MỤC LỤC
Vốn của trang trại do nhiều nguồn tạo nên, như vốn của nông hộ tích luỹ thành vốn cho trang trại; vốn vay; vốn cổ phần; vốn liên kết; vốn trợ cấp khác; nhưng trong trang trại gia đình thì nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu được tích luỹ theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài". Sức lao động của các trang trại cũng do nhiều nguồn, của trang trại thuê mướn ngoài, nhưng trong trang trại gia đình, lao động chủ yếu là lao động thời vụ, lao động thuê thường xuyên chỉ có ở trang trại gia đình có quy mô lớn, kinh doanh sản phẩm mang tính liên tục như trồng hoa, trồng rau, chăn nuôi bò sữa….
+ Khuyến khích mọi hình thức kinh doanh của trang trại, nhưng tập trung phát triển các lâm trại, các trang trại chuyên môn hóa cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc… ở các vùng trung du và miền núi. Đối với vùng đồng bằng, nên khuyến khích các trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến… Đối với vùng ven biển, khuyến khích các trang trại nuôi trồng thuỷ sản, hải sản.
Tuy nhiên, do nhu cầu hàng hoá nông sản ngày càng tăng lại được thừa hưởng những thành quả của khoa học kỹ thuật, áp dụng trình độ cao vào sản xuất, dùng máy móc hiện đại nên quy mô trang trại đã được tăng lên phù hợp với yêu cầu khoa học kỹ thuật. Thời kỳ 1976 - 1986: Sau khi cả nước thống nhất, bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, là thời kỳ thực hiện chủ trương cải tạo nông nghiệp, lấy nông nghiệp là cơ sở để phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo tự túc lương thực thực phẩm và hướng tới xuất khẩu.
Trải qua thực tế sản xuất đã nhận ra rằng hiệu quả cuối cùng của các xí nghiệp nông nghiệp đều thấp hơn của các trang trại gia đình quy mô vừa và nhỏ, cho dù phần lợi nhuận thu từ bóc lột lao động làm thuê ở các xí nghiệp nông nghiệp là khá lớn, thực tiễn điều đó đã được C.Mác thừa nhận "ngay ở nước Anh, với nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không sử dụng lao động làm thuê". Có bằng tốt nghiệp nông học, có kiến thức về kinh tế, pháp luật, thị trường… Với một nền tảng kiến thức và kinh nghiệm dầy dặn, một nền khoa học kỹ thuật phát triển, những chủ trang trại đã biết tự hoạch định cho mình những chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp cho trang trại mình như một giám đốc xí nghiệp.
Qua bảng 2.4, tình hình kinh tế của huyện nhà có những bước phát triển nhất định cả về sản lượng và giá trị, cơ cấu giữa các ngành sản xuất thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Trên địa bàn huyện có các nhà máy lớn như: công ty Giấy Bãi bằng, các khu công nghiệp, cơ sở chế biến, các làng nghề truyền thống… đã có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua.
Với cơ chế chính sách ra đời tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển nhanh và mạnh, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện. Cơ cấu các mô hình kinh tế trang trại của huyện, chăn nuôi đang là hướng đi chủ yếu của các trang trại hiện nay chiếm 40% (12 trang trại), trang trại trồng cây ăn quả chiếm 33,34% (10 trang trại) còn lại là 2 mô hình trang trại thuỷ sản và trang trại kinh doanh tổng hợp.
Do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp đồng thời việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, lao động đa số phải làm việc trực tiếp bằng những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng, liềm… trong các việc như: dãy cỏ, phun thuốc, thu hoạch… Bình quân các trang trại có 4,91 người / hộ, cao hơn mức bình quân chung của toàn huyện là 4,19 người / hộ (2006). Vốn vay ngân hàng bình quân là 20triệu đồng / trang trại (bằng. Mô hình 2 với lượng vốn đầu tư lớn nhất trong các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, với lượng vốn bình quân là 594,68triệu đồng / trang trại. Mô hình 3 là mô hình nuôi trồng thuỷ sản với lượng vốn đầu tư bình quân là 89,32triệu đồng / trang trại, mô hình này có tổng số vốn đầu tư thấp nhất trong các mô hình KTTT nghiên cứu. tổng số vốn), còn lại là vốn vay. Cũng như bất kỳ một ngành sản xuất nào khác, một thành phần kinh tế nào khác, để mang lại lợi ích cao nhất cũng cần đánh giá hiệu quả dựa trên những chỉ tiêu cơ bản của ngành sản xuất, ở các trang trại không chỉ đòi hỏi có diện tích đất đai lớn, lao động nhiều và nguồn vốn dồi dào mà cần các yếu tố khác đảm bảo hiệu quả vượt trội so với các thành phần kinh tễ khác.
Chương trình phát triển KTTT trong những năm qua được phát triển rộng khắp ở các xã, thị trấn do có chính sách đổi mới của Đảng, cơ chế điều hành và quản lý của Nhà nước; các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đất đai tuy đã được giao cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ổn định, lâu dài nhưng còn manh mún, phân tán, chưa tạo thành vùng tập trung, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống thuỷ lợi như hồ đập, mương phai dâng nước chưa đáp ứng, thiếu nguồn nước tưới.
Mặc dù vậy, các trang trại đã tạo ra một lượng sản phẩm lớn, giải quyết nhu cầu lao động của nhân dân và lượng lao động dư thừa, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện đời sống của nông dân địa phương, tạo ra mô hình sản xuất kinh doanh có nhiều điểm vượt trội so với kinh tế hộ nông dân và ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong nền kinh tế. Để có sự phát triển của các trang trại ngày càng đa dạng và hiệu quả, tận dụng được hết những nguồn lực sẵn có và cơ sở vật chất bên ngoài cần có những biện pháp khắc phục khó khăn, giải quyết những tồn đọng.
Các trung tâm nghiên cứu cần tập trung ưu tiên ứng dụng những thành tựu công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học nhằm tạo lai, tuyển chọn giống cây, con mới có chất lượng cao và có giá trị kinh tế nhằm tạo bước phát triển mới về chất lượng trong nông nghiệp, cụ thể là giống lợn có tỷ lệ nạc cao; gà, ngan siêu thịt; cá chất lựơng cao… Ngoài ra cần ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và các khâu phơ sấy, chế biến nông sản, ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh gây hại cho vật nuôi và cây trồng. Nhiệm vụ của một số cán bộ này là tuyên truyền và phổ biến cũng như vận động, hướng dẫn tập huấn các chủ trang trại và người lao động có đủ khả năng ứng dụng các tiến bộ KH - CN về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm, công nghệ chế biến nông, thuỷ sản theo quy mô vừa và nhỏ sử dụng các thiết bị cơ giới phù hợp trong khâu làm đất, vận chuyển, bơm nước…Bên cạnh ngân sách của Nhà nước đầu tư cho khuyến nông, cần xây dựng các chính sách thu hút vốn của các ngân hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, và nguồn tài trợ quốc tế tham gia công tác này. Phát huy vai trò của các trung tâm, các Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, trong các lĩnh vực nghiên cứu lai tạo giống mới có năng suất và phẩm chất tốt, phù hợp với thị trường, nghiên cứu các biện pháp canh tác tân tiến, nghiên cứu áp dụng các loại máy móc thiết bị phù hợp… Các cơ quan này cần theo dừi sỏt sao nhu cầu của cỏc trang trại, liờn kết với cỏc trang trại để xỏc định cỏc mụ hình chuyển giao kỹ thuật mới cho người nông dân trong huyện.
NHỮNG ĐỀ SUẤT VÀ KIẾN NGHỊ