MỤC LỤC
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này, người viết đặt văn học viết về chiến tranh sau 1975 nói chung và tiểu thuyết nói riêng trong sự so sánh với văn học và tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn trước, từ đó nhận ra sự chuyển hướng cảm hứng sáng tác của nhà văn được thể hiện trên nhiều bình diện (quan niệm về hiện thực, về con người, tình huống, giọng điệu.). Phương pháp này giúp người viết rút ra được những đặc điểm cơ bản của cảm hứng bi kịch trong văn học chiến tranh sau 1975 cùng các phương diện biểu hiện của nó.
- Phương pháp phân tích: Với phương pháp phân tích, người viết đã đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể, phân tích, thẩm bình từng chi tiết nghệ thuật. - Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp tổng hợp, người viết luận văn có được một cái nhìn toàn diện về mảng văn học mà luận văn quan tâm nghiên cứu.
Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – cái bi là "phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng có tính qui luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động. Tuy nhiên ở các sáng tác về chiến tranh trước 1975 và các sáng tác ngay sau ngày giải phóng, cảm hứng bi kịch chưa trở thành cảm hứng chủ đạo mà mới chỉ là những dự cảm, những tiên liệu có tính khơi gợi, mở đường cho các sáng tác giai đoạn sau của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh.
Mảnh đất hiện thực được các nhà văn mở rộng phạm vi- không chỉ miêu tả cuộc kháng chiến của dân tộc trên một dải đồng bằng quen thộc của người Kinh mà còn vươn tới những cánh rừng đại ngàn trên dẻo cao để phản ánh ý chí quật cường của đồng bào dân tộc thiểu số Bana, Êđê, Sơđăng. Do sự chi phối của khuynh hướng sử thi như một đặc điểm bao trùm nền văn học thời kì chiến tranh, tiểu thuyết giai đoạn 1945- 1975 nhìn chung không hướng tới tính đa thanh mà chủ yếu hướng đến sự đồng nhất trong quan điểm của người trần thuật, quan điểm của nhân vật chính với quan điểm của quần chúng để tạo nên một giọng điệu chung.
Những người còn sống mang trong mình nỗi buồn chán chiến tranh, mệt mỏi vì "chờ đợi một kết cục không thể nào tránh thoát, như một định mệnh đã an bài rồi"[11.106], kẻ xấu số bị đạn bom làm cho tuyệt diệt cũng không chịu lặng cõm trong lũng đất mà vẫn gắng cất lờn tiếng núi siờu linh từ cừi õm u, đượm mùi tử khí – tiếng nói của người đã nếm trải, kinh qua mọi khốn khổ, kinh hoàng của chiến tranh: "Chiến tranh bẩn thỉu hơn tất cả mọi trò bẩn thỉu mà con người nghĩ ra"[1.302]. Miêu tả hiện thực chiến tranh bằng sự trải nghiệm của cá nhân nhà văn, tiếp cận hiện thực thông qua điểm nhìn của người lính từ chiến hào, của những nhân vật vốn ít nhiều đều chịu sự tác động trực tiếp của chiến tranh, tiểu thuyết sau 1975 đã tái hiện được một bức tranh hiện thực đa dạng, phong phú với các mảng bổ khuyết nhau hài hoà.
Câu chuyện tình hoang dại giữa các đội viên phân đội trinh sát với 3 cô gái trong khu trại tăng gia của huyện đội 67 diễn ra dưới sự đồng loã của bóng đêm và những cơn mưa rừng ướt rượi (Thân phận của tình yêu- Bảo Ninh); căn bệnh kì lạ phải nhờ đến bàn tay đàn ông chữa trị của Thu (Ba lần và một lần – Chu Lai), của các cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn "49 cây cơm nguội" (Nguyễn Quang Lập), "Người sút lại của rừng cười" (Vừ Thị Hảo)..; nỗi nhớ vợ cồn cào của Khiển (Ăn mày dĩ vãng- Chu Lai) được hóa giải bằng những lần tắm sông gắn với ám ảnh nhức nhối về cái đêm cuối cùng từ biệt vợ vào chiến trường… tất cả là kết quả của những cảm xúc đẹp đẽ, trần thế của tuổi thanh xuân hừng hực bị chiến tranh, bom đạn, bị núi rừng hoang sơ thần bí đè bẹp nay bỗng nhiên trỗi dậy với một sức mạnh cuồng si. Miêu tả tính chất bất thường, nghiệt ngã của chiến tranh, các nhà tiểu thuyết sau 1975 đồng thời cũng thể hiện một tinh thần nhân văn cao cả trong tác phẩm của mình khi nhận ra rằng: dù ánh hào quang có lấp lánh trên đầu người chiến thắng hay nỗi buồn có chấp chới trong mắt kẻ chiến bại thì những mất mát đau thương, những thống khổ, thiệt thòi mà nó gây ra cho con người là có thực.
Phát hiện ra tình trạng nhân tính đang bị huỷ hoại không chỉ trong hàng ngũ kẻ địch mà còn ngay từ trong đội hình chiến đấu của chính chúng ta- các nhà tiểu thuyết không tỏ ra cực đoan vì bên cạnh đó, họ vẫn nhìn thấy đâu đây, trong cuộc chiến tranh thảm khốc này, mầm sống của lòng nhân, của tình người. Ở mạch ngầm của các sáng tác này, dường như các tác giả muốn đưa ra một vấn đề có tính đối thoại: có gìn giữ và phát triển được nhân tính trong môi trường chiến tranh bạo liệt không khi mà chính những người nuôi dưỡng, gìn giữ nó lại thường phải nhận về mình những mất mát, đắng cay- thậm chí phải trả những giá rất đắt cho lòng nhân.
"Anh chỉ có thể sống và chỉ có thể vui lòng chết trong hàng ngũ những người lính thường mà một trong những đặc trưng góp phần tạo nên sức mạnh vô địch của họ ở mọi chiến trường là tính chất nghĩa quân nông dõn giản dị, hiền dịu, cú cỏch nhỡn đời nhõn hậu và rừ ràng sẵn sàng chịu mọi tai hoạ của chiến tranh tuy nhiên không bao giờ là những người chủ chiến"[25.383]. "thì ra, anh, Kiên cũng có một thời trẻ trung, cái thời mà giờ đây khó lòng mường tượng lại được nữa, cái thời mà toàn bộ con người anh, nhân tính và nhân dạng, còn chưa bị bạo lực tăm tối của chiến tranh huỷ hoại, cái thời anh cũng ngập lòng ham muốn, cũng biết say sưa, si mê, cũng nếm trải những cơn bồng bột và cũng ngốc nghếch, ngẩn ngơ, cũng từng tan nát cả cừi lũng vỡ tỡnh yờu đau khổ, vỡ ghen tuụng tủi hờn"[25.399].
Điều này có thể nhận thấy qua cuộc đời của Thu (Nước mắt đỏ), Kiên, Sinh, Vượng (Thân phận của tình yêu), Hai Hùng, Ba Thành (Ăn mày dĩ vãng), Sáu Nguyện, út Thêm (Ba lần và một lần)..Cuộc chiến tranh khốc liệt, cam go kéo dài mấy chục năm vừa qua đã rút hết sinh lực của con người, ném trả lại họ cái hình hài ốm o, yếu ớt- là một trong những nguyên nhân khiến người lính năm xưa chẳng thể nào kiếm tìm cho mình được một mẩu hạnh phúc. Với Kiên- đó là mối tình trước chiến tranh với Phương; với Sáu Nguyện cuộc tình đau đớn với Tư Chao vẫn là một ám ảnh; Ba Thành không thể gạt bỏ hình bóng của Hai Hợi; Thu, Quy, Linh chẳng thể nguôi quên nỗi đau của tình yêu quá khứ; Hai Hùng cho đến tận những năm sau hoà bình vẫn ngược dòng thời gian "ăn mày dĩ vãng" để kiếm tìm sự thật về người đàn bà một thời mình đắm đuối, si mê và ở cái tuổi xế chiều ảm đạm này, trái tim vẫn không ngừng thổn thức.
Ở các mức độ đậm nhạt khác nhau, tiểu thuyết thời kì hậu chiến miêu tả rất phong phú, đa dạng tác động của ngoại cảnh tới tâm lí, tính cách con người- có những tác động khiến người ta xấu đi, trở thành kẻ tha hóa, biến chất nhưng cũng có những tác động chỉ làm thay đổi bản chất, tính cách, suy nghĩ của con người song chưa thực sự bị đẩy sang bên kia giới hạn của cái tốt. Hai Hùng dù ngang tàng trận mạc như vậy vẫn có lúc sợ hãi, nao núng- thậm chí rất công tâm khi khai trừ Đảng một đồng chí gan dạ nhưng đã tự tiện ăn hết phần gạo quy định thì bản thân Hai Hùng vẫn cứ là nạn nhân của cái đói khi tự tiện mò sang lán thương binh ăn trộm một hộp sữa và "không dao, không kéo, chỉ bằng hai hàm răng anh đã cạp thủng nắp hộp và mút một hơi đến đáy"[11.134].
Ở đó, là nơi lưu giữ tình đồng đội bác ái, lưu giữ những tình cảm nhân văn thắm thiết nhất của cuộc đời người cầm súng mà bản thân Kiên "nếu không nhờ được sự che chở đùm bọc, được cưu mang và được cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu"[25.641].Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất của những đồng đội đã lặng lẽ ngã xuống, Kiên nhận ra rằng cuộc chiến tranh vừa qua không phải chỉ chất chứa những điều gớm guốc mà còn chứa đựng nhiều cái đẹp cao cả thiêng liêng. Đâu đó trong nhiều tác phẩm vẫn còn sự hiện diện của chất "hùng", chất "tráng" nhưng không thể phủ nhận rằng cái nhìn của các nhà tiểu thuyết hôm nay về cuộc chiến tranh vừa qua đã mang vẻ u buồn, ảm đạm khi họ nhận ra sự tồn tại của những nghịch lí trớ trêu, những điều phi nhân trong môi trường chiến tranh bạo liệt và thậm chí tồn tại ngay cả khi đạn bom đã lắng.
Không được chuẩn bị hành trang cho cuộc sống thời bình nên khi được trở lại với môi trường xã hội phức tạp, sống trong một nền kinh tế đang biến động, giữa các quan hệ toan tính, người hùng năm xưa không thể tìm lại vị thế chủ nhân của mình, đành sống kiếp sống của người làm thuê hoặc trở thành cái bóng nhợt nhạt giữa vô số thân phận con người bé nhỏ khác của cuộc đời. Không gian xã hội trong tiểu thuyết "Thời xa vắng" được miêu tả trên một diện rộn- từ mảnh đất quê hương làng Hạ Vị đến chiến trường nơi đơn vị Sài đóng quân và đặc biệt là mảnh đất Hà Nội đã gắn bó với Sài nhiều kỉ niệm về một tình yêu dang dở và một mối tình không trọn vẹn khác trong phần đời còn lại của mình.
Hướng về quá khứ để được gặp lại gương mặt của đồng đội thân yêu, được nếm trải vị ngọt ngào hạnh phúc, được sống lại những năm tháng thanh tân tuổi trẻ đầy khao khát, rắn rỏi, mạnh mẽ và tràn đầy sinh lực- đó cũng là một cách thú nhận sự bất lực, nỗi bất hạnh của con người khi hoà nhập vào thế giới hiện tại của cuộc đời. Với việc dựng lên nhiều mảng không gian xen kẽ nhau, tái hiện đan cài nhiều khoảng thời gian khác nhau, tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 đã mở rộng được phạm vi phản ánh hiện thực, khai phá sâu hơn thế giời tâm linh đầy bí ẩn cũng như theo sát và tái hiện được chân dung con người với tư cách cá nhân, có số phận riêng tư trong dòng chảy trầm luân dâu bể của cuộc đời.
Sáu Nguyện giáp mặt với Năm Thành trong môi trường sống hoà bình nhiều đổi thay cũng gắn với sự hoán đổi ngôi vị: người hùng đại diện cho chính nghĩa, biểu tượng của lòng can trường, dũng cảm năm xưa trở thành kẻ làm thuê bé nhỏ, còn kẻ đào ngũ hèn nhát lại xuất hiện trong vị thế của một giám đốc thành đạt, giàu có, được trọng vọng, kính nể. Ở kiểu tình huống này, bao giờ các tác giả cũng hướng tới việc bộc lộ đến tận cùng bản chất con người- cao cả hay thấp hèn, trung thực hay giả dối, vị tha hay độc ác…Với văn học trước 1975, khi nhân vật được đặt trong tình huống thử thách thì đều có khả năng chiến thắng hoàn cảnh, vượt qua khó khăn để toả sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Sau cuộc chiến tranh ấy thì chẳng còn gì nữa cả trong cuộc đời anh ngoài những mộng mị hão huyền, những ám ảnh triền miên của quá khứ thương đau và Kiên như vỡ ra một điều "thì ra cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng (…) và không phải cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hi vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi, mà trái lại những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay"[25.420]. Với việc dựng lên một thế giới bất thường như vậy, các cây bút tiểu thuyết sau 1975 dường như muốn đem đến cho người đọc ấn tượng về nỗi buồn chiến tranh phủ trùm lên toàn bộ thế giới nghệ thuật của tỏc phẩm để từ đú cảm nhận rừ hơn những khủng khiếp, kinh hoàng mà chiến tranh gây ra cũng như sẻ chia với những mất mát thương đau của con người.
Trung Trung Đỉnh: Tiễn biệt những ngày buồn (Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Bảo Ninh: Thân phận của tình yêu (Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới- Nxb Hội nhà văn.