Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam

MỤC LỤC

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Chi Ngân sách cho đầu tư phát triển Khoa học Công Nghệ

    Theo cách phân loại này chi ngân sách được phân loại theo các bộ, cục, sở, ban hoặc cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước theo cấp quản lý: trung ương, tỉnh, huyện hay xã. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán, quyết toán của đơn vị cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị trực thuộc của đơn vị dự toán cấp I, có nhiệm vụ quản lý kinh phí cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và cấp III trong cùng một hệ thống.

    Đơn vị dự toán cấp II nhận dự toán Ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ cho đơn vị dự toán cấp III trực thuộc, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và cấp dưới trực thuộc. Đơn vị này nhận dự toán ngân sách từ đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) và tổ chức thực hiện công tác kế toán quyết toán ngân sách của đơn vị mình. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức trong đó yếu tố Khoa học công nghệ đang dần trở thành yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất và là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

    Hoạt động Khoa học - Công nghệ tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm trực tiếp phục vụ cho tiêu dùng nhưng những kết quả đạt được của các hoạt động này khi đưa vào sản xuất lại góp một vai trò to lớn trong việc tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lương cao nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Một mặt vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, một mặt vừa từng bước phát triển được mặt bằng chung về Khoa học - Công nghệ so với thế giới và trong khu vực, góp phần làm tăng sức sản xuất của xã hội. Do vậy, chúng ta có thể khăng định rằng cùng với Giáo dục đào tạo, đầu tư cho Khoa học -Công nghệ “là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát triển nhanh và bền vững đất nước.”.

    Xây dựng lý luận về chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam: xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra các đường lối và chính sách, pháp luật về kinh tế -xã hội, bảo đảm về quốc phòng an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc và đóng góp vào kho tàng văn hoá, khoa học thế giới. + Nâng cao năng lực khoa học Công nghệ để làm chủ các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các phương thức quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. + Tiếp tục các thành tựu Khoa học và Công nghệ của thế giới để tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền Khoa học và Công nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng các thành tựu Khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

    - Chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển Khoa học - Công nghệ là một công cụ giúp nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường trong chiến lược Kinh tế - Xã hội của nhà nước. Thông qua việc xác định cơ cấu tỉ trọng chi mà nhà nước tham gia điều chỉnh, hướng dẫn các hoạt động Kinh tế- Xã hội nói chung và các hoạt động Khoa học - Công nghệ nói riêng theo đúng đường lối chủ trương của đảng và nhà nước đề ra. - Ngoài ra, thông qua chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển Kinh tế - Xã hội, nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát việc sử dụng các hoạt động chi đó cho các từng lĩnh vực cụ thể theo chủ trương đường lối đặt ra.

    KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM

    KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA NƯỚC TA

      Hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN được tổ chức từ trung ương đến địa phương đã đẩy mạnh phát triển KH&CN, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương. Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các chương trình, đề tài, dự án KH&CN đã bám sát hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN đã bước đầu được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai.

      Hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN bước đầu được tăng cường. Quyền tự chủ về hợp tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN được mở rộng.