MỤC LỤC
Từ những lý thuyết đã được đưa ra ở trên cho thấy, sự phát triển của nền kinh tế tất yếu sẽ tác động rất lớn đến nông nghiệp nông thôn, mà người chịu ảnh hưởng trực tiếp là các lao động nông nghiệp ở khu vực này. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu đề tài lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay tại Bắc Ninh để nghiên cứu và tìm hiểu xem thực tế sự phát triển kinh tế ở Bắc Ninh đã có những ảnh hưởng như thế nào đến lao động nông thôn và từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng này.
Về thủy sản: Đối với việc chuyển dịch vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, tỉnh khuyến khích các địa phương chuyển những vùng gieo cấy lúa hiệu quả thấp sang quy hoạch, phát triển các mô hình kinh tế trang trại và nếu có các dự án khả thi, các đối tượng sẽ được hưởng các mức 100% kinh phí cho điều tra, khảo sát, thiết kế, quy hoạch, hỗ trợ 100% kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 100% kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu cống, trạm bơm cục bộ, đường điện, trạm điện. Các ưu đãi và khuyến khích các hoạt động tiêu thụ nông sản thực phẩm mà tỉnh thực hiện: Các đơn vị kinh tế và cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương hướng ứng trước vốn, nếu thực hiện đúng hợp đồng, sẽ được hỗ trợ như sau: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay để ứng trước theo hợp đồng ( thời gian tính bằng thời gian hợp đồng ứng trước vốn theo chu kỳ sản xuất của cây, con nhưng tối đa không quá 6 tháng cho 1 lần). Tuy nhiên, cuối năm 2008 đến nay các làng nghề đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (bắt đầu từ Mỹ) làm các làng nghề nước ta nói chung và làng nghề của tỉnh rơi vào cảnh chợ chiều, các làng nghề đang đứng trước nguy cơ phá sản các sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, lao động làm việc tại các làng nghề này trước đây thì hiện nay phải tạm nghỉ… Theo phân tích của các nhà kinh tế, sở dĩ có tình trạng này là do các làng nghề hiện nay thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường.
Hiệu quả của sàn giao dịch việc làm phát huy tốt, số lượt người truy cập tra cứu thông tin và số người được tư vấn ngày một tăng cao, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 97650 lượt người tham gia, 1728 lao động được giải quyết việc làm tại sàn giao dịch, hiệu quả của sàn giao dịch việc làm đã rút ngắn khoảng cách giữa người lao động và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH của tỉnh. Đó là các chương trình khuyến nông, hỗ trợ nông dân sản xuất, các chương trình tập huấn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, chương trình nông dân sản xuất giỏi để khuyến khích nông dân sản xuất… Các chương trình này khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn và năng động sáng tạo hơn trong quá trình sản xuất.
Đưa nhanh giá trị tổng sản phẩm thu nhập trên 1ha canh tác thông qua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và tăng hệ số sử dụng đất. Nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Đưa chăn nuôi thành ngành chính, phát triển đàn lợn nạc, bò sữa, khai thác triệt để mặt nước và chuyển vùng trũng trồng lúa bấp bênh sang nuôi thuỷ sản.
Tổ chức các chương trình hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật chăn nuôi… tổ chức các chương trình phòng chống dịch bệnh hại ở cây trồng và ở vật nuôi. Chương trình trợ cấp cho sản xuất của nông dân hoặc các chương trình trợ cấp chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, bằng các hình thức như là trợ giúp nông dân hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích khác.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã phản ánh được sự thay đổi về chất của nền kinh tế và tác động tích cực làm cho ngoại thương phát triển, tích lũy tài sản và đầu tư tăng, tốc độ gia tăng dân số và tỷ lệ sinh giảm, giải quyết việc làm, đời sống dõn cư được cải thiện rừ rệt, đẩy nhanh tốc độ đụ thị húa, (giúp nền kinh tế phát triển bền vững). Cơ cấu ngành nghề có sự chuyển dịch như vậy là do cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn của tỉnh cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông. Trong đó, nhiều vùng cho giá trị sản xuất cao, điển hình là vùng sản xuất hành tỏi ở Bình Dương (Gia Bình), An Thịnh (Lương Tài) đạt 20 – 30 triệu đồng/ha/vụ, vùng khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân (Quế Vừ) đạt doanh thu từ 45 – 55 triệu đồng/ha/năm, vựng cà chua ở Yờn Phong cho thu hoạch trên 50 triệu đồng/ha/vụ đông, vùng hoa cây cảnh ở Phú Lâm (Tiên Du) doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/năm, mô hình hoa đồng tiền ứng dụng công nghệ cao ở Đình Bảng – Từ Sơn cho doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.
Số lao động nông thôn của Bắc Ninh phân theo các ngành nghề: tổng số năm 2006 là: 435 274 người, trong đó 209 617 người làm việc trong ngành nông nghiệp và 186 người làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp, 8 203 người làm việc trong lĩnh vực thủy sản còn lại là những lao động làm việc trong ngành công nghiệp ở nông thôn. Nhờ sự chuyển dịch cơ cấu lao động nên thu nhập của các hộ gia đình vì thế cũng có sự thay đổi, nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình hiện nay ở nông thôn không phải chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển sang là thu nhập từ các ngành nghề dịch vụ hoặc công nghiệp. Những lao động khi có những yếu tố bất lợi xảy ra với họ, những lao động có trình độ chuyên môn không cao nên họ sẽ khó lòng đứng vững trước những tác động xấu, ví dụ như khủng hoảng kinh tế… Vì vậy mà nhà nước và địa phương cần có những chính sách để bảo vệ họ khỏi những tác động này, ví dụ như bảo hiểm thất nghiệp ( sắp được ban hành và thực hiện).
Tác động của quá trình Đô thị hóa đất các mặt của sản xuất: Đất nông nghiệp bị thu hẹp, gây ô nhiễm môi trường sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, tác động đến tâm lý của người lao động, tác động đến phong tục tập quán và những bản sắc văn hóa.
Cục hành chính đất đai của tỉnh cũng phải liên kết với các cục, sở khác để có quy hoạch và quản lý phù hợp, hiệu quả ví dụ như sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh để tìm hiểu xem vùng nào có thể quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác và vùng nào là vùng sản xuất chuyên canh và có tính chất thổ nhưỡng đặc trưng không thể chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sang mục đích khác. Sự tham gia nhiệt tình trong công tác đào tạo nghề của các công ty hay doanh nghiệp có thể được biểu hiện qua các hình thức như là đầu tư góp vốn, tài trợ, học bổng hoặc cử những nhân viên của mình trực tiếp tham gia giảng dạy ở các trường hoặc trung tâm dạy nghề này để có nhứng hướng nghiệp kịp thời cho những lao động được đào tạo nghề tại đây. Doanh nghiệp cần liên kết với các hiệp hội, chính quyền địa phương để thực hiện các chương trình hướng nghiệp và hướng dẫn tham gia các khóa đào tạo nghề cho người lao động nông nghiệp nông thôn, nhất là những lao động nông nghiệp bị mất đất trong quá trình quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích khác.
Doanh nghiệp cũng cần có những chương trình hỗ trợ cho các lao động học nghề để tạo niềm tin cho lao động nông nghiệp nông thôn khi họ tham gia học nghề để họ có khả năng cũng như tăng thêm động lực về đầu ra của học nghề, để họ tích cực tham gia học tập, tương lai có thể làm việc cho công ty hay doanh nghiệp mình. Đầu tư cho giáo dục đối với tất cả các địa phương, kể cả nông thôn và thành thị, đặc biệt là nông thôn cần có sự đầu tư nhiều và lâu dài để nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn của các lao động tại đây, chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn từ đó được nâng lên.