MỤC LỤC
Trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện thì tổ chức tín dụng thoả thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các khách hàng. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, bên bảo lãnh phải trả thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh (nếu có thoả thuận), khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hiệu lực hoặc khi có thông báo hoặc xác nhận của bên nhận bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến bảo lãnh, ngân hàng tiến hành tất toán bảo lãnh. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm phối hợp thực hiện và chấp hành các biện pháp xử lý của tổ chức tín dụng bảo lãnh, thực hiện bồi hờn cho tổ chức tín dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo lãnh.
Ở loại bảo lãnh này có hai trường hợp xảy ra đối với chủ thể nhận bảo lãnh đó là: hoặc chủ thể nhận bảo cùng một quốc gia với ngân hàng phát hành và chủ thể được bảo lãnh, hoặc chủ thể nhận bảo lãnh khác quốc gia với ngân hàng phát hành và chủ thể được bảo lãnh (lúc này, trong quan hệ giao dịch xuất hiện thêm ngân hàng thông báo). Trong bảo lãnh gián tiếp, người được bảo lãnh không thực hiện việc bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành, mà ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thể hiện qua một cam kết được gọi là bảo lãnh đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra.
Do đó, hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bao gồm không những các chỉ tiêu xét trên lợi ích mà ngân hàng đạt được từ hoạt động bảo lãnh mà còn bao gồm cả những chỉ tiêu phản ánh lợi ích mà hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã đem lại cho khách hàng và cho nền kinh tế. Ngoài các chỉ tiêu trong nhóm các chỉ tiêu định tính trên, đánh giá chất lượng bảo lãnh cũng còn phải xem xét nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và yếu tố chủ quan bên trong ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới hoạt động bảo lãnh của ngân hàng nhằm có cái nhìn chính xác và định hướng đúng đắn cho.
Đối với nghiệp vụ bảo lãnh, chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng phải được cụ thể hoá thành các mục tiêu và nhiệm vụ, định hướng khách hàng, thị trường mục tiêu và các loại hình bảo lãnh tương ứng, góp phần cân đối nghiệp vụ bảo lãnh trong các loại hình nghiệp vụ khác. Còn nếu khách hàng có khả năng nhưng lại không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên thụ hưởng thì khi đó ngân hàng sẽ phải thực hiện thay nghĩa vụ của khách hàng, điều này dễ dẫn đến việc khách hàng không trả nợ cho ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hoạt động bảo lãnh.
Ngân hàng được phép tiến hành các hoạt động bao gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng; và các dịch vụ ngân hàng khác khi được NHNN cho phép. Ban đào tạo Khối quản lý khách hàng doanh nghiệp Phòng Quản lý chất lượng.
(Nguồn: Báo cáo thường niên) Vốn điều lệ của Techcombank liên tục tăng mạnh trong 3 năm gần đây chứng tỏ năng lực tài chính ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển, đảm bảo các hoạt động của ngân hàng luôn luôn có sự lãnh đạo và điều chỉnh hợp lý. Techcombank tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, điều này làm cho hoạt động kinh doanh của Techcombank chịu sức ép rất lớn từ phía các cổ đông của ngân hàng, gây áp lực lên toàn hệ thống.
Có được thành tích này là do trong năm vừa qua, một mạng lưới các chi nhánh và điểm giao dịch mới của Techcombank đã được mở rộng thêm trên nhiều tỉnh thành, từ đó uy tín của Techcombank cũng tăng lên đáng kể sau một thời gian dài hoạt động nên đã thu hút được một lượng lớn các doanh nghiệp tham gia các dịch vụ của Techcombank nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Mức phí bảo lãnh của Techcombank được phân biệt theo các loại hình bảo lãnh và được dựa trên tỷ lệ các loại TSĐB (nếu là sổ tiết kiệm của Techcombank thì mức phí là 1,2%, nếu là chứng chỉ được Techcombank chấp nhận thì mức phí là 1,5%, còn nếu là bất động, động sản, chứng chỉ vốn thì mức phí yêu cầu phải là 3%, phần thiết của TSĐB sẽ phải chịu mức phí 3%).
Bên cạnh đó là tình trạng trong một vài năm gần đây, các cán bộ ngân hàng chuyển đơn vị công tác rất nhiều, điều này có ảnh hưởng tới công việc và tới những mối quan hệ tác nghiệp giữa các cán bộ của ngân hàng, làm xuất hiện tình trạng thiếu cán bộ tạm thời, dẫn đến việc một cán bộ ngân hàng phải thực hiện quá nhiều công việc, làm mất đi tính chuyên môn hóa, làm giảm hiệu quả thực hiện công việc. Khách hàng của Techcombank hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô vừa và nhỏ, điều này dẫn đến những hạn chế nhất định về năng lực sản xuất kinh doanh, quy mô, từ đó cũng dẫn đến những hạn chế về nhu cầu bảo lãnh (loại bảo lãnh, giá trị bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh..).
Việc xây dựng một hạn mức bảo lãnh kết hợp với thẩm quyền quyết định cấp bảo lãnh cho từng khách hàng của từng cấp trong cơ cấu bộ máy tại Ngân hàng đang được tiến hành từng bước và hoàn thiện. Căn cứ vào định hướng phát triển chung cũng như định hướng cụ thể đối với hoạt động bảo lãnh của Techcombank, qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng, em xin mạnh dạn đề cập một số giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục những hạn chế và nhược điểm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Techcombank.
Nếu mọi việc diễn ra mà ngân hàng không phải thực hiện việc thanh toán hộ thì nghiệp vụ bảo lãnh sẽ được tất toán ở ngoại bảng mà không gây ảnh hưởng gì cho bảng cân đối kế toán của ngân hàng, nhưng nếu xảy ra rủi ro và ngân hàng phải thanh toán hộ khách hàng thì khoản bảo lãnh sẽ được tất toán vào nội bảng và khi đó ngân hàng sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn vốn và chất lượng nghiệp vụ cũng như tài sản của ngân hàng. Đặc biệt tránh tình trạng chỉ lấy thông tin từ phía khách hàng mà cán bộ ngân hàng phải thực hiện việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp khách hàng, khảo sát thực tế tại đơn vị kinh doanh của khách hàng, từ những bạn hàng, nhà cung cấp cũng như từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng.
NHNN nên hỗ trợ cho các NHTM về mặt thông tin, nâng cao tầm hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ICC (thuộc NHNN)- nơi tập trung các nguồn thông tin rất phong phú và đa dạng, đồng thời tại đây cũng tập trung một đội ngũ các chuyên gia phân tích, xử lý thông tin tài chính và tín dụng doanh nghiệp hàng đầu song hiệu quả cung cấp thông tin cho các NHTM vẫn chưa cao. Chính phủ cũng nên xem xét để nhanh chóng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các thành phần kinh tế: không nên có quá nhiều sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự phân biệt giữa NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần nhằm khuyến khích việc phát triển hệ thống NHTM, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.