Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty nhựa Đà Nẵng

MỤC LỤC

Lao đông gián tiếp

Tình hình kinh doanh của công ty

Trong năm này các khoản chi phí cũng đồng loạt tăng lên nên tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty vẫn không cao hơn năm 2009, còn lợi nhuận tính ở số tuyệt đối chỉ tăng lên 6,7% so với năm 2009. Mặc dù không lượng hóa được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tác động đến lợi nhuận của công ty, nhưng chắc chắn rằng nếu không có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tăng lên qua các năm, vì đó là xu hướng phát triển chung của toàn ngành. Khi chỉ số chất dẻo bình quân trên đầu người trong nước còn thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới, thì tăng trưởng của ngành nhựa mỗi năm đều ở mức cao (15 – 20%), cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (5 – 7%).

Công ty CP nhựa Đà Nẵng nằm trong phân ngành nhựa xây dựng – một phân ngành chủ chốt – và lại là doanh nghiệp dẫn đầu ở khu vực miền Trung Tây Nguyên thì tất yếu cũng sẽ nằm trong xu hướng ấy, trừ phi có những biến động bất thường xãy ra. Trong khi tỷ suất LN kế toán trước thuế/DTT năm 2010 của CP nhựa Đà Nẵng chỉ có 8,15% thì của nhiều doanh nghiệp lại ở mức cao ngất ngưỡng: CP nhựa Bình Minh với 33,3%; CP nhựa Tiền Phong với 24,7% – 2 doanh nghiệp tiêu biểu trong phân khúc nhựa xây dựng niêm yết trên HOSE. (Nguồn: BCTC của các doanh nghiệp) Điều đáng bàn là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp ngành nhựa nào, mỗi sự biến động trong giá cả nguyên vật liệu đầu vào đều tác động đến giá vốn của tất cả các doanh nghiệp.

Tóm lại, mặc dù công ty CP nhựa Đà Nẵng là một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ổn định, song một vấn đề nổi lên trong tình hình kinh doanh của công ty là sự tăng trưởng lợi nhuận không tương xứng với những nổ lực tăng trưởng doanh thu.

Bảng 2.9: So sánh tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận của một số doanh nghiệp phân ngành nhựa xây dựng trong năm 2010
Bảng 2.9: So sánh tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận của một số doanh nghiệp phân ngành nhựa xây dựng trong năm 2010

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG

  • Những thuận lợi
    • Những khó khăn .1 Rủi ro về kinh tế

      Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào: được hưởng những ưu đãi về thuế quan và có khả năng thâm nhập thị trường tốt; đến nay sản phẩm nhựa của Việt Nam đã có mặt trên 60 quốc gia, trong đó có cả những thị trường khó tính như: Mỹ, EU và Nhật Bản…. -Miễn thuế thu nhập các nhân cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong thời hạn 10 năm, kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với cá nhân.  Rủi ro nguyên liệu đầu vào: Đối với hoạt động của ngành nhựa của Việt Nam hiện nay, nguồn nguyên liệu đầu vào của hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước - Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này, đều phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, mà nguyên liệu ngành nhựa luôn luôn bị biến động với biên độ giao động có thể lên đến ±50%, đây là một trong những rủi ro ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và khả năng sinh lợi của Công ty.

       Rủi ro về tỷ giá: Do phần lớn nguyên liệu nhập khẩu phải thanh toán bằng ngoại tệ, trong khi đó nguồn thu nhập của công ty từ sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là đồng nội tệ, nên rủi ro tiềm ẩn về tỷ giá hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động.  Rủi ro cạnh tranh thị trường: Hiện nay thị trường có trên 1.200 nhà sản xuất lớn nhỏ đang hoạt động trong ngành nhựa đã tạo nên môi trường cạnh tranh rất gay gắt đòi hỏi phải có sự thay đổi liên tục về công nghệ về mẫu mã sản phẩm. Tốc độ phát triển của ngành nhựa đòi hỏi sự phát triển một cách đồng bộ về dây chuyền công nghệ, kỹ thuật sản xuất và sự sáng tạo trong các sản phẩm sản xuất mới để mới có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường hiện đại.

      Và chỉ những doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công nghệ và lựa chọn phân khúc thị trường cạnh tranh mới có thể đẩy lùi được khó khăn, và phát huy được những thuận lợi mà ngành mang lại.

      Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2010 của công ty  (ĐVT: triệu USD)
      Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2010 của công ty (ĐVT: triệu USD)

      MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG

        Bên cạnh đó, do công nghệ của ngành nhựa phát triển nhanh, nên để tránh tình trạng tài MMTB nhanh bị lạc hậu, cũng như để giải quyết vấn đề thiếu vốn trong đầu tư, công ty có thể sử dụng đến hình thức thuê tài chính (nếu sử dụng trong thời gian dài) hay thuê hoạt động (nếu sử dụng trong thời gian ngắn). Theo đó, trước hết công ty nên tập trung đổi mới công nghệ cho những mặt hàng chủ lực như Ống nước HDPE, Ống nước PVC; hay các mặt hàng thu có nguồn lợi lớn và hỏi trình độ công nghệ cao như Túi LD, HDPE và Manh, bao dệt PP, HD… Mặc dù Ống nước đóng góp vào doanh thu một tỷ trọng lớn, nhưng cũng như mặt bằng chung các sản phẩm khác, MMTB để sản xuất mặt hàng này đã rất lỗi thời, đặc biệt là dây chuyền sản xuất ống nước PVC – năm 2010 tỷ lệ số sản phẩm sản phẩm sai hỏng rơi vào mặt hàng này là nhiều nhất. Ngoài ra, với cơ sở mặt bằng xuống cấp và không đáp ứng được công suất sản xuất hiện tại (lớn gấp 6 lần so với công suất thiết kế), công ty cũng cần tính tới biện pháp mở rộng thêm mặt bằng sản xuất, có thể ở một địa điểm mới hoặc ngay trên chính diện.

        Nhưng với đặc điểm sản phẩm ngành nhựa khá cồng kềnh và khoảng cách địa lý là một trở ngại lớn, trong khi thị trường miền Trung và Tây Nguyên đang được đánh giá là rất tiềm năng, số lượng đối thủ cạnh tranh ít, thì theo tôi, thay vì ra sức cạnh tranh ở 2 thị trường Bắc, Nam, công ty vẫn nên tập trung nguồn lực phát triển ở thị trường miền Trung và Tây Nguyên. Những năm qua, giá bán sản phẩm của công ty không ngừng tăng do giá các yếu tố đầu vào tăng (chủ yếu là tăng giá do nguyên vật liệu nhựa tăng), điều này đã gây ra khó khăn cho công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm do khách hàng không chấp nhận việc tăng giá. Để đáp ứng được việc tăng giá này, công ty nên có những thủ thuật trong việc tăng giá như tăng hình ảnh sản phẩm (mẫu mã, bao bì,..), thay đổi nguyên liệu chế tạo (giảm chi phí sản xuất, giảm chất lượng sản phẩm giá không đổi nhưng thực chất là đã tăng giá),….

        Rút ngắn quảng đường vận chuyển bình quân và lựa chọn đúng đắn loại phương tiện vận chuyển, tổ chức công tác bốc dỡ hàng, hợp tác chặt chẽ với cơ quan vận chuyển, sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến sẽ làm giảm chi phí trong quá trình vận chuyển.

        Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy kế toán quản trị kết hợp với kế toán quản trị
        Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy kế toán quản trị kết hợp với kế toán quản trị

        Nhận diện và phân loại chi phí theo cách ứng xử tại công ty CP nhựa Đà Nẵng

        Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

          - Biến phí vật liệu: dựa vào Sổ tổng hợp xuất vật liệu của TK1522 “VLP” đối ứng TK621 của từng quý ta tổng hợp được CP VLP cho từng loại mặt hàng trong năm. Chi phí NL dùng cho sản xuất chủ yếu phát sinh ở bộ phận “Manh, bao dệt PP, HD”.

          Chi phí nhân công trực tiếp

            Cách tính nêu trên áp dụng đối với chi phí công nhân trực tiếp và cả chi phí tiền lương của các bộ phận khác.

            Chi phí sản xuất chung

            • Chi phí bán hàng
              • Chi phí quản lý doanh nghiệp

                Tại công ty, TSCĐ được sử dụng và bảo quản chặt chẽ theo từng bộ phận, từng tổ sản xuất; mục đớch sử dụng được theo dừi trờn sổ chi tiết TSCĐ. Hàng quý, kế toỏn theo dừi tỡnh hỡnh tăng giảm TSCĐ tại cỏc bộ phận để đến cuối quý lập Bảng phõn tổng hợp bổ khấu hao TSCĐ ở từng tổ sản xuất và từng bộ phận làm căn cứ để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Chi phí điện nước hàng tháng vừa phục vụ cho hoạt động sản xuất vừa phục vụ cho hoạt động quản lý, nhưng trên thực tế công ty hoạch toán toàn bộ chi phí này chỉ cho bộ phận sản xuất.

                 Chi phí vận chuyển, bốc xếp: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, chi phí này biến động tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm tiêu thụ nên đây được xem là một khoản biến phí. Trên thực tế, khi hoạt động tiêu thụ diễn ra, nếu có các các khoản giảm trừ mang bản chất chiết khấu thì công ty sẽ không ghi nhận giảm trừ doanh thu mà lại đưa chúng vào chi phí bán hàng với tư cách là chi phí hoa hồng trích cho khách hàng. Đây là nguyên nhân chính là cho chi phí bán hàng của công ty luôn chiếm một tỷ trọng lơn trong tổng chi phí và liên tục tăng qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh thu.

                Sau khi tách biến phí và định phí cho tất cả khoản mục chi phí xong, ta sẽ tập hợp lại biến phí tính cho mỗi đơn vị sản phẩm và tổng định phí tương ứng với sản lượng tiêu thụ trong năm (trình bày ở Bảng 2.13 và 2.14).

                Bảng PL4: Bảng tổng hợp chi phí điện nước 12 tháng trong năm 2010 Tháng SLSX (kg) (X) CP điện, nước
                Bảng PL4: Bảng tổng hợp chi phí điện nước 12 tháng trong năm 2010 Tháng SLSX (kg) (X) CP điện, nước

                Cơ cấu vốn góp, Thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng