách pháp lý đặc thù để Hà Nội chủ động vận dụng một cách linh hoạt, thích hợp với vị thế thủ đô, mà trước mắt triển khai cụ thể hóa các nội dung các pháp lệnh thủ đô. Đặc biệt coi trọng việc xây dựng quy chế công vụ để nhanh chóng ”luật hóa” và “pháp quy hóa” những chủ trương nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, HĐND và UBND Thành phố, nhằm tạo pháp lý triển khai trong thực tế. Tránh hiện tượng “đánh trống bỏ dùi”, không có chuyển động thực chất hoặc. “do trách nhiệm chung” nên không có người và địa chỉ thực hiện cụ thể. Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá một cách khách quan các chủ trương chính sách để điều chỉnh theo hướng ngày càng rừ ràng hơn, phự hợp với thực tiễn, với cỏc cam kết và với các thông lệ quốc tế hơn, đồng thời bảo đảm lòng tin của nhân dân và các giới chức trách trong nước và quốc tế vào độ ổn định và những định hướng có thể dự báo được của những điều chỉnh này nói riêng, của môi trường pháp lý Hà Nội nói chung. -Xác định cải cách hành chính từ trên xuống trong toàn bộ hệ thống hành chính Nhà Nước của thành phố từ cấp thành phố đến cấp phường, xã là công tác trọng tâm, là khâu đột phá, mạnh dạn sắp xếp lại tổ chức. Một mặt kiên quyết dỡ bỏ các đơn vị, bộ phận thủ tục và giấy tờ không cần thiết cho đời sống doanh nghiệp và dân sinh.Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tư pháp thủ đô. Mặt khác, cần tạo điều kiện thuận lợi để lập thêm các tổ chức, đơn vị và định chế thị trường đồng bộ cần có theo yêu cầu phát triển của thực. tiễn kinh tế thị trường và hội nhập, như các tổ chức trọng tài, các trung tâm tư vấn, các quỹ các công ty đầu tư, các thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường công nghệ…. Thứ ba, khai thác xây dựng và củng cố những động lực mới cho phát triển KT-XH thành phố Hà Nội. Về cơ bản, quá trình đổi mới gần 20 năm qua đã tạo ra và khai thác tới giới hạn những yếu tố nguồn lực phát triển theo bề rộng…Vì vậy, trong những năm tới, Thành phố cần coi trọng khai thác, xây dựng, phát huy và phối hợp tốt các động lực mới, tổng hợp bắt nguồn từ sự tự do hóa và từ cảm hứng sang lao động tự giác, sáng tạo gắn với lợi ích vật chất và tinh thần để chuyển sang phát triển theo bề sâu, mà trước hết là phát huy tiềm năng khoa học công nghệ và trí thức bậc cao nói riêng, nguồn nhân lực thủ đô nói chung, nhanh chóng cải thiện cơ bản sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của môi trường kinh doanh thủ đô theo hướng thống nhất hóa, lành mạnh hóa, tự do hóa…) để khuyến khích phát triển những loại hình tổ chức sản xuất- kinh doanh mới trong các hoạt động trên mọi cấp độ và quy mô phù hợp với thực tiễn Hà Nội, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ chế của cả nước, cũng như xu thế toàn cầu hóa (các loại hình trang trại, các tập đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước và tư nhân, các doanh nghiệp cổ phần được trang bị công nghệ và phương thức quản lý hiện đại…). Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức rộng rãi về chứng khoán và TTCK cho các nhà đầu tư thông qua các kênh thông tin đa dạng, tạo sự kiện để thu hút đám đông (chẳng hạn như nếu tiến hành cổ phần hóa hai doanh nghiệp thông tin di động lớn là Vinaphone và Mobilephone, hai mạng viễn thông chủ yếu và quá quen thuộc với người Việt Nam là sự kiện rất tốt để thu hút đông đảo công chúng tham gia vì đây là hai doanh nghiệp rất lớn của nhà nước, đang kinh doanh có hiệu quả và có chiều hướng phát triển tốt).