MỤC LỤC
Thực chất phương pháp đo tính dẫn điện của sữa cũng dùa theo lượng thay đổi tế bào thân trong sữa đó là sự tổng hợp các biến đổi trên ion âm (anion) và ion dương (cation) trong sữa gõy ra bởi sự lõy nhiễm vi khuẩn trờn cỏc tuyến (về nguyên tắc là sự gia tăng của Na và Cl và sự giảm tỷ lệ của K ) được phản ánh trong sù thay đổi giá trị EC. Giá trị độ dẫn điện tuyệt đối xác định cho sữa từ toàn bộ 4 vú có thể so sánh với một giá trị ngưỡng rót ra từ kinh nghiệm lấy mẫu bao quát, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới EC từ lần vắt sữa này đến lần vắt sữa khác, nhưng chỉ có những viêm nhiễm bên trong bầu vú là dễ ảnh hưởng tới EC của từng bầu vú riêng biệt.
- Renaral (1996) đã đưa ra hai loại chế phẩm mới của Spiramycin trong điều kiện viêm vú bò có Staphylococcus có hiệu quả là Pharmacokinetic và phamacodynamic với liều 20.000 UI /kg p cho mỗi ngày và liên trình 3 ngày. Các nghiên cứu cho thấy rằng sự nhiễm bệnh do vi khuẩn môi trường giẩm 50% , hơn nữa nhúng núm vú sẽ vô trùng nhanh chóng đồng thời ta cũng phải làm khô hoàn toàn núm vú trước khi vắt sữa để tránh các chất sát trung tồn dư và ô nhiễm vào sữa. Vì những yếu tố này có thể góp phần gây ra sự nhiễm trùng do máy vắt cao hơn bất kỳ yếu tố nào khác, nếu cốc vắt sữa tuột ra cùng với lúc mở của núm vú các hạt sữa nhỏ có thể gây tác động trở lại bầu vú mang theo vi khuẩn gây viêm vó.
Chỉ nên tháo máy vắt sữa ra khi vú cuối cùng đã cho sữa , nhưng chân không phải luôn được ngắt trước khi tháo cốc vắt sữa ra , khi tháo cốc vắt sữa ra mà không đóng chân không thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng.
Sữa có giá trị dinh dưỡng đặc biệt vì trong sữa có chứa đầy đủ các axit amin không thay thế, axit béo, muối khoáng và một số nguyên tố vị lượng chúng hoà tan trong nước ở mức độ khác nhau. Mặc sữa chiếm từ 80 - 90% là nước nhưng nó lại có đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng nh : Muối khoáng vitamin, chất béo đường. Năng lượng mà sữa người và sữa bò cung cấp là nh nhau , lượng acidamin và axit béo có hơi khác nhau không đáng kể , Lượng khoáng và vitamin trong các loại sữa là khác nhau.
Mặc dù các chất trong sữa người và sữa bò khác nhau nhưng tất cả các loại sữa này đều là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khoẻ của con người.
Sữa bổ sung và tất cả các chế độ ăn uống và có giá trị rất lớn cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên việc tiêu hoá sữa sẽ là mộ trở ngại lớn cho những người không có men Lactose - men phân huỷ Lactose trong sữa.
Vì 85% tổng thiệt hại của viêm vú lâm sàng là do sản lượng sữa giảm và sữa bị loại bỏ, do đó điều quan trọng là phải cố gắng giảm tỷ lệ viêm vú lâm sàng mới hơn là cố gắng giảm tiêu tốn trực tiếp cho việc chữa trị viêm vú bò. - Theo tác giả Nguyễn Ngọc Nhiên( 1986 ) đã tiến hành phân lập vi khuẩn từ các mẫu sữa nghi vấn, kết quả cho thấy tỷ lệ viêm vú theo phương pháp phi lâm sàng là 27,4% và các vi khuẩn phân lập được là Staphylococcus aureus, Steptococcus uberic, Steptococcus agalactiae, E.coli và Klepsiella. - Theo Lưu Quỳnh Hương và Trần Thị Hạnh(2002) phân lập những mẫu sữa của bò nghị bị mắc bệnh viêm vú ở hộ nông dân ngoại thành Hà Nội kết quả cho thấy( 25 - 33%) mẫu phân tích có Staphylococcus aureus và 16,7% có Staphylococcus môi trường( CNS).
Những tỷ lệ phân lập được Streptococcus agalactiae và Streptococcus môi trường( OS) ở các mẫu sữa lại không nhiều(10%) điều này chứng tỏ bệnh viêm vú xảy ra do liên cầu khuẩn Ýt xảy ra thấp ở bò sữa nuôi ở các nông hộ.
Kết quả thử tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh của một số chủng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu sữa.
Phản ứng CMT cho phép xác định kết quả bằng mắt thường ở 5 mức độ khác nhau với các thang điểm âm tính, nghi ngờ và dương tính có thể có thể thích hợp giúp cho chủ vật nuôi bò sữa bình thường cũng có thể giám sát được tình trạng sức khoẻ của các bầu vú. Phương pháp đo độ dẫn điện của sữa cũng là một phương pháp dễ thực hiện được thực hiện hoàn toàn bằng máy và thông qua số liệu hiện lên trên máy ta có thể xác định được vó nào bị viêm, hay cả bầu vú bị viêm, và cũng nhờ phương pháp này mà chúng ta có thể phát hiện được bệnh viêm vú phi lâm sàng một cách sớm nhất chỉ sau 4 - 6 giê khi vi khuẩn bắt đầu xâm nhập và tấn công vào bầu vú. Sau khi nhận biết khuẩn lạc của các vi khuẩn trên thạch máu và các đặc điểm hình thái của chúng, tiến hành kiểm tra các đặc tính sinh hoá cơ bản, sử dụng một số biện pháp để phân biệt một số loại vi khuẩn.
- Phản ứng CAMP(+): Xuất hiện vùng dung huyết hoàn toàn hình mòi tên nơi tiếp giáp giữa đường cấy Streptococcus với vùng dung huyết β của S.aureus chứng tỏ chủng mang thử là Streptococcus agalactiae.
Nguyên lý của phản ứng: Các chủng S.aureus trong quá trình sống có khả năng tiết ra một số men coagulase phân giải Fibrinogen thành Fibrin làm đông huyết tương của một số loài động vật. Lấy một khuẩn lạc điển hình của vi khuẩn cần phân biệt trộn với giọt nước sinh lý trên một lam kính vô trùng, dùng que cấy lấy một vòng huyết tương thá đã được chống đông trộn đều với hỗn hợp trên. Hót vào ống nghiệm 0,5ml huyết tương thá, lấy một khuẩn lạc nghi ngờ S.aureus trộn với dung dịch trong ống nghiệm.
Trong trường hợp nếu cần kết quả nhanh ta có thể làm theo phương pháp sau: Dùng tăm bông vô trùng lấy một phần của khuẩn lạc rồi ria cấy trên môi trường thạch Muller - Hinton, để tủ Êm 37 C trong vòng 24 giê.
Thọ Xuân là một trong những huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá với 3/4 diện tích là đồi núi thấp, đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và đồng cỏ phục vụ cho nghành chăn nuôi đặc biệt là nghành chăn nuôi bò sữa. Mét trong những chủ trương và giải pháp lớn của nhà nước trong việc đổi mới cơ cấu kinh tế đất nước là "phát triển công nghiệp toàn diện, nhanh chóng phát triển đàn bò sữa, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm ổn định đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới tạo công ăn việc làm cho người lao động”. Qua thực tế cho thấy ở Thọ Sơn - huyện Thọ Xuân tỷ lệ viêm vú phi lâm sàng vẫn khá cao(33,20%) do ở đây tập trung một số cơ sở chăn nuôi bò sữa lớn và trung bình vì vậy công tác vệ sinh chuồng trại quản lý không được kỹ lưỡng cộng với việc vắt sữa bằng máy.
Qua kết quả thử tính mẫn cảm ở bảng 6 với một số loại kháng sinh cho thấy chủng Staphylococcus mẫn cảm cao nhất với Oxytetracylin chiếm tỷ lệ 83,92%, tiếp đến là Neomycin (80,35%) và Penicillin G cũng vẫn còn tính mẫn cảm cao chiếm tỷ lệ 78,57%. Qua kết quả thử nghiệm tính mẫn cảm với kháng sinh của một số chủng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu sữa chúng tôi rót ra kết luận: Nên sử dụng 2 loại kháng sinh Oxytetracylin và Neomycin để điều trị bệnh viêm vú cho bò sữa là có hiệu quả cao nhất trong số các kháng sinh đem thử trong nghiên cứu này. Ngoài hai loại kháng sinh trên, kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy có thể sử dụng Penicillin G để điều trị bện viêm vú bò sữa bởi vì 78,57% số chủng Staphylococcus đem thử mẫn cảm với loại kháng sinh này, tiếp đến là Streptococcus với tỷ lệ 61,90% và E.coli với tỷ lệ là 28,57%.
Kiểm tra bệnh viêm vú phi lâm sàng bằng phản ứng CMT, đo tính dẫn điện của sữa (EC) và phân loại vi khuẩn từ các mẫu sữa, một lần nữa khẳng định môi trường sống, tình hình vệ sinh vắt sữa, vận chuyển và bảo quản sữa ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tạp nhiễm vi khuẩn trong sữa là nguy cơ làm giảm chất lượng sữa. Kết quả thử độ mẫn cảm của các nhóm vi khuẩn phân lập được từ các mẫu sữa với một số loại kháng sinh cho thấy các nhóm vi khuẩnStaphylococcus, Streptococcus và E.coli mẫn cảm cao với các loại kháng sinh Oxytetracilin và Neomycin, và tiếp đến là Penicillin G. Đối với những cơ sở và nông hộ vắt sữa thủ công thì động tác vắt sữa phải dứt khoát và nhẹ nhàng tránh tổn thương bầu vú, lưu ý phải vắt kiệt sữa, sau khi vắt sữa xong phải lau lại bầu vú và núm vú bằng dung dịch nước muối Êm tốt nhất là nhúng núm vú sau khi vắt sữa vào trong dung dịch Lugol (Iod) 2%.
Đề nghị đề tài được nghiên cứu sâu hơn để có thể định Type được một số chủng vi khuẩn đã phân lập được, mở rộng phạm vi nghiên cứu để có thể đưa ra được quy trình vắt sữa phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, vừa tránh được bệnh viêm vú và một số bệnh truyền nhiễm khác cho bò vừa tạo ra được sản phẩm sữa sạch, có chất lượng tốt đảm bảo cho sức khoẻ của người tiêu dùng.