Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự cấp quản lý tại công ty cổ phần Thủy Tạ

MỤC LỤC

Những nhân tố tác động tới công tác đào tạo và phát triển nguốn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ

Trong chiến lược nguồn nhân lực thì đào tạo và phát triển lại là một trong những nội dung không thể thiếu, do vậy có thể nói chiến lược phát triển của công ty có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Trong thời gian qua công ty tập trung vào phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình, đó là tập trung vào phát triển những mặt hànng truyền thống mà công ty đã có thế mạnh trên thị trường cùng với đó công ty đặc biệt chú trọng tơi việc phát triển hai ngành là kinh doanh dịch vụ nhà hàng và sản xuất chế biến thực phẩm. Do vậy, trong công tác đào tạo để có thể thực hiện được chiến lược của công ty là tập trung phát triển và mở rông hai ngành sản xuất kinh doanh trên thì công ty cũng ưu tiên tập trung đào tạo người lao động trong hai ngành đó và đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới công tác xác định nhu cầu, đối tượng và mục tiêu đào tạo của công ty.

Một mặt nguồn nhân lực của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển vì đội ngũ lao động khá trẻ nên dễ tiếp thu kiến thức, nhưng mặt khác nguồn nhân lực với trình độ chênh lệch nhau trong các khối sản xuất hiện nay lại đòi hỏi công tác đào tạo và phát triển của công ty thực sự linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng đươc đào tạo. Điều này hiện nay đang đặt ra cho công tác đào tạo của công ty những áp lực là làm sao có thể đào tạo toàn bộ đội ngũ người lao động trọng công ty những kỹ năng và kiến thức phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới đây. Có thể nói hiện nay bộ máy làm công tác đào tạo và phát triển của công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra của công tác đào tạo và phảt triển trong công ty, bộ máy thực hiện công tác đào tạo và phát triển của công ty hiện này thiếu cả về số lượng và chất lượng, các cán bộ thực hiện công tác này không được đào tạo một cách bài bản về quản trị nhân lực và đặc biệt là về công tác đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp.

Nhưng mặt khác thì vẫn với đội ngũ làm công tác đào tạo quá ít thì khối lượng công việc phải làm ngày càng tăng, do dó việc sản xuất kinh doanh của công ty đang đặt ra yêu cầu phải có sự phát triển ở công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty cũng như bộ máy thực hiện. Do vậy, để giữ chân người giỏi trong doanh nghiệp thì công tác đào tạo và phát triển cũng là một trong những phương pháp giúp người lao động có sự gắn bó với công ty vì họ được đáp ứng nhu cầu phát triển và thăng tiến trong công việc cũng như làm họ thấy hứng thú trong thực hiện công việc từ đó thêm gắn bó với công ty. Ngoài yếu tố thị trường thì yếu tố xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đào tạo của công ty, đó là đời sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu về những sản phẩm chất lượng và đa dạng cũng như những dịch vụ chu đáo là tất yếu.

Ngoài ra yếu tố xã hội ảnh hưởng đến công tác đào tạo trong doanh nghiệp ở những mặt như phương pháp mà các doanh nghiệp khác thường dùng, các hình thức đào tạo hiện đại và hiệu quả nào hiện nay đang đuợc sử dụng là gì, công ty sẽ căn cứ vào đây để lựa chọn cho mình những phương pháp đào tạo hiệu quả nhất.

Đánh giá chung về thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ

Nếu giáo viên giảng dạy là cán bộ trong công ty thì việc giảng dạy được thực hiện ngay tại nơi làm việc của người lao động, thông thường đào tạo theo cách này chỉ được dùng để đào tạo lại người lao động về các nội quy, quy chế thực hiện an toàn lao động phòng chống cháy nổ và đặc biêt là tiêu chuẩn vệ sinh lúc họat động sản xuất. Tuy chi phí đào tạo tại nước ngoài cao nhưng do sử dụng dây chuyển thiết bị sản xuất kem của Ý nên hàng năm công ty phải cho kỹ thuật viên sang để học hỏi kinh nghiệm nên khá tốn kém về chi phí đào tạo, ngược lại là chi phí đào tạo lại cho người lao động tốn ít nhất vì chỉ tốn chi phí vào tiền bồi dưỡng cán bộ đào tạo, công nhân sản xuất và tiền lương trả cho ngày không lao động để tham gia đào tạo. - Căn cứ vào đòi hỏi của họat động sản xuất kinh doanh mà công ty xác định nội dung đào tạo người lao động cho phù hợp, trong thời gian qua công ty đã thực hiện khá nhiều khóa đào tạo, việc tổ chức các khóa đào tạo của công ty khá đa dạng và đảm bảo hỗ trợ để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Theo điều tra khảo sát thì người lao động đánh giá khóa học là xuất sắc chiếm 82% còn lại là đánh giá khóa học công ty tổ chức là tốt và khá, như vậy cho thấy nội dung chương trình đạo tạo của công ty là hấp dẫn và phong phú, điều này là một sự hỗ trợ cho người lao động để tạo hứng thú cho họ trong thực hiện công việc và học tập nâng cao trình độ. Các chường trình đào tạo của công ty tổ chức, đặc biệt là các chương trình đào tạo ngắn hạn tại công ty với sự giảng dạy của giáo viên bên ngoài có nội dung khá phong phú và hấp dẫn đảm bảo cho người lao động học được những kiến thức kỹ năng còn yếu nhưng không làm ảnh hưởng tới sự thực hiện công việc hàng ngày của nhân viên và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với công ty cổ phần Thủy Tạ là công ty hoạt động theo tiêu chuẩn ISO nên hàng năm công ty đều có sự đào tạo lại cho người lao động, nhất các cán bộ quản lý và công nhân trong các nhà mày chế biến thực phẩm về các tiểu chuần ISO để đảm bảo công ty có thể thực hiện các kế hoạch theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.

Hiện nay công ty đang thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo của mình thông qua người quản lý ở các bộ phận, họ tập hợp nhu cầu đào tạo của bộ phận mình thành bảng kế hoạch rồi trình lên công ty để xét duyệt đào tạo, như vậy việc xác định này vẫn có hạn chế là người xác định nhu cầu đào tạo có thể dựa trên kinh nghiệm chủ quan của mình để xác định các kiến thức kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện. Hiện nay công ty chưa có bảng xác định nhu cầu đào tạo của người lao động, người lãnh đạo chỉ có cơ sở là phiếu tự đánh giá của nhân viên và phiếu đánh giá của chính mỡnh để nhận xột việc thực hiện cụng việc của người lao động, do vậy rừ ràng chưa đầy đủ căn để cú thể đỏnh giá đúng kiến thức kỹ năng của người lao động còn thiếu để thực hiện công việc. Trong số những kỹ năng trên thì công ty vẫn còn thiếu những kỹ năng rất cần thiết chưa đào tạo như: tiếng Anh giao tiếp, kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng thuyết phục khách hàng… Như vậy có thể thấy những kỹ năng được đạo tạo trong khóa học trên vẫn có xu hướng để đẩy mạnh thương hiệu và để bán được nhiều sản phẩm hơn cho công ty.

Hiện nay kinh phí đào tạo của công ty vẫn chưa được thành lập một quỹ riêng mà vẫn được hạch toán vào quỹ đầu tư phát triển của công ty, do vậy nguồn kinh phí đào tạo và phát triển của công ty vẫn phải hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp nên nguồn kinh phí hàng năm phải dựa vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp thì mới xác định cụ thể được.