Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước tại Hà Nội

MỤC LỤC

Thẩm quyền, cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước

Thuật ngữ thẩm quyền thường được sử dụng trong các văn bản có tính chất chuyên ngành ví dụ trong Luật khiếu nại, tố cáo tại mục 2 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trong Luật Đất đai Điều 136 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai … Thông thường thuật ngữ thẩm quyền được sử dụng khi cần để xác định những vấn đề, vụ việc thuộc quyền quyết định, giải quyết của một chủ thể nhất định. Tóm lại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước là nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá, tính hợp pháp, hợp lý của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất(công dân, cơ quan, tổ chức).

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước

Chính sách pháp luật về đất đai

Ở giai đoạn này, “Mặc dù Hiến phỏp 1959 quy định rừ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tư nhõn về ruộng đất của người nông dân những trong quá trình vận động nông dân đi vào làm ăn tập thể, tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp và thực hiện việc “cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội”, về cơ bản đất đai ở nước ta từng bước đã được xã hội hoá toàn bộ”. Như vậy, nếu như trước năm 1980 còn nhiều hình thức sở hữu về đất đai tạo nên sự đặc trưng trong quản lý và sử dụng đất đai trong thời kỳ quan liêu bao cấp thì sau Hiến pháp năm 1980 ở Việt Nam chỉ còn một hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai là một sở hữu toàn dân, một chế độ sở hữu chuyển từ giai đoạn nền kinh tế tập trung hoá cao độ sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, tạo thành sự đặc trưng trong quan hệ đất đai dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường.

Văn hóa pháp luật

Kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ mở cửa, thực hiện theo cơ chế thị trường, nhất là từ khi Luật đất đai năm 2003 ra đời với những quy định mới, đất đai được coi là hàng hoá đặc biệt và pháp luật cho phép người sử dụng đất được tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Tất cả những vấn đề trong quá trình giải quyết khiếu nại đất đai mà chủ thể thực hiện trong hành vi, trong suy nghĩ, trong ứng xử của mình đều do những chuẩn mực, các hệ thống giá trị mà văn hóa pháp luật chi phối.

Thực trạng pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước

Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hành vi hành chính trong giải quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người giải quyết khiếu nại lần đầu là Thủ trưởng cơ quan hành chính có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại (bao gồm cả hành vi của cán bộ trong cơ quan đó); Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương, Giám đốc Sở và cấp tương đương của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giảm quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính hành vi hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

Thực trạng thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước tại Thành phố Hà Nội

Thời gian qua, các địa phương tiến hành xây dựng các khu công nghiệp thu hồi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó giá đền bù thấp, quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn ít hoặc không còn để giao, nhiều trường hợp sau khi thu hồi đất nông nghiệp, giao cho các công ty để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, người dân không chấp nhận dẫn đến tình trạng các hộ dân chống đối, không thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã có nhiều hành vi ngăn cản, đập phá phương tiện và chống người thi hành công vụ. Liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường thiệt hại có sự khác nhau trong việc giải quyết giữa các địa phương như “phải thỏa thuận” hay “không phải thỏa thuận” với người sử dụng đất, việc xác định đối tượng bồi thường về đất, việc xác định đối tượng được bồi thường về đất, diện tích đất được bồi thường (những trường hợp sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 nà không có giấy tờ về đất, đất do ông bà, cha mẹ để lại nhưng hồ sơ về đất đai không còn do chiến tranh hoặc thiên tai, quy định hạn mức đất ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở gắn với vườn, ao, đất cặp mé lộ, mé sông …).

Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai tại thành phố Hà Nội

Nội dung công dân khiếu nại chủ yếu liên quan đến quy hoạch, triển khai dự án, chế độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án hoặc đòi quyền sử dụng đất như: khiếu nại của công dân xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm); công dân xã Bắc Hồng (huyện Đông Anh) về giao đất giãn dân nông thôn; công dân thuộc các phường Tân Mai, Trương Định (quận Hoàng Mai) về chỉ giới quy hoạch, chế độ, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường 2,5; công dân thuộc 5 xã của huyện Sóc Sơn về bồi thường, giải phóng mặt bằng đất xây dựng, mở rộng quốc lộ 18; công dân các xã Liên Hà, Hồng Hà, Liên Hồng (huyện Đan Phượng), công dân xã Yên Nghĩa, xã Dương Nội (thành phố Hà Đông), công dân xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), công dân xã Tân Tiến (huyện Chương Mỹ) khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ; công dân xã Thanh Văn huyện Thanh Oai khiếu nại về quyền sử dụng đất,… Trong năm 2008 các hộ kinh doanh tại các chợ khi Thành phố có kế hoạch, dự án cải tạo, nâng cấp như chợ Hàng Da (quận Hoàn Kiếm), chợ Mơ (quận Hai Bà Trưng), chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), và một số vụ đề nghị, khiếu nại về sử dụng đất tôn giáo rất phức tạp tạo thành “điểm nóng” như ở 42 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm và 178 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa. Trong điều kiện mở rộng địa giới hành chính, mặc dù tình hình khiếu nại tăng them, việc giải quyết khiếu nại còn có những khó khăn do việc áp dụng, vận dụng các chính sách pháp luật trên toàn địa bàn Thành phố đã nghiêm túc triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 13/06/2008 của Thành uỷ và Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 03/09/2008 của UBND Thành phố.Thanh tra Thành phố đã chủ động tham mưu giúp UBND Thành phố ban hành quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 29/09/2008 quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thành phố Hà Nội;.

Một số chủ trương, chính sách của Đảng về thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai, rà soát các quy định của pháp luật hiện nay liên quan đến việc giải quyết khiếu nại về đất đai, kịp thời bổ sung những nội dung mà phỏp luật chưa điều chỉnh, chưa rừ rang; hoàn thiện chớnh sách bồi thường khi thu hồi đất, nhất là giá bồi thường phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường, tạo sự thống nhất thực hiện trong cả nước, không để có sự chênh lệch bất hợp lý về mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất giữa các dự án; giao đất dịch vụ, gắn tái định cư với giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi những quy định chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới phát sinh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Bộ Chính trị tại Công văn số 5077-CV/VPTW ngày 22 tháng 5 năm 2008 và của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 5748/VPCP-KNTC ngày 01 tháng 09 năm 2008, Thanh tra Chính phủ đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng mô hình thí điểm cơ quan tài phán hành chính trong lĩnh vực đất đai lồng ghép trong Đề án tài phán hành chính.

Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước

Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu quy định một khoảng thời gian hợp lý sao cho việc thực hiện tất cả các quyết định giải quyết khiếu nại một cách hiệu quả nhất, bởi vì có những quyết định giải quyết khiếu nại có thể thực hiện được ngay nhưng cũng có những quyết định giải quyết khiếu nại đòi hỏi một thời gian nhất định hoặc việc thực hiện phải được tiến hành theo một trình tự cụ thể hoặc cần phải sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và nhiều người …. Bởi vì, do pháp luật chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm các quy định về hình thức giải quyết khiếu nại, thủ tục thụ lý đơn khiếu nại, thời hạn giải quyết đơn khiếu nại, việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật khẳng định quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại là trái pháp luật và việc tổ chức, thực hiện công tác tiếp dân … Nên đã dẫn đến thực trạng người giải quyết khiếu nại nhận đơn khiếu nại nhưng không ghi vào sở nhận đơn; không trao giấy biên nhận cho người nộp đơn; cố tình không thụ lý đơn khiếu nại khi đã đủ điều kiện, thụ lý nhưng không thông báo bằng văn bản cho đương sự hoặc có thông báo những không đúng thời hạn luật định; người giải quyết khiếu nại không ra quyết định bằng văn bản mà chỉ ra thông báo, công văn để giải quyết khiếu nại làm cho văn bản giải quyết khiếu nại không mang tính pháp lý bắt buộc các đối tượng phải thi hành và gây khó khăn cho.