Phân tích hoạt động tín dụng tại SACOMBANK

MỤC LỤC

TÍN DỤNG TẠI SACOM BANK

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK

  • Các nguyên tắc của tín dụng

    Trong trường hợp có sự vi phạm, Ngân hàng sẽ áp dụng các hình thức kỷ luật thích hợp như: thu hồi nợ trước hạn, chuyển sang nợ quá hạn, đình chỉ cho vay… Thực tế cho thấy lúc nào ở đâu chấp hành tốt nguyên tắc này thì hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn đều đạt hiệu quả, đảm bảo sự tăng trưởng và tăng thêm tích lũy cho xã hội và do đó hoạt động tín dụng cũng được tiến triển tốt. Tuyệt đại bộ phận nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn huy động được, do đó trong quan hệ tín dụng ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay nên khi tập trung vốn huy động của các tổ chức kinh tế và cá nhân, ngân hàng phải hoàn trả đầy đủ và kịp thời cho người gửi tiền. Cán bộ tín dụng tiếp nhận khách hàng và tiến hành xác minh Theo sự phân công của Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng, tối đa sau một ngày, Cán bộ tín dụng sẽ liên hệ với khách hàng để hẹn ngày giờ gặp để trao đổi thông tin và tiến hành xác minh.

    • Thẩm định tư cách khách hàng: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự, uy tín, vị trí, ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh…Nếu có sản xuất kinh doanh sẽ trực tiếp xuống theo dừi tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của khách hàng. • Xác định tài sản đảm bảo: dựa vào các giấy tờ sở hữu như: sổ đỏ, sổ hồng, chứng từ mua bán, hợp đồng kinh tế…liên quan đến tài sản đảm bảo, Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xác minh tính hợp pháp, hợp lệ của quyền sở hữu của khách hàng. Đối với doanh nghiệp, hồ sơ vay vốn còn thiếu những thông tin từ các báo cáo tài chính được được kiểm toán một cách chính xác kịp thời, nhiều doanh nghiệp chưa tiến hành kiểm toán một số doanh nghiệp tiến hành kiểm toán nhưng chậm so với thời gian mà cán bộ tín dụng cần có để sử dụng cho việc phân tích.Đối với khách hàng cá nhân thì gặp phải tình trạng thông tin về thu nhập không được kê khai chính xác làm cho việc xác định dòng tiền thực sự của người vay không chính xác.

    Việc xây dựng được mô hình xếp hạng tín dụng có thể nói là một thành công lớn của Sacombank, có ý nghĩa tích cực không chỉ riêng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng mà còn trong việc giảm thiểu thời gian và khối lượng công việc của qui trình tín dụng.

    Đồ thị 2.4. Vốn sử dụng qua các năm
    Đồ thị 2.4. Vốn sử dụng qua các năm

    NHẬN XÉT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK

      Hiệu quả của các công cụ quản trị rủi ro tín dụng trên thể hiện ở việc tỷ lệ nợ quá hạn luôn duy trì ở mức độ thấp (dưới 1%), ngân hàng hoạt động hiệu quả. • Công tác tiếp thị còn giao phó hoàn toàn cho cán bộ tín dụng, vẫn chưa trở thành công tác chuyên môn, chưa được tổ chức một cách bài bản, phụ thuộc hoàn toàn vào Phòng nghiên cứu và tiếp thị trực thuộc Hội sở. • Chưa thực hiện tốt nguyên tắc phân công phân nhiệm: chưa phân tách chức năng giữa khâu tiếp xúc hướng dẫn với khâu phân tích tín dụng, chưa phân tách hoàn toàn chức năng giữa khâu phân tích tín dụng với khâu thẩm định tài sản đảm bảo.

      • Mô hình tổ chức cho vay được thiết lập theo phương thức tập quyền dẫn đến áp lực công việc nặng nề cho cán bộ tín dụng. • Trình độ cán bộ nhân viên chưa đạt yêu cầu để đảm bảo tốt công việc phụ trách mà nguyên nhân chính là do phải phụ trách quá nhiều lĩnh vực. • Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ còn tồn tại những bất cập, chưa được lãnh đạo quan tâm đúng mức, chưa tạo được môi trường làm việc tốt nhaát cho nhaân vieân.

      • Khó khăn về một nguồn thông tin đầy đủ, mang tính hệ thống về khách hàng, thị trường để phục vụ cho nhiều công tác như tiếp thị, phân tích tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo….

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP

      • Giải pháp về thủ tục cho vay
        • Giải pháp thuộc về qui trình tín dụng
          • Giải pháp về cải thiện công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng

            • Việc cho vay nên rải đều trong các ngành kinh tế như: nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản…một mặt phân tán được rủi ro, mặt khác sẽ đảm bảo sự phát triển đồng đều trong các ngành đồng thời tránh rủi ro khủng hoảng chu kỳ ở một ngành nào đó, để từ đó có thể tăng hoặc giảm mức cho vay đối với mỗi ngành, như vậy sẽ giảm được rủi ro tín dụng. Bộ phận chuyên trách ngành nghề ra đời với kỹ năng chuyên môn cao, khả năng khai thác thông tin tốt vả lại do chỉ phụ trách một ngành nghề nhất định nên thông tin thu thập cũng sẽ đầy đủ và chính xác, có điều kiện nghiên cứu về chuyên ngành sẽ giúp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng, qua đó hạn chế, kiểm soát được rủi ro lựa chọn. Sacombank cần tạo điều kiện cho nhân viên phân tích được tham gia các khoá đào tạo để nâng cao kiến thức, có khả năng phân tích đánh giá khách hàng, đánh giá các dự án theo phương pháp hiện đại, thiết lập bảng lưu chuyển tiền tệ phù hợp với sự vận động khách quan về dòng tiền của khách hàng.

            - Ngân hàng đề nghị khách hàng nên cải tạo lại hệ thống sản xuất kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, thay đổi thiết bị máy móc và công nghệ… Khuyến khích khách hàng thu hồi những khoản công nợ chậm trả bằng cách đẩy mạnh chương trình thu hồi các khoản phải đòi nhằm giảm tối đa lượng vốn bị chiếm duùng. - Nếu ngõn hàng thấy rừ việc tổ chức khia thỏc là khụng tiện lợi, khụng hy vọng thu hồi được nợ hoặc khi người vay không có ý chí trả nợ, có hành động lẫn trốn, lừa đảo, tình trạng vỡ nợ hiện ra, tình trạng tài chính là vô hy vọng thì ngân hàng nên cương quyết sử dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản nợ vay khó đòi. Ngoài ra trong năm 2004, trên 40 nhân viên đã được cử tham gia các khoá đào tạo tại nước ngoài về nội dung quản lý rủi ro, kinh doanh tiền tệ, thanh toán quốc tế, các chuẩn mực môi trường và xã hội, công nghệ thông tin do các ngân hàng và các định chế tài chính tổ chức.

            Hiện nay ngân hàng nhà nước đã thành lập được trung tâm thông tin tín dụng (CIC) có chức năng thu thập các thông tin tài chính, phi tài chính về doanh nghiệp, sau đó tiến hành phân tích xếp loại tín dụng doanh nghiệp cho ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cá nhân khác nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng và phát triển kinh tế xã hội.

            KIEÁN NGHề

            • Kiến nghị với Sacombank

              Tuy nhiên vấn đề thông tin tín dụng là một giải pháp mang tính toàn ngành, không chỉ là vấn đề riêng đối với Sacombank, trong đó đòi hỏi phải có sự hợp tác, tương trợ của các ngân hàng thương mại mà quan trọng hàng đầu vẫn là vai trò của Ngân hàng Nhà Nước. • Ban hành các qui định tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc thành lập các công ty thẩm định giá, đồng thời mở rộng điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định không chỉ giới hạn đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty hợp danh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện cho các công ty cổ phần tham gia hoạt động thẩm định giá. • Chỉ đạo Bộ Tài chính làm đầu mối phối hợp với các Bộ Ngành liên quan như ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục Thống kê…thống nhất chuẩn hoá một số chỉ tiêu cơ bản làm cơ sở cho các Bộ ngành đánh giá xếp loại doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đôí với các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

              • Nâng cao hiệu quả của Trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHTM nhà nước, thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những khách hàng có quan hệ với nhiếu tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá khách hàng từ các thông tin thu thập được. • Xây dựng chiến lược quan hệ khách hàng hiệu quả: Ngân hàng nên có chương trình, chiến lược phát triển khách hàng cụ thể dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh, ngành nghề, chương trình hỗ trợ khuyến khích của nhà nước, khả năng trả nợ của khách hàng, khách hàng quen, truyền thống hay chỉ mới quan hệ lần đầu. • Xây dựng chương trình thu hút vốn dài hạn, vốn tiết kiệm của người dân một cách hiệu quả hơn để nâng cao tính ổn định của nguồn vốn cho vay như: đa dạng hoá các hình thức tiết kiệm với lãi suất phù hợp, hấp dẫn người gởi bằng các chương trình sổ tiết kiệm, phong cách phục vụ niềm nở, ân cần, lịch sự, nhanh chóng, hiệu quả….

              Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì khâu thẩm định, phân tích khách hàng phải cho tốt vì thẩm định là khâu quan trọng để giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng được chính xác, từ đó nâng cao được chất lượng của khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng được vững chắc.