MỤC LỤC
KTV sau khi hoàn thành mỗi thủ tục sẽ ghi tên và ngày thực hiện lên chương trình kiểm toán tương ứng với các thủ tục đó. Công việc này rất quan trọng vì nó giúp chủ nhiệm kiểm toán có thể quản lý tốt cuộc kiểm toán về tiến độ và chất lượng công việc. Tuy nhiên, trên thực tế, AASC đã xây dựng sẵn một chương trình kiểm toán cho từng khoản mục trên BCTC của từng phần hành kiểm toán.
Kiểm tra một số khoản thanh toán cho khách hàng có giá trị trên…VNĐ, xem xét việc thanh toán cho khách hàng trên cơ sở nào, số tiền chiết khấu thanh toán và thanh toán được thực hiện như thế nào. - Chọn ra một số khoản mua hàng trong 5 đến 10 ngày trước và sau thời điểm khoá sổ kế toán kiểm trra để khẳng định chia cắt niên độ là phù hợp. - Các phiếu nhập kho cuối cùng của kỳ kế toán phải được hạch toán theo giá hoá đơn (cộng chi phí vận chuyển.) hoặc giá tạm tính nếu hàng đã nhập chưa có giá.
+ Lập và gửi thư xác nhận đến một số nhà cung cấp có khoản tiền phải trả lứon và bất thường, những khách hàng không còn trong danh sách nợ (nhằm phát hiện không có nghiệp vụ nào bị bỏ sót). + Soát xét, đối chiếu danh sách các khoản phải trả có liên qua tới bên thứ ba, các khoản nợ đến hạn phải trả để xác định các khoản phải trả đã phân loại đúng và trình bày đúng. + Kiểm tra chọn mẫu giá trị và việc phản ánh các khoản phải trả (kiểm tra việc hạch toán mua hàng và thanh toán, giá hoá đơn , chi phí thu mua vận chuyển và thuế GTGT đầu vào) + Kiểm tra số phát sinh các khoản phải trả thương mại, phi thương mại, các khoản phải trả liên quan đến bên thứ ba, các khoản cam kết mua dài hạn.
+ Kiểm tra chọn mẫu các khoản tiền chi bằng tiền sau niên độ (từ ngày lập bảng cân đối kế toán tới ngày kiểm toán) có liên quan đến khoản phải trả nhằm phát hiện những khoản phải trả bị bỏ sót. + Chọn mẫu các hoá đơn chưa được thanh toán (khoảng một vài tuần sau ngày lập bảng cân đối kế toán) và xem xét xem liệu cá khoản phát sinh đó có liên quan tới công nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo không. Sau khi kế hoạch kiểm toán được hoàn tất thì trưởng đoàn kiểm toán sẽ triệu tập nhóm kiểm toán để công bố kế hoạch triển khai, phân công công việc cho từng người, thời gian tiến hành và thời gian kết thúc công việc.
Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết và đánh giá kết quả kiểm tra.
Khác với thư xác nhận đóng thường áp dụng cho các khoản phải thu có ghi sẵn số tiền cần xác nhận, trên thư xác nhận mở, KTV không ghi con số này mà nhà cung cấp sẽ tự điền số phải trả của khách hàng vào thư xác nhận khi gửi laị phúc đáp cho KTV. Việc gửi thư xác nhận được tiến hành càng sớm càng tốt (thường là vào ngày đầu tiên đến khách hàng) để đảm bảo tiến độ cuộc kiểm toán. Nếu trong lần gửi thư xác nhận thứ nhất, KTV không nhận được thư phúc đáp thì KTV sẽ phải gửi lại lần thứ hai, núi rừ yờu cầu.
Cũn nếu trong trường hợp đến ngày kết thỳc kiểm toán mà vẫn chưa nhận được phúc đáp thì kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết thay thế như kiểm tra các khoản thanh toán ngay sau ngày khoá sổ hoặc kiểm tra đến các chứng từ nhập và thanh toán trong kỳ. Thư xác nhận cũng như phúc đáp đều được gửi và nhận trực tiếp giữa KTV và nhà cung cấp để tránh sự can thiệp của đơn vị khách hàng. Kết quả của việc gửi thư xác nhận đối với năm nhà cung cấp của công ty MBS: KTV đều nhận được thư phúc đáp của cả năm nhà cung cấp.
Để phục vụ cho yêu cầu kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty MBS, đề nghị Quý Công ty xác nhận số dư với Công ty MBS tại thời điểm 31/12/2002 và gửi trực tiếp cho Công ty kiểm toán của chúng tôi theo mẫu và địa chỉ dưới đây. Kết thúc thủ tục gửi thư xác nhận, KTV tiến hành tổng hợp kết quả trên giấy tờ làm việc N3/11, đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết thấy, chỉ có. Mục tiêu : đảm bảo rằng các khoản công nợ phản ánh trên sổ sách là có thật và không bị ghi thấp hơn thực tế.Thủ tục: chọn 5 nhà cung cấp có số phát sinh lớn trong năm và gửi thư xác nhận mở.
Số chênh lệch này là so trong tháng 12 Vega đã nhập 60 chai dầu ăn trị giá là 3.300.000 đồng nhưng không được ghi vào sổ sách kế toán do không có hoá đơn bán hàng mà chỉ có báo cáo nhận hàng. Còn tại khách sạn Vega, do hàng hoá, dịch vụ mua vào của khách sạn hầu hết là hàng tiêu dùng được thu mua từ những nhà cung cấp nhỏ hoặc các cá nhân nên việc gửi thư xác nhận không mang lại kết quả cao. Vì vậy, KTV đã tiến hành thủ tục kiểm tra việc thanh toán sau ngày khóa sổ để tìm kiếm các khoản nợ chưa được ghi sổ.
Mục tiêu : đảm bảo các nghiệp vụ mua được ghi chép đúng kỳNguồn tài liệu: lấy từ sổ nhật ký mua hàng.Đơn vị: VNĐỹ: đã đối chiếu khớp đúng với phiếu nhập kho, hóa đơn mua hàng, sổ chi tiết TK331x: đối chiếu với ngày trên hoá đơn số 943 của Cty Hoàng Gia:Tại thời điểm 31/12/02 hoá đơn chưa về nhưng đơn vị khách hàng không ghi sổ theo giá tạm tính. Đây là những khoản công nợ ngoài dự kiến mà nếu có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì chúng phải được đơn vị khách hàng trình bày trên ghi chú BCTC. Tại công ty MBS, KTV đã tiến hành soát xét các khoản nợ này thông qua việc xem xét Biên bản họp Ban quản trị, kiểm tra các hợp đồng vay.
Tuy nhiên, trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét lại toàn bộ quá trình làm việc của KTV trong nhóm thông qua các giấy tờ làm việc, rà soát lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán trước khi trình Ban Giám đốc AASC soát xét lần cuối. Nếu những tồn tại trong công tác kế toán của khách hàng không ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả trên BCTC thì Ban Giám đốc AASC sẽ phát hành báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần, còn các thiếu sót của đơn vị khách hàng sẽ được đưa vào Thư quản lý gửi riêng cho Ban Giám đốc khách hàng. Đối với đơn vị khách hàng là công ty MBS, sau khi soát xét lần cuối hố sơ kiểm toán, Ban Giám đốc AASC đã quyết định phát hành báo cáo kiểm toán dạng.
Kèm theo Báo cáo kiểm toán, AASC cũng đã phát hành thư quản lý gửi cho đơn vị khách hàng trong đó đưa ra những ý kiến tư vấn nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại trong công tác kế toán tại đơn vị khách hàng. Đánh giá từ khách hàng: Sau mỗi cuộc kiểm toán, AASC luôn chú ý tiếp nhận các ý kiến đánh giá, nhận xét của khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán mà mình cung cấp trên các mặt như về thời gian làm việc có hợp lý không, phương pháp làm việc và thái độ của KTV như thế nào. Cuộc kiểm toán có gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của khách hàng không, các dịch vụ tư vấn mà AASC cung cấp đã thoả mãn các yêu cầu khách hàng hay chưa….
Đánh giá trong nội bộ công ty: Sau mỗi cuộc kiểm toán, Ban Giám đốc AASC sẽ tiến hành đánh giá lại toàn bộ cuộc kiểm toán trên các mặt như đánh giá lại rủi ro cuộc kiểm toán, soát xét hiệu qủa của việc thực hiện dịch vụ cho khách hàng, đánh giá chất lượng công việc của các KTV…. Song song với việc đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán, AASC luôn luôn chú trọng tới việc giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng thông qua việc thu thập những thông tin về khách hàng, nắm bắt kịp thời những thay đổi lớn của khách hàng mà có thể ảnh hưởng tới kế hoạch kiểm toán năm sau. Ngoài ra, AASC cũng rất nỗ lực trong việc cập nhật các thông tin chuyên môn như các chế độ mới về kế toán, kiểm toán, thuế….để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, trở thành “Người bạn đồng hành của các doanh nghiệp”.