MỤC LỤC
Kinh tế hàng hoá cần đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông thông suốt, hiện đại, nhanh và đảm bảo thuận lợi trong mọi thời tiết. Giao thông luôn gắn với nhịp độ cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người dân; đảm bảo cho mọi miền, mọi miền được kết nối, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi. Thủy lợi đảm bảo cho việc tưới tiêu, chống lũ lụt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, thực hiện chính sách an ninh lương thực, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Trong những năm qua, Nhà nước đã tập trung đầu tư cho hai lĩnh vực này khá lớn: hệ thống đường bộ nhất là tuyến quốc lộ đã được nâng cấp và mở ra nhiều tuyến đường mới, hầu hết các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã; hệ thống đường sắt đã được hiện đại hoá; nhiều cảng biển, cảng sông, sân bay được nâng cấp mở rộng và xây dựng mới..Hệ thống thuỷ lợi được hoàn thiện, nhiều hồ đập, kênh mương được xây dựng, chủ động tưới tiêu phục vụ nông nghiệp ở nhiều vùng mà trước đay rất khó khăn. Tuy nhiên, do chiến tranh tàn phá, do thiên tai lũ lụt vv..những công trình hạ tầng GT-TL bị ảnh hưởng, xuống cấp nghiêm trọng; thêm vào đó hiện tại nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng của nên kinh tế (đặc biệt là các công trình GT-TL) cần sớm xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng để tạo ra năng lực sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân vì vậy vốn đầu tư của NSNN phải dành một phần để phục hồi, nâng cấp những công trình đã có; và nhiều công trình xây dựng mới phải huy động các nguồn vốn khác hoặc kết hợp nhiều nguồn vốn (vốn của doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn ODA, vốn vay ngân hàng nước. Nhiều công trình, dự án nhóm A thuộc lĩnh vực GT-TL đã ghi kế hoạch 2001- 2005 nhưng chưa triển khai được vì thiếu vốn như: đường quốc gia xuyên Việt, trục giao thông nối các vùng kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng có vị trí chiến lược quan trọng để phát triển xuất khẩu, hội nhập; hệ thống đường giao thông vành đai biên giới phía Bắc, các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ, Tây Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tuyến giao thông nối với các huyện ở Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam.
Vì vậy, việc huy động thêm nguồn vốn để đầu tư cho các công trình phục vụ phát triển kinh tế nói chung và cho các công trình phát triển GT-TL quan trọng của đất nước nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, để giảm bớt gánh nặng cho NSNN cần thiết phải phát hành TPCP để đầu tư cho các công trình GT-TL quan trọng của đất nước với thời gian triển khai thực hiện tương đối dài hạn từ năm 2003 đến năm 2010 với tổng mức huy động là 110.000 tỷ đồng. Trong năm 2007, sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo, KBNN đã phối hợp với trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán thực hiện thành công hai đợt phát hành trái phiếu lô lớn theo kỹ thuật phát hành của các nước tiên tiến, nhằm cơ cấu lại thị trường trái phiếu,.
Kỹ thuật phát hành này đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo các nhà đầu tư, khối lượng vốn huy lớn, lãi suất thấp hơn so với các đợt phát hành cùng thời điểm, thể hiện hiệu ứng liên kết, hỗ trợ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, mở ra một trang mới cho sự phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.
Sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước cho phép chính quyền địa phương được huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đồng thời nâng tỷ lệ dư nợ trái phiếu đầu tư bằng 100% so với tổng mức vốn đầu tư XDCB của ngân sách tỉnh, nhằm nâng cao trách nhiệm tự chủ tài chính của chính quyền địa phương. Ngoài việc phát hành trái phiếu huy động vốn cho ĐTPT, đề nghị Chính phủ cho phép làm thí điểm việc bán có thời hạn một số công trình thuộc cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư cho các thành phần kinh tế khác quản lý, khai thác nhằm thu hồi vốn nhanh để đầu tư cho các công trình khác. Bên cạnh việc phát hành TPCP huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT, trong trường hợp đặc biệt, cần huy động một khối lượng vốn lớn trong một thời gian ngắn, có thể tổ chức các đợt phát hành công trái XDTQ với cơ chế phát hành, thanh toán đã được cải tiến, phục vụ nhanh chóng, thuận tiện cho người mua.
Từ tình hình trên, để thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cần soạn thảo một Nghị định chung về phát hành công trái xây dựng tổ quốc, theo hướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính quyết định khối lượng, lãi suất và thời điểm phát hành từng đợt để KBNN hướng dẫn việc tổ chức triển khai phát hành công trái XDTQ. Sau khi thành lập cơ quan quản lý nợ quốc gia, cơ quan này sẽ có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch huy động vốn cho ĐTPT, phù hợp với nhu cầu đầu tư của Nhà nước và khả năng của thị trường, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho NHNN. Thông qua việc tìm hiểu về các nhà đầu tư của Trái phiếu Chính phủ đó, cần xây dựng các chiến lược huy động cho từng nhà đầu tư; trong đó bao gồm các biện pháp đa dạng hóa các công cụ phát hành, các phương thức phát hành và thực hiện các biện pháp cụ thể hướng tới từng nhà đầu tư nhằm khuyến khích họ tích cực tham gia đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ.
Để thúc đẩy hoạt động của các tổ chức này thì Nhà nước cần có những quy định và giám sát cụ thể nhằm tạo cơ chế hoạt động minh bạch, rừ ràng; khuyến khớch thành lập cỏc cụng ty bảo hiểm, cỏc quỹ hưu trí…; hoặc miễn giảm thuế kinh doanh… Mặt khác, để huy động nguồn vốn dài hạn của các nhà đầu tư này cần có những công cụ huy động vốn phù hợp với thơi gian thực hiện nghĩa vụ của các nhà đầu tư theo như đặc điểm hoạt động của họ quy định. Tuy nhiên, do là các công cụ dài hạn nên sẽ không tránh khỏi những rủi ro ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tác động đến giá trị thực của Trái phiếu khi đến hạn; do vậy, cần phải xem xét phát hành các Trái phiếu Chính phủ vừa có kỳ hạn dài, vừa có các đặc điểm cân thiết để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư Trái phiếu, chẳng hạn như Trái phiếu có kèm theo các đặc điểm như: lãi suất thả nổi, Trái phiếu có mối quan hệ với lạm phát…. Thứ sáu, nghiên cứu các cơ chế cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài mua Trái phiếu Chính phủ để mở rộng khả năng huy động vốn của Chính phủ cho đầu tư phát triển; đồng thời thúc đẩy công tác huy động vốn vận động phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
•Đối với nhóm cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ phát hành, thanh toán trái phiếu: thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ, giúp cho nhóm cán bộ này có khả năng triển khai các nghiệp vụ phát hành mới, phục vụ nhanh chóng, thuận tiện cho người dân, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. • Xây dựng chương trình quản lý nợ Chính phủ, trong đó có một phần phục vụ công tác quản lý TPCP của KBNN, nhằm cung cấp thông tin quản lý về tình hình thị trường TPCP, đáp ứng các nhu cầu phát hành, thanh toán TPCP, đặc biệt là trái phiếu vãng lai bán lẻ qua hệ thống KBNN. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức trung gian tài chính kết nối trực tiếp với Sở GDCK tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc thanh toán chuyển giao trái phiếu và thanh toán chuyển tiền, kết nối với Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ nhằm thực hiện các quyền đối với chủ sở hữu trái phiếu như thanh toán gốc, lãi, cầm cố và chiết khấu trái phiếu trong các quan hệ tín dụng.