Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội: Tập trung đầu tư tài sản lưu động và dự án khả thi

MỤC LỤC

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

Theo bảng số liệu trên thì ngành thương mại dịch vụ chiếm khoảng 43% tổng dư nợ của toàn chi nhánh, ngành xây dựng bao gồm chủ yếu là xi măng và kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 30.4%, tiếp theo đó là ngành công nghiệp chiếm khoảng 14% trong đó tập trung chủ yếu là hai ngành điện và thép. Xu hướng của ngân hàng trong thời giam tiếp theo là tập trung cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào tài sản lưu động song song với việc cho vay các khoản dài hạn đối với các dự án thực sự khả thi. Theo đó, trong các năm tiếp theo chính sách của ngân hàng là tập trung cho vay các DNVVN nhỏ làm ăm có hiệu quả để phát triển tránh tình trạng cho vay dàn trải mà không hiệu quả như trong những năm vừa qua.

Nhìn chung tốc độ quay vòng vốn của chi nhánh là khá tốt, nó thể hiện được sự tham gia của đồng vốn chi nhánh cung cấp cho các DN đã tham gia vào nhiều quá trình sản xuất của nhiều DN trong một năm. Trong tình trạng hiện nay các ngân hàng thương mại đang tìm mọi cách để huy động vốn, tình trạng thiếu vốn để cho vay không chỉ xuất hiện ở các doanh nghiệp mà trong các ngân hàng cũng vậy, tuy nhiên trong từng giai đoạn, có khi nguồn vốn của ngân hàng lại bị ứ đọng không cho vay được. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời để phát triển hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả, trong những năm qua NHNNo &PTNT Hà Nội không chỉ quan tâm đến các DN lớn mà còn chú ý và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN, đáp ứng đủ vốn cần thiết cho các DNVVN trên địa bàn và thực hiện tốt các chỉ thị cho vay đối với khu vực kinh tế này.

Trở lại bảng số liệu 2.8 về kết cấu dư nợ và nợ xấu của các TPKT ta thấy nợ xấu DNVVN gấp 1.6 lần nợ xấu của các DN lớn mặc dù hiện nay vẫn còn một số vốn lớn ứ đọng trong các DN lớn, đặc biệt là trong các công ty TNHH lớn. Mặc dù nguồn vốn huy động lớn hơn nhiều so với tổng dư nợ, nhưng trong một số thời điểm nhất định chi nhánh vẫn lâm vào tình trạng thiếu nguồn, sở dĩ như vậy là do cơ cấu của nguồn và cơ cấu dư nợ không đáp ứng được cho nhau. Trong khi, nhu cầu vay ngắn hạn của khách hàng là cao hơn nhiều so với trung và dài hạn thì nguồn vốn huy động được sử dụng phục vụ cho yêu cầu này lại không đủ, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn tạm thời, làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng và cũng có thể gây mất cảm tình với khách hàng, giảm thị phần tín dụng của ngân hàng.

Sở dĩ như vậy là do việc đánh giá tài sản đảm bảo còn chưa hợp lý, quá thấp so với giá trị thực của nó.Thực trạng này yêu cầu ngân hàng Nhà nước cần đưa ra một khung giá hợp lý hơn trong việc định giá tài sản đảm bảo. Có tình trạng như vậy là do các cán bộ tín dụng chỉ nắm bắt được các thông tin về khách hàng thông qua những gì mà họ cung cấp chứ chưa đi sâu vào thực tế để kiểm tra, phân tích từ đó đưa ra quyết đinh cho vay hay không. Tuy nhiên, do hệ thống thông tin liên ngân hàng của nước ta hiện nay của nước ta còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin của các ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHNNo &PTNT Hà Nội nói riêng.

Đối với các doanh nghiệp, ngoài vốn tự có đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì các tài sản đảm bảo có giá trị rất nhỏ mà nhu cầu vay vốn lại lớn nên đây chính là lý do mà các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng. Khả năng quản lý vốn vay của các doanh nghiệp còn chưa hiệu quả, khi ngân hàng cấp ra một khoản vay thì luôn yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng khoản vay đúng mục đích và có hiệu quả, Tuy nhiên, các doanh nghiệp trình độ quản lý, kiến thức, năng lực của người quản lý còn thấp, khả năng ứng phó trước những biến động của thị trường còn hạn chế chưa linh hoạt. Mặt khác các doanh nghiệp thường không có các kế hoạch tài chính dài hạn chỉ quen sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ nên việc nắm bắt thông tin trên thị trường kém, cạnh tranh trên thị trường không cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh không hiệu quả, hơn nữa trình độ, kĩ năng lập dự án trình bày phương án sản xuất kinh doanh chưa tốt…vì thế Ngân hàng thường không muốn cho các doanh nghiệp vay vốn với số lượng lớn bởi khi đó khả năng trả nợ không được đảm bảo.

Để có được số vôn vay của ngân hàng thì các doanh nghiệp thường ghi tăng, hiệu quả hoá các số liệu trong báo cáo tài chính dẫn đến những sai lầm trong công tác thẩm định, đánh giá của cán bộ ngân hàng về doanh nghiệp. Mặc dù đã có nhiều hành lang pháp lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế hiện nay, đôi khi vẫn có sự chồng chéo gây khó khăn trong hoạt động.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn huy động.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn huy động.