MỤC LỤC
- Có những từ giống nhau cả hình thức và ngữ nghĩa (important: quan trọng, football: bóng đá…) hoặc tương tự nhau dẫn tới việc khi tiếp xúc các từ mới Tiếng Pháp lần đầu, sinh viên chuyên ngành Anh văn vẫn có thể đoán được chính xác nghĩa của chúng (actor (A) / acteur (P): diễn viên, professor (A) / professeur (P): giáo sư, blue (A) / bleu (P): màu xanh da trời…). - Trong Tiếng Anh, việc nối phụ âm kết thúc một từ với nguyên âm bắt đầu từ theo sau có hiện hữu nhưng không bắt buộc và thường xảy ra khi giao tiếp ở tốc độ nhanh trong ngôn ngữ thường ngày (rapid colloquial speech). Do không nắm số lượng và cách đọc các âm của từng ngôn ngữ (có sự khỏc biệt rất rừ) dẫn đến việc phỏt õm sai mà phổ biến nhất, thường gặp nhất là dùng cách phiên âm Tiếng Anh để phát âm các từ Tiếng Pháp (chiếm số lượng 63,8%) (caâu 4).
- Thứ nhất, do sinh viên còn dành ít sự đầu tư cũng như chưa có phương pháp học tích cực môn Tiếng Pháp (35,3% không có tự điển Tiếng Pháp (câu 5), chỉ 19% xem lại bài học ngay ở nhà sau buổi học chính thức còn phần đông còn lại ôn bài trước ngày có tiết học tới hoặc trước kiểm tra, các kì thi… (câu 33)) nên kết quả là việc nhầm lẫn xảy ra khá thường xuyên. + cần trang bị thêm các sách, tài liệu về Tiếng Pháp (có liên quan hoặc mở rộng thêm chương trình học ở lớp) sau đó so sánh với những kiến thức đã có về Tiếng Anh kết hợp cựng với sựù hỗ trơ,ù giỳp đỡ của giỏo viờn bộ mụn để nắm vững hơn những điểm khác nhau cơ bản Anh-Pháp. - l’accent circonflexe có nguồn gốc khác nhau: nó thay thế cho chữ s từ nguyên (étymologique) hay đôi khi phiên (transcrit) lại một âm xưa cũ và kéo dài của vài nguyên âm: hôpital, hôtel… Cũng có trường hợp nó dùng để phân biệt những từ đồng âm (tâche: công việc và tache: vết bẩn; notre, votre: tính từ sở hữu và nôtre, vôtre: đại từ; sur: ở trên và sûr: chắc chắn…).
+ Dấu gạch nối (le trait d’union) nối các từ thành từ ghép (petite- fille, grand-mère…) hay được đặt trước và sau chữ t hài âm (euphonique) ở ngôi thứ ba số ít chèn giữa một dạng động từ và một đại từ chủ ngữ đặt sau. Qua điều tra thu được kết quả là trung bình khoảng 63,14% sinh viên mắc sai sót trong các điểm phái sinh và ngoại lệ khi chia hoà hợp theo các đại từ những động từ s’asseoir, devoir, boire, ouvrir…(câu 22). - Nắm thật vững nghĩa, qui tắc chia động từ cơ bản của từng nhóm, tránh việc quên chia động từ hay chia không tương xứng với chủ từ và chú ý cách phát âm (vì khi chia ở từng ngôi, động từ sẽ có cách đọc khác với động từ gốc).
Hiện nay, khoảng 19% sinh viên còn chỉ áp dụng cách học thuộc lòng giống của các danh từ và 17,1% còn ghi nhớ một cách thiếu sót “hầu hết danh từ tận cùng là-e giống cái, trừ một số rất ít những ngoại lệ”… (câu 13) ; bên cạnh đó phần đông còn mắc sai sót hoặc quên chú ý đến việc chuyển dạng danh từ theo giống và số cho phù hợp dẫn tới phạm nhiều sai lầm trong việc hòa hợp trong câu (câu 14). - Đối với danh từ chỉ đồ vật, danh từ chỉ hành động, trạng thái, danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng chỉ có một giống duy nhất là giống đực hay cái, do đó tốt nhất là nhờ vào tự điển, dần dần qua đó mà ghi nhớ giống của chúng. Qua điều tra cho thấy, 93,26% sinh viên thống nhất ý kiến “việc dạy cho sinh viên nắm các tiếp tố phân biệt hai giống của danh từ Tiếng Pháp là cần thiết”.
Do đó bên cạnh việc tự tìm hiểu, học hỏi thêm của sinh viên về các quy luật, cách phân biệt (như đã nói ở trên), giáo viên cần hỗ trợ, giúp đỡ làm sâu, làm vững kiến thức thêm để hạn chế sự khó khăn, sự nhầm lẫn về giống, số của danh từ Tiếng Pháp ở sinh viên hướng đến việc nâng cao chất lượng học tập. Tính từ Tiếng Pháp ở hai vị trí (trước hoặc sau danh từ) và nếu cùng một tính từ đặt ở hai vị trí sẽ mang ý nghĩa khác nhau (nghĩa đen và nghĩa bóng). Qua điều tra cụ thể bằng cách cho sinh viên trắc nghiệm chọn cách chuyển sang số nhiều đúng cho một số tính từ phát hiện 41% sinh viên mắc sai lầm, không chọn đúng câu trả lời (câu 18) và bằng cách cho sinh viên chuyển sang giống cái một số tính từ thu được kết quả 59,36% sinh viên chuyển sai (câu 19).
Để khắc phục, giúp sinh viên hiểu sâu, hạn chế tối đa những sai lầm, nhầm lẫn trong việc chuyển đổi dạng của danh từ, tính từ Tiếng Pháp theo giống và số, giáo viên cần phối hợp song song việc khuyến khích sinh viên tự học, hướng dẫn phương pháp học hiệu quả cùng với việc giảng dạy cho sinh viên nắm hai quy tắc. Đối với các từ tận cùng bằng –r như: -er / -ère (boucher / bouchère: người bán thịt), -eur / -euse (vendeur / vendeuse: người bán), -teur / -trice (spectateur / spectatrice: khán giả, apiculteur / apicultrice: người nuôi ong, correcteur / correctrice: người chấm bài, sửa bản in). + Một số tận cùng -c khi ở giống cái chuyển thành –che (blanc / blanche: trắng) + Một số bất quy tắc: duc / duchesse: công tước, grec / grecque: người Hy Lạp.
Tuy nhiờn, trong trường hợp cú sự giải thớch, làm rừ thờm chi tiết về các danh từ này ta có thể dùng mạo từ đi kèm nhưng chỉ áp dụng cho danh từ riêng (tên người) hay các đại từ thuộc ngôi thứ nhất (Je, Nous), ngôi thứ hai (Tu,Vous). Hay một ví dụ rất thực tế là tại sao một người chỉ tìm tòi, học hỏi qua sách vở lại luôn thua kém một người biết kết hợp chúng với việc thực hành giao tiếp hoặc du lịch ở các nước sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học?. Ở đây, trong bài nghiên cứu này, việc tìm hiểu, phát hiện và đưa ra những giải pháp giúp sinh viên ngoại ngữ hạn chế được những sai sót, nhầm lẫn với Tiếng Anh khi tiếp xúc với một ngôn ngữ ngoài chuyên ngành của mình _ Tiếng Pháp cũng cần dựa trên tinh thần “lý thuyết gắn liền thực tiễn” để đạt được những mục tiêu như mong đợi.
Muốn vậy, bên cạnh việc khuyến khích sinh viên phát huy tính tích cực, tự giác tìm tòi, sáng tạo nắm vững những quy tắc quan trọng (như đã nêu trên), nhà trường nói chung cũng như giáo viên giảng dạy nói riêng cần phân phối thêm thời gian cho việc tổ chức sinh viên thảo luận, trình bày các chủ đề đơn giản (như về cá nhân, gia đình, sở thích, giải trí…) hay đóng vai các nhân vật, tự lập các đoạn đối thoại (giữa người mua và người bán, giữa hai người bạn…) vì thực tế cho thấy những lỗi mắc phải khi sinh viên trình bày (thông qua kỹ năng nói) được giáo viên chỉnh sữa, lưu ý, nhấn mạnh sẽ giúp sinh viên ghi nhớ rất lâu sai sót của mình và ít lặp lại lần sau. Ý kiến này được đa số sinh viên đồng tình ủng hộ vì không những có ý nghĩa tích cực vừa nêu mà còn làm thay đổi bầu không khí học tập, kích thích sinh viên hứng thú, thu hút sự tập trung cao vào bài học…. Từ những số liệu trên cho thấy nghe và nói là hai kỹ năng giao tiếp quan trọng nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho sinh viên trong việc học ngoại ngữ này, vì vậy giáo viên cần đa dạng hoá phương pháp giảng dạy của mình nhằm tạo cho sinh viên nhiều điều kiện thuận lợi nhất nâng cao các kỹ năng kể trên, hoàn thiện dần khả năng lĩnh hội ngôn ngữ mới.
Điều này giải thích lý do cho câu hỏi: Tại sao đa số người học cảm thấy hứng thú và tiếp thu dễ dàng, hiệu quả khi tiếp xúc với người giáo viên vui tươi, niềm nở và đôi khi khá “hóm hỉnh” trong giảng dạy?. Ta có thể tham khảo qua các số liệu sau ở câu 32 bảng câu hỏi: 24,76% sinh viên thừa nhận ghi nhớ nhanh một vấn đề gây cho họ ấn tượng và 31,44% phù hợp sở thích, gây hứng thú một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của công tác giảng dạy của người giáo viên đối với chất lượng học tập của sinh viên trong việc lĩnh hội ngoại ngữ. Đặc biệt, mặc dù còn mắc phải nhiều sai sót, nhầm lẫn với Tiếng Anh nhưng qua điều tra thấy rằng khi tiếp xúc với Tiếng Pháp: 29,5% rất thích học và 43,8% nếu có điều kiện sẽ học chuyên sâu (câu 36).