MỤC LỤC
Về mặt kinh tế : Thanh Trì là một huyện ngoại thành Hà Nội bao gồm 24 xã, 1 thị trấn; cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của Thủ đô, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đã có trên 50 dự án được thực hiện trên địa bàn huyện( xõy dựng cửa ngừ phớa nam Thành phố, dự ỏn hồ điều hũa thoỏt nước Yên Sở, mở rộng đường quốc lộ 1A, xây dựng khu công nghiệp, nhà chung cư.) tác động đến phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 12,45%/năm, cơ cấu kinh tế địa bàn chuyển dịch theo đúng định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch vụ giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Hơn nữa, thiên tai, dịch bệnh( đặc biệt là các bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng…) bùng phát trên diện rộng đã làm cho hoạt đông nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động cho vay - thu nợ của ngân hàng , nguy cơ gia tăng nợ xấu tại các nơi bị thiệt hại rất là cao.
Với công nghệ hiện đại, trình độ quản lí và khả năng tiếp cận thị trường tốt triển khai nhiều dịch vụ tiện ích như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, ATM, các dịch vụ ngân hàng điện tử( tiết kiệm điện tử.) dịch vụ e – Bank, phone Bank đã hình thành và phát triển tạo cho khách hàng sự thuận tiện trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Những bước phát triển trong giai đoạn 2001 đến nay đã giúp NHNo Thanh Trì khôi phục hình ảnh một chi nhánh Ngân hàng vững mạnh, tạo niềm tin cho khách hàng quan hệ với ngân hàng, cùng với việc mở rộng mạng lưới giao dịch và các phòng ban chuyên môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo Thanh Trì trong việc phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Khác với thời kì đầu thành lập, hiện nay NHNo Thanh Trì không còn là ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà được phép cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cả tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực khác trong phạm vi chiến lược sản phẩm của NHNo Việt Nam.
Mặc dù chịu sự cạnh tranh ngày càng găy gắt của các đối thủ cạnh tranh, nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, ngân hàng đã khẳng định được vị trí dẫn đầu về hoạt động tín dụng ( chiếm 60% tổng thị phần tín dụng) so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Trong điều kiện hiện nay các NHTM đều diễn ra tình trạng thiếu vốn, vì vậy để đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động thì chi nhánh đã phải thực hiện các biện pháp nâng cao lãi suất huy động đầu vào đồng thời thực hiện thỏa thuận lãi suất đối với khách hàng vay vốn của mình. Luôn có các đánh giá kết quả và đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng cán bộ tín dụng đồng thời thành lập các tổ, nhóm huy động kết hợp với các hình thức khuyến mãi thích hợp nhằm thu hút nguồn vốn dư thừa trong dân.
Thực hiện theo hình thức này giúp chi nhánh mở rộng địa bàn tín dụng đến từng địa phương, tạo mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng đồng thời kiểm soát được lượng vay vốn của các thành phần kinh tế và ngành kinh tế trên địa bàn. Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các chi nhánh đã làm gia tăng chi phí huy động vốn và cho vay dẫn tới tổng chi phí trong 3 năm qua có tốc độ phát triển rất cao ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận thu được hàng năm của chi nhánh Thanh Trì. Lợi nhuận và quỹ thu nhập hàng năm đều có sự gia tăng qua các năm, nhưng lợi nhuận của chi nhánh bình quân chỉ đạt 92,94% trong khi quỹ thu nhập có tốc độ phát triên cao hơn (107,66%) nguyên nhân là do sự gia tăng của tổng chi phí và sự gia tăng của việc trích dự phòng rủi ro, điều chỉnh tăng tỷ lệ giữ trữ bắt buộc đối với các TCTD theo quy định mới của nhà nước trong việc thắt chặt chính sách tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát.
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và cá hình thức bảo lãnh khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy địnhcủa NHNN. + Các tài liệu của ngành ngân hàng như là: nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, phương pháp thẩm định dự án, khách hàng, sổ tay tín dụng, bảng cân đối chi tiết ngân hàng trong 3 năm, báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của ngân hàng…. + Đối với thông tin chung: Qua các thông tin sách báo, mạng và thông tin chuyên ngành chúng ta cần tìm hiểu thực trạng của vấn đề, các tác động từ nguyên nhân chủ quan và khách quan, thông qua các ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ tín dụng và có thể là cả khách hàng để nhìn nhận một cách tổng quát về vấn đề mình đang nghiên cứu.
Không huy động được nguồn vốn kịp thời thì ngân hàng không thể thực hiện được các hoạt động của chính mình. Vì vậy huy động vốn luôn được sự quan tâm hàng đầu của mỗi ngân hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn huy động cho nên chi nhánh Thanh Trì đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau.
Trước hết đó là mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch đến từng địa phương, đảm bảo gần dân, sát dân, thuận tiện cho hoạt động huy động vốn. Thứ hai, là hiện đại hóa công nghệ gắn liền với đổi mới công tác giao dịch của nhân viên, tạo sự tôn trọng của ngân hàng đối với người gửi tiền. Thứ tư, là đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, đa dạng các hình thức huy động vốn cho phù hợp với nhu cầu đông đảo của người dân.
Nhờ vậy, nguồn vốn huy động không những đạt và vượt mức kế hoạch hàng năm mà chất lượng của nguồn vốn huy động không ngừng được nâng cao. - Xét về thực tế huy động vốn theo loại tiền: Nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh cả về nội tệ và ngoại tệ.