Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Hà Nội

MỤC LỤC

Tính tât yếu thu hút FDI của một quốc gia

Vốn ODA thường gắn liền với quan hệ chính trị giữa nước cấp vốn với nước nhận viện trợ; các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB cũng đòi hỏi các nước đi vay phải thực hiện nhiều cam kết, đôi khi khá ngặt nghèo về tái cơ cấu kinh tế, về cải cách hệ thống tài chính, tiền tệ…Hơn nữa, chi phí ODA xét ra là khá đắt cho nước nhận viện trợ vì buộc phải chịu các quy định khác về giải ngân và triển khai dự án ODA theo các điều kiện bất lợi như: mua, bán thiết bị công nghệ theo các địa chỉ, đối tác chỉ định sẵn, trả lương cao cho chuyên gia v.v. Do nhà ĐTNN tự chịu trách nhiệm về chi phí và hiệu quả đầu tư, chịu trách nhiệm vay và trả nợ; không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sách nhà nước như vay thương mại, không phải chịu sức ép ràng buộc các điều kiện kinh tế, chính trị như vay ODA, đồng thời tránh cho nước chủ nhà những biến động đầy rủi ro từ những thăng trầm trên thị trường chứng khoán.

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội

Mục tiêu, nhu cầu, định hướng và các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài của xã hội Hà Nội thời gian tới

  • Quan điểm và định hướng thu hút FDI thời gian tới 1. Quan điểm thu hút FDI

    Cùng với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 11-12%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, yêu cầu hàng đầu trong phát triển kinh tế thủ đô trong những năm tới là nâng cao chất lượng phát triển, chủ động chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ và hàm lượng chế biến cao, có triển vọng thị trường trong nước, quốc tế và phù hợp lợi thế so sánh của Thủ đô.Cơ cấu kinh tế phát triển ở trình độ tiên tiến, chuyển sang Dịch vụ- Công nghiệp-Nông nghiệp. Phát triển các ngành, lĩnh vực tạo nền tảng, có tính liên kết, liên ngành và đáp ứng tính đồng bộ thị trường cao, đồng thời từng bước hình thành và phát triển các bộ phận, lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, viễn thông, giáo dục đào tạo chất lượng và trình độ cao… Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và quản lý chất lượng của các ngành dịch vụ trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu hiện đại và tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với từng lĩnh vực và sản phẩm cụ thể. - Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút và sử dụng FDI vào tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, không thuộc lĩnh vực loại trừ vì lý do quốc phòng, an ninh, bao gồm: sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất; công nghiệp chế biến nhất là chế biến nông-lâm-thuỷ sản, khoáng sản, nguyên nhiên liệu; sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó ưu tiên đặc biệt cho sản xuất có sử dụng nguyên liệu trong nước và tỷ lệ nội địa hoá cao; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, kinh doanh xây dựng nhà ở, khu đô thị mới.

    Đây là nơi tập trung những cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành, các cơ quan Trung ương, hiệp hội, đoàn thể, các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện, các trung tâm dịch vụ tài chính - ngân hàng, thương mại, thông tin - bưu chính viễn thông; nơi có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển, có mặt hoặc có điều kiện để phát triển đủ các loại hình, phương thức giao thông đối nội và đối ngoại (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường biển và đường hàng không, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội bài và đường giao thông bộ thuận tiện nối với cửa khẩu biển quốc tế ở Hải phòng, Quảng Ninh), giữa chúng đã bước đầu có sự phát triển liên thông, hình thành các mạng, tuyến giao thông vận tải dọc ngang trên toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nối liền với các vùng khác trong cả nước; nơi tập trung các trường đại học, dạy nghề, viện nghiên cứu và các cơ sở vật chất khoa học- công nghệ lớn nhất cả nước, nơi có các nguồn nhân lực vừa đông đảo vừa có chất lượng, trình độ cao hàng đầu cả nước và có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, tạo thuận lợi cả về "đầu vào" lẫn "đầu ra" cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp có hàm lượng vốn và hàm lượng công nghệ cao (trên địa bàn Thành phố có 49 trường đại học, cao đẳng, chiếm 60% cả nước; 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề, 112 viện nghiên cứu, với khoảng 34% lao động được đào tạo có bằng cấp, so với mức 10-12% của cả nước) .Các điều kiện cung cấp điện nước cho sản xuất, sinh hoạt của Thủ đô cũng khá thuận lợi (gần nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nguồn nước ngầm, nước mặt dồi dào..).Đồng thời, những kinh nghiệm. Sự tập trung của các dự án FDI trên địa bàn (Hà Nội đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI) cũng đang và sẽ đóng góp và làm tăng thêm những động lực mạnh mẽ và tích cực để phát triển công nghiệp trong Vùng và kinh tế nói chung, cũng như tạo ra sức hấp dẫn cho việc thu hút FDI nói riêng, bao gồm từ việc tạo nền tảng cơ sở của ngành, phát triển phân công và hợp tác lao động, phát triển các doanh nghiệp vệ tinh và dịch vụ kèm theo, đào tạo lao động công nghiệp, kích thích cạnh tranh và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tiếp thị và những tác động hữu ích khác cho các doanh nghiệp Hà Nội trong quá trình hội nhập KTQT.

    Bảng 19: Các chỉ tiêu định hướng về đầu tư nước ngoài ở Hà Nội giai đoạn 2006- 2006-2010.
    Bảng 19: Các chỉ tiêu định hướng về đầu tư nước ngoài ở Hà Nội giai đoạn 2006- 2006-2010.

    Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội

    • Giải pháp từ phía Hà Nội

      - Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung; Cần sớm ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn hai Luật nói trên để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư bất luận trong hay ngoài nước, đặc biệt là bảo đảm tính minh bạch và tiên liệu trước được trách nhiệm giải trình để các nhà đầu tư an tâm đầu tư; tuyên truyền, phổ biến nội dung của các Luật mới; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ĐTNN phù hợp với quy định của Luật mới. Chính sách pháp luật thuế hiện hành được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm mức điều tiết, nhưng mở rộng đối tượng chịu thuế nên hầu hết các sắc thuế đã thực hiện tốt chức năng điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư, đã tiến gần đến mục tiêu đảm bảo nghĩa vụ thuế công bằng, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, giữa người trong nước và người nước ngoài; thực hiện đúng các cam kết hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, EU, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác, đang góp phần đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO. Những năm tới trình Quốc hội sửa đổi và bổ sung Luật thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế tài nguyên và pháp luật phí, lệ phí (sửa đổi) và trình Quốc hội ban hành mới các Luật: thuế bảo vệ môi trường; thuế tài sản; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập cá nhân thay cho pháp lệnh thuế TNCN đối với người có thu nhập cao hiện hành và Luật quản lý thuế – một bước đột phá trong hành chính thuế ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

      Tuy thủ tục hành chính tại Hà Nội đã được cải thiện nhiều nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp nhiều phiền phức trong khâu triển khai thực hiện dự án như: việc gải phóng mặt bằng, chi phí đền bù, giao thông, cấp điện, cấp nước, doanh nghiệp có vốn FDI phải chịu sự kiểm tra, giám sát của quá nhiều cơ quan chức năng…Ở Hà Nội hiện nay, các dự án đang trong giai đoạn xem xét cấp giấy phép đầu tư, Sở Kê hoạch và đầu tư phải gửi hồ sơ dự án tới các ngành. Thuê các công ty tư vấn luật nước ngoài hoặc xin giúp đỡ của trung tâm xúc tiến đầu tư phía bắc- cục đầu tư nước ngoài để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo trong doanh nghiệp FDI.Tăng cường phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề để tìm ra các chương trình đào tạo phù hợp với các đòi hỏi cỏc doanh nghiệp FDI, lý thuyết đi đôi với thực hành thậm chí nếu có điều kiện bố trí cho các sinh viên đi kiến tập ở các doanh nghiệp này.