Những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách bảo hiểm xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

MỤC LỤC

Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân

Khu vực KTTN ở nước ta hiện nay theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng IX bao gồm: 1) Kinh tế cá thể, tiểu chủ và 2) kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể: là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê. Kinh tế tiểu chủ: là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều hành, hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động thuê mướn ngoài lao động của chủ; quy mô vốn đầu tư nhỏ, sử dụng lao động có tính chất mùa vụ, khoán việc.

Kinh tế tư bản tư nhân: bao gồm toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu là của các thể nhân hoặc pháp nhân trong nước, vốn đó có thể là của tư nhân, của một pháp nhân không phải Nhà nước hoặc của một pháp nhân mà vốn Nhà nước < 50% vốn cổ phần hoặc Nhà nước không nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. + Công ty trách nhiệm hữu hạn có một thành viên mà chủ sở hữu vốn không phải là Nhà nước; hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là thể nhân và pháp nhân không phải Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. + Công ty cổ phần mà các bên góp cổ phần là tư nhân hoặc Công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước mà Nhà nước giữ cổ phần < 50%.

Những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân

Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, đến năm 2002, khu vực KTTN trong nước đã đóng góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam [27]. Ngoài ra, khu vực KTTN còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách như thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu và các khoản phí khác [27]. - Khu vực KTTN đã có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội.

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tê địa phương. - Khu vực KTTN góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xóa đói giảm nghèo. Sự phát triển của khu vực KTTN là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ dần tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước.

Các loại thị trường bắt đầu hình thành và phát triển (thị trường hàng hóa – dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ). Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta sẽ không thể thực hiện nếu không có sự tham gia của khu vực KTTN [27].

Đặc điểm lao động khu vực kinh tế tư nhân

Do đó lao động khu vực KTTN thường xuyên biến động, tập trung chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề. Đây là một khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH đối với khu vực này, những lao động có trình độ thấp này gặp nhiều khó khăn trong khi tìm việc làm đã tạo ra tâm lý sẵn sàng chấp nhận việc làm với mức tiền công thấp và bị chủ sử dụng lao động lợi dụng để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Luật BHXH.

Khu vực kinh tế tư nhân tham gia bảo hiểm xã hội là tất yếu khách quan

Đối với loại hình bắt buộc thì các chủ sử dụng lao động có từ 1 lao động trở lên; còn đối với đối tượng tự nguyện là những người lao động tự do. Ở nước ta trong một thời gian dài, do điều kiện kinh tế còn hạn chế, lại phải trải qua chiến tranh kéo dài nên BHXH mới chỉ thực hiện được cho một bộ phận dân cư là công nhân viên chức nhà nước, quân đội và những người có công trong hai cuộc chiến tranh. Đến nay, trong bối cảnh mới, nền kinh tế đất nước đã có những nét khởi sắc.

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã từng vươn lên, đời sống dân cư có những cải thiện đáng kể, nhiều người dân đã có tích lũy. Trong bối cảnh đó, BHXH có điều kiện để mở rộng đối tượng, phạm vi và mức độ mới từ nhiều nguồn (Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân). Trong những năm gần đây, khu vực KTTN ở nước ta có tốc độ phát triển rất nhanh và nhiều tiềm năng, huy động ngày càng nhiều lao động mới và lao động dôi dư từ quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, tỷ trọng lao động thuộc khu vực này trong tổng lao động xã hội ngày càng tăng trong khi tỷ trọng tương ứng của khu vực nhà nước ngày càng có xu hướng giảm.

Do đó, nhu cầu, khả năng và điều kiện tham gia BHXH của khu vực này sẽ ngày càng lớn. Vì vậy, khai thác lao động thuộc khu vực KTTN tham gia BHXH sẽ làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia đóng góp vào quỹ BHXH. Một mặt làm tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH; mặt khác bảo đảm quyền lợi cho người lao động, nhất là với tình trạng ngày càng nhiều chủ sử dụng lao động thuộc khu vực này đang vi phạm các quyền lợi cơ bản của người lao động trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Thêm vào đó, người lao động và người sử dụng lao động ở khu vực KTTN tham gia BHXH thực chất là làm cho đối tượng tham gia BHXH được mở rộng. BHXH và của Nhà nước ta trong những năm gần đây và trong tương lai. Điều đó góp phần thực hiện nguyên tắc số đông bù số ít của BHXH.

Chính sách bảo hiểm xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Các văn bản trên của Đảng và Nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường. Trong đó quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm những người lao động làm việc hưởng lương hoặc tiền công ở những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Nghị định này quy định cu ̣ thể về hình thức ký HĐLĐ đóng bao gồm những người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn đủ từ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ dưới 3 tháng nhưng khi hết hạn lại tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thuô ̣c diê ̣n đóng BHXH bắt buô ̣c.

Như vậy qua hơn 20 năm đổi mới, nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước về thành phần KTTN đã từng bước hoàn thiện.

TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Kết quả đạt được

Trong những năm qua, ngành BHXH đã đạt được những kết quả đáng kể trong quá trình triển khai thực hiện quản lý thu BHXH khu vực KTTN. Sơ đồ 1.1: Tình hình tham gia BHXH các doanh nghiê ̣p KTTN ta ̣i VN Cùng với số doanh nghiê ̣p tham gia BHXH ngày càng tăng thì số lao động trong khu vực KTTN tham gia BHXH cũng tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên lực lươ ̣ng lao đô ̣ng tham gia BHXH phân bố không đều.

Riêng BHXH tỉnh Lai Châu mới chỉ có 329 lao động khu vực này tham gia BHXH. Với số doanh nghiệp và lao động thuộc khu vực KTTN tham gia BHXH ngày càng tăng nên số tiền đã thu BHXH khu vực này ngày càng lớn.

Bảng 1.3: Tình hình lao động KTTN tham gia BHXH
Bảng 1.3: Tình hình lao động KTTN tham gia BHXH