MỤC LỤC
Ví dụ: Chi phí do sản phẩm hỏng, chi phí sửa chữa sản phẩm, chi phí đền bù do chất lượng kém, chi phí đổi lại sản phẩm, chi phí hàng tồn kho do chất lượng kém, chi phí bị phạt do chất lượng kém, chi phí bảo hành, kiểm tra chất lượng, lãng phí nguyên vật liệu hoặc lao động…. Ví dụ: Chi phí do chất lượng kém dẫn đến mất khách hàng, mất uy tín, mất thương hiệu; chi phí mất do kém thông tin; chi phí theo đuổi các vụ tranh chấp, kiện cáo, khiếu nại do chất lượng kém….
Chất lượng tăng đòi hỏi tạm thời chi phí tăng nhưng số khuyết tật giảm xuống, giảm phế phẩm và chi phí sửa chữa, từ đó dần dần giảm chi phí. Còn nếu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, ít quan tâm đến chất lượng thì sản phẩm sẽ có thể giảm sức cạnh tranh trong tương lai.
Trước hết, cần có sự cam kết, quyết tâm thực hiện của mọi thành viên trong doanh nghiệp đặc biệt là sự cam kết của giám đốc. Tất cả mọi thành viên từ giám đốc, các cán bộ quản lý cho đến người lao động đều phải xác định được vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
TQM là phương pháp quản lý của một doanh nghiệp, một tổ chức, tập trung vào chất lượng thông qua việc động viên thu hút toàn bộ thành viên tham gia nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho mọi thành viên của tổ chức và cho xã hội. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng khác là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý, cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra.
Tạo động lực thúc đẩy và tập trung vào mục tiêu dự án, làm trung gian giữa cấp trên và cấp dưới, ra quyết định, phân bổ những nguồn lực có giá trị cho các mục đích sử dụng cao nhất, điều chỉnh lại nguồn lực để giải quyết những vấn đề phát sinh… Ngoài ra, bộ phận quản lý dự án phải kiểm tra và giám sát chặt chẽ lịch trình, ngân sách và các tiêu chuẩn chất lượng của tất cả các mục tiêu trong dự án. Bộ phận nghiệp vụ: Tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý về công tác tài chính, kế toán nói chung và về công tác tài chính - kế toán trong các chương trỡnh, dự ỏn; đề xuất về sắp xếp, tổ chức bộ mỏy quản lý; quản lý, theo dừi, thực hiện công tác lao động tiền lương, công tác nhân sự, quản lý lưu trữ hồ sơ; thực hiện các chính sách đối với người lao động; công tác bảo vệ nội bộ, thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ công nhân viên; công tác văn thư, đánh máy và phục vụ của văn phòng Công ty. Bộ phận hành chính: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, xây dựng các nội quy, quy chế để tổ chức và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có trách nhiệm quản lý nhân sự, thi hành các chính sách chế độ với CBCNV, thực hiện các thủ tục hành chính, đảm bảo công tác thi đua khen thưởng.
Bộ phận kế hoạch dự án: Có nhiệm vụ tìm kiếm, ký kết các hợp đồng kinh tế, đề ra nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các kỳ tiếp theo; đánh giá hồ sơ dự án; rà soát đánh giá các hồ sơ thiết kế cơ sở, đánh giá hiện trạng các dự án, đề xuất các giải pháp bảo đảm sự phù hợp về mặt thiết kế công năng sử dụng và đẳng cấp công trình, dự án.
Vì mới tham gia vào thị trường nên Công ty NDT đặc biệt chú trọng vào việc thu thập thông tin của khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh và coi đó là một công tác quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cạnh tranh sau này. Tuy thế nhưng Công ty NDT không phải là không có cơ hội thể hiện và phát triển, vì trong điều kiện kinh tế phát triển và đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, thị trường cần rất nhiều những công ty như NDT. Do đặc thù của ngành, của công việc mà hiện nay số lao động phổ thông trong Công ty tương đối cao (chiếm 44,9%), nhưng trong tương lai, khi nhu cầu của công việc đòi hỏi cả về số lượng và hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao đối với nhân công thì Công ty rất có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực.
Đối với khối lao động gián tiếp, Công ty nên khuyến khích học cao học, đại học hoặc tự nghiên cứu thêm chuyên môn để có thể đáp ứng được nhu cầu về chuyên môn kỹ thuật, về quản lý, kinh doanh, điều hành doanh nghiệp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Từ bảng trên ta thấy lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông, số lượng công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao trong các đội lao động trực tiếp của Công ty là rất hạn chế, lao động lành nghề từ bậc 4 trở lên chỉ có 12 người ứng với 16,66%. Trong tất cả các khâu lắp đặt: Trình độ của người lao động còn hạn chế và trong quá trình làm việc không tập trung nên việc xem và đối chiếu sản phẩm với bản vẽ thiết kế còn sơ sài và qua loa, không hiểu thấu đáo những thông số kỹ thuật làm cho việc thi công chậm tiến độ, sai hỏng xảy ra nhiều hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc khắc phục lỗi. Trong khâu lắp đặt máng, ống dây và cáp điện: Tại khâu này yêu cầu của công việc rất phức tạp, mỗi loại cáp, máng và ống khác nhau cần có kỹ thuật lắp đặt khác nhau, nhưng do trình độ của người công nhân còn hạn chế và do không tập trung làm việc dẫn đến thỉnh thoảng vẫn gặp lỗi xoắn cáp khi kéo dây, độ cong của máng và ống không đúng kỹ thuật, làm cho thi công gặp khó khăn.
Vấn đề quản lý chất lượng và biện pháp nâng cao chất lượng còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các phòng ban và công nhân, mà chưa có chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để phát huy tính sáng tạo, cải tiến chất lượng của công nhân viên, đặc biệt là bộ phận lao động trực tiếp.
Đối với công nhân các đội thi công và nhân viên mới, do thiếu kinh nghiệm nên Công ty trực tiếp cử người có trình độ kèm cặp họ, vừa học vừa làm và vận dụng ngay lý thuyết vừa học vào thực tế, hoặc tổ chức những lớp ngắn hạn về nghiệp vụ nhằm giúp họ dễ dàng hơn trong công việc. Hiện nay tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT đã có chính sách đãi ngộ và khen thưởng cho cán bộ công nhân viên, nhưng mới chỉ là hình thức xét lương thưởng cuối năm, chưa có chính sách động viên, khuyến khích kịp thời và trực tiếp cho những sáng kiến và thành tích trong công việc. Đây là biện pháp có tính hiệu quả, không chỉ động viên kịp thời những bộ phận, cá nhân làm tốt chất lượng theo yêu cầu đã qui định của hệ thống chất lượng, phát huy tính sáng tạo và khả năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân người lao động mà còn ngăn chặn ngay các hành động cố ý hay sơ suất vi phạm các yêu cầu.
Hiện nay Công ty chưa thể thống kê được hết các chi phí do vấn đề chất lượng gây ra, do vậy chưa thể tính toán được hết những thiệt hại về chất lượng, để từ đó có các hành động phòng ngừa nhằm cắt giảm chi phí, và chưa đánh giá được hiệu quả của các cải tiến chất lượng .Vì những lợi ích mà chi phí chất lượng mang lại như đã. Giám đốc cần quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý chất lượng của Công ty bằng cách định kỳ thông qua việc xem xét hệ thống tài liệu có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn và có được áp dụng đúng như đã viết không, duy trì hồ sơ chất lượng và huỷ bỏ những tài liệu lỗi thời. Việc nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng sẽ đảm bảo công tác thiết kế và thi công của Công ty sẽ luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, kể cả các khách hàng khó tính như các chủ đầu tư nước ngoài; đảm bảo các hoạt động quản lý chất lượng của Công ty được thông suốt và không gặp trở ngại khi các trung tâm chuyên trách tiến hành đánh giá lại hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.