Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Công ty chứng khoán Thăng Long

MỤC LỤC

Chất lượng công ty cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán

Có thể hiểu chất lượng tư vấn cổ phần hóa của của công ty chứng khoán là khả năng của công ty chứng khoán trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiến đến cổ phần hóa một cách thuận lợi, nhằm thu được lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể thay đổi cơ cấu tổ chức từ quản lý nhà nước sang cơ chế quản lý của công ty cổ phần, nhằm cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Với bề dày kinh nghiệm qua mấy năm vừa qua, cùng với sự phát triển không ngừng về số lượng của các công ty chứng khoán( từ 15 công ty chứng khoán ban đầu hiện tại đã tăng lên 47 công ty chứng khoán), các doanh nghiệp sẽ ngày càng có nhiều sự lựa chọn và đặt lòng tin vào các tổ chức tư vấn cổ phần hóa là các công ty chứng khoán.

Khái quát chung về công ty chứng khoán Thăng Long 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Với nguyên tắc phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn, trung thực, hiệu quả và đạt trình độ chuyên môn cao, Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) Chứng Khoán Thăng Long mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan hữu trách, sự hợp tác, sự hỗ trợ của quý khách hàng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Cơ cấu vốn phù hợp với tính chất công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán, tuy nhiên cần thiết phải tăng vốn điều lệ và vốn kinh doanh trong thời gian tới để đáp ứng mục tiêu và kế hoạch phát triển của công ty khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo là phát nhanh trong thời gian tới với sự tham gia ngày càng đông các khách hàng cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước.

Bảng 1: Doanh thu từ năm 2002-2006
Bảng 1: Doanh thu từ năm 2002-2006

Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty chứng khoán Thăng Long

Ngân hàng TMCP Quân Đội với tư cách là chủ sở hữu công ty, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty như: bổ nhiệm , miễm nhiệm, cách chức chủ tịch hội đồng quản trị của công ty, phó chủ tịch hội đồng quản trị của công ty, các quyết định tăng giảm vốn điều lệ công ty, các quyết định về các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ công ty, các quyết định về việc sử dụng lợi nhuận công ty, các quyết định tổ chức lại công ty…. • Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến quản lý công ty và hoạt động của công ty trong những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty như : quyết định các chiến lược phát triển công ty, các quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị , công nghệ, quyết định các dự án đầu tư, các khoản vay có giá trị từ 10% vốn điều lệ công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm hay miễn nhiễm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc các chi nhánh, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty, thành lập hay giải thể các chi nhánh văn phòng đại diện công ty, gia hạn thời gian hoạt động cuả công ty…….

Các hoạt đông cơ bản của công ty chứng khoán Thăng Long

• Khách hàng có thể ứng trước tiền khi thực hiện bán chứng khoán, thay vì thời hạn thanh toán 3 ngày theo quy định: theo quy định của TTGDCK khi lệnh bán chứng khoán được thực hiện thì 3 ngày sau (ngày T+3) tiền bán chứng khoán mới được ghi có vào tài khoản giao dịch của khách hàng, tuy nhiên khách hàng của công ty có thể nhận được tiền bán chứng khoán ngay ngày bán chứng khoán (ngày T) với mức phí là 0.15% trên tổng số tiền mà khách hàng nhận. • Tư vấn xử lý các vấn đề tài chính của doanh nghiệp: do trên thực tế, có một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo chỉ định của cấp trên, nên bị thụ động và thường gặp phải các vấn đề về tài chính ( như các vấn đề liên quan đến công nợ của doanh nghịêp, liên quan đến các tài sản là bất động sản của doanh nghiệp.

Công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán

Quy trình công tác tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của công ty chứng khoán

Thông thường khi chuyển đổi từ hinh thức DNNN chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp khi cổ phần hoá xong không tránh khỏi những bỡ ngỡ, công ty chứng khoán với tinh chuyên nghiệp và đội ngũ chuyên viên có trình độ và kinh nghiêm trên thị trường tài chính sez giúp doanh nghiệp có những kế hoạch để đảm bảo thành công sau cổ phần hoá. - Tư vấn tài chinh doanh nghiệp sau cổ phần hoá: Khác với các doanh nghiệp nhà nước có một cơ cấu tài chính thụ động, việc huy động, phân phối nguồn vốn trở thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mới tiếp cận nguồn vốn mới và đa dạng hơn: Vay vốn ngân hàng, phát hanh trái phiếu doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, … song vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên huy động những nguồn vốn nào và xác định cơ cấu tài chinh hợp lý.

Sơ lược về công ty vận tải Biển Bắc trước và sau khi cổ phần hoá 1. Tình hình chung của doanh nghiệp

NOSCO có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm chuyên chở hàng bằng đường sông, 5 đoàn tàu sông với tổng trọng tải 4.000 T chuyên chở than điện, xi măng, clinker cho các Nhà máy điện, Công ty Xi măng,… với doanh thu trung bình trên 1tỷ/đoàn/ năm là một con số rất cao trong lĩnh vực vận tải sông.  Do những khó khăn khách quan như dịch cúm gia cầm, thiên tai, bến bãi đỗ tàu,… phía Trung Quốc đã đóng cửa khẩu hạn chế khách du lịch qua cửa khẩu Móng Cái đã làm ngưng trệ kinh doanh vận tải hành khách bằng đội tàu cao tốc của Công ty và đội tàu của các công ty khác khai thác trên vịnh Hạ Long và tuyến Hải Phòng- Móng Cái.

2.5.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty trước khi cổ phần hoá
2.5.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty trước khi cổ phần hoá

Tỷ suất sinh lời

Tỷ suất LN sau thuế/Nguồn vốn

 Đổi mới, mở rộng ngành nghề SXKD song song với đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực SXKD; Kịp thời bổ sung những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu, có hiệu quả kinh tế cao như đầu tư tầu hàng khô có tải trọng lớn có khả năng khai thác trên những tuyến quốc tế xa, đầu tư vận chuyển tàu dầu, tàu Công ten nơ…; Tiếp tục củng cố, hoàn thiện những ngành nghề đã có, đặc biệt là xuất khẩu lao động, phải mở được thị trường mới ngoài những thị trường truyền thống, phải mở rộng ngành nghề xuất khẩu có công nghệ cao ngoài xuất khẩu lao động giúp việc hay lao động phổ thông có thu nhập thấp; Mạnh dạn tổ chức, cơ cấu lại khai thác kinh doanh dịch vụ du.  Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; Xây dựng các chính sách phù hợp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu phát triển, đặc biệt là có chính sách thoả đáng, dài hạn để củng cố, thu hút, đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Công ty không để xảy ra tình trạng thiếu hụt những sỹ quan, thuyền viên có chuyên môn cao, năng lực tốt, có tâm huyết với nghề nghiệp cho đội tàu biển hiện có và sẽ có.

2.5.3.3. Sơ đồ Công ty sau khi cổ phần hoá
2.5.3.3. Sơ đồ Công ty sau khi cổ phần hoá

Đánh giá công tác tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại công ty chứng khoán Thăng Long

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp nhà nước có khó khăn vê tài chính, lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ, nợ phải trả lớn, thợ phải thu khó đòi, hoặc không đủ hồ sơ, nhiều tài sản vật chất kém phẩm chất, lạc hậu về kỹ thuật, sản phẩm có chất lượng không cao cho nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư khi triển khai thực hiện cổ phần hoá. Việc định giá là công việc quan trọng nhất trong quá trình cổ phần hoá, kết quả đánh giá doanh nghiệp có tác dụng trực tiếp đến hiệu quả của việc cổ phần hoá tác động đến những công đoạn khác của cổ phần hoá, như bán cổ phần lần đầu, giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Định hướng phát triển của Công ty chứng khoán Thăng Long 1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Thăng Long

Với mục tiêu trở thành Công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam công ty Chứng khoán Thăng Long đã đề ra những mục tiêu cụ thể cho con đường phát triển của Công ty mình. Trong những năm tới Thăng Long quyết tâm sẽ chiếm được một thị phần lớn trên thị trường, ngoài những điểm mạnh trên thì Thăng Long cũng chú trọng quan tâm đến những nghiệp vụ khác.

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Thăng Long

Các doanh nghiệp Nhà nước khi tìm Công ty chứng khoán giúp đỡ mình trong công việc tư vấn cổ phần hoá cũng một phần nhìn vào năng lực tài chính của công ty.Hiện nay so với các công ty chứng khoán lớn trên thị trường thì vốn điều lệ của công ty chứng khoán Thăng Long vẫn còn hơi thấp mặc dù đã qua nhiều lần tăng vốn điều lệ. Trong một công ty chứng khoán thì các nghiệp vụ đều có liên quan chặt chẽ với nhau, bởi vậy nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá cũng không ngoại lệ cần có mối quan hệ với các nghiệp vụ khác như phân tích đầu tư, từ đó tư vấn cổ phần hoá mà công ty có thể tư vấn thêm cho khách hàng thông tin một cách chính xác về thị trường, từ tư vấn cổ phần công ty cũng có thể cung cấp thêm cho khách hàng tư vấn niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Kiến nghị

Tuy nhiên, do yêu cầu chất lượng ngày càng cao từ phía khách hàng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh đặc biệt tài chính là lĩnh vực luôn chuyển động và biến đổi không ngừng nên các chuyên viên tư vấn phải liên tục nâng cao về kiến trúc tư vấn, về khả năng thuyết phục khách hàng. Xây dựng cơ chế khuyến khích tổ chức tư vấn thực hiện trọn vẹn quy trình từ tư vấn định giá doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hoá, bán đấu giá cổ phần và niêm yết, đăng ký giao dịch trên các TTGDCK để đảm bảo quá trình cổ phần hoá gắn với niêm yết và quá trình cổ phần hoá diễn ra thông suốt, liên tục, tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức bỏ ra.