MỤC LỤC
Các nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường quan trọng, và những người làm Marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình Marketing theo các nhu cầu của các phân khúc thị trường đó. Các thành viên trong nhóm văn hóa cũng là một phần của nền văn hóa lớn, tuy nhiên phần lớn họ chỉ chia sẻ suy nghĩ, thái độ, niềm tin với nhóm văn hóa của mình.
Nhóm văn hóa (nhánh văn hóa) là một phân đoạn của một nền văn hóa lớn mà trong đó chứa những đặc điểm riêng biệt khác với những nhóm văn hóa khác. Các giá trị văn hóa đó được chia sẻ bởi các thành viên trong nhóm và được xây dựng dựa trên lịch sử xã hội cũng như tình hình hiện tại của nhóm.
Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng bởi một phần nào đó nó tác động tới nghề nghiệp và thu nhập. Những người có trình độ học vấn cao thường có thu nhập, nghề nghiệp ổn định, xu hướng tiêu dùng của họ tiên tiến và hiện đại, chú ý nhiều đến hình thức bên ngoài và chất lượng bên trong.
Đứng trước một quyết định mua sắm, thông thường người tiêu dùng thường có xu hướng hỏi ý kiến người thân, đặc biệt là những người trong gia đình, bạn bè, những người đã từng sử dụng sản phẩm mà họ đang định mua. Những hàng hóa càng có giá trị, càng có nhiều sự lựa chọn khác nhau thì người tiêu dùng càng chịu nhiều tác động của các nhóm tham khảo, hàng hóa thiết yếu, giá trị thấp hơn thì mức độ ảnh hưởng của nhóm tham khảo cũng thấp hơn.
+ Nhóm tẩy chay: là nhóm mà cá nhân không chấp nhận hành vi của các thành viên, các cá nhân không tiêu dùng như các thành viên của nhóm mà họ tẩy chay.
Ví dụ một cá nhân ban đầu mới tìm hiểu về các dòng xe sang của các hãng xe, thông tin về xe Lexus, Acura hay Maybach… mới chỉ được người đó biết đến và “để tạm” ở trong đầu, sau khi định vị và xử lý được thông tin, họ có thể loại bỏ nó ra bộ nhớ tạm thời bằng cách lưu vào bộ nhớ dài hạn hoặc tiêu hủy. Ví dụ, khi bước vào một siêu thị, cảm giác nghe nhạc dịu êm sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy thoải mái, dễ chịu, nhịp điệu nhạc chậm rãi cũng khiến người tiêu dùng bước đi chậm và dành nhiều thời gian hơn để xem các món đồ bày trên giá hàng… Nắm bắt được các yếu tố này và biết cách vận dụng nó một cách thích hợp, doanh nghiệp phần nào có thể thúc đẩy được hoạt động bán hàng của mình.
Chất lượng hay giá cả quan trọng hơn?..Để hiểu rừ việc đỏnh giỏ của khỏch hàng như thế nào, những người làm Marketing cần quan tâm đến các vấn đề sau: Các thuộc tính của sản phẩm mà khách hàng quan tâm, mức độ quan trọng của các thuộc tính đối với khách hàng, niềm tin của khách hàng đối với các nhãn hiệu, độ hữu dụng của các thuộc tính. Những người làm Marketing cần chú trọng tới việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình ra quyết định của người tiêu dùng, đồng thời cũng cần phải tìm hiểu tác động của việc ra quyết định hiện tại dẫn đến sự thay đổi hành vi trong tương lai như thế nào để có thể đề ra chính sách Marketing sao cho phù hợp nhất.
Chẳng hạn, mặc dù giấy phép đầu tư ban đầu có qui định đối với các Công ty về lộ trình thực hiện nội địa hoá sản xuất linh kiện trong nước, nhưng các chính sách tiếp theo lại không đồng bộ, thiếu sự ràng buộc như: Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 của Chính phủ “phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” ban hành đã qui định không tính thuế nhập khẩu theo bộ linh kiện rời dạng CKD, IKD (tính theo tỷ lệ nội địa) mà tính thuế nhập khẩu theo biểu thuế đối với linh kiện và phụ tùng nhập khẩu theo hướng khuyến khích sản xuất trong nước; Quyết định số 43/2006/QĐ-BTC ngày 29/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã bãi bỏ chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí - Điện - Điện tử; UBND các tỉnh cấp bổ sung giấy chứng nhận đầu tư (theo Luật Đầu tư năm 2005) đều bỏ qui định về tỷ lệ nội địa hoá sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và bổ sung chức năng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Bên cạnh đó, chính sách tính thuế nhập khẩu theo bộ linh kiện dời theo hướng khuyến khích nội địa hóa (linh kiện trong nước đã sản xuất được chịu thuế suất cao, linh kiện trong nước chưa sản xuất được chịu thuế suất thấp) gần như đã hạn chế việc đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tủng trong nước của các Tập đoàn ô tô nước ngoài, bởi các liên doanh lắp ráp, sản xuất ô tô là các công ty đa quốc gia, việc sản xuất linh kiện, phụ tùng được các công ty mẹ đầu tư, phân bố. theo vùng lãnh thổ theo hướng tập trung hóa cao để cung cấp cho các công ty con trong khu vực và trên thế giới. Thực tế, trong khi chi phí đầu tư cho dây chuyền sản xuất phụ tùng, linh kiện tại chỗ rất lớn, nhưng nếu linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước thì linh kiện, phụ tùng cùng loại sản xuất từ các dự án khác của công ty mẹ ở nước ngoài bị rào cản vào Việt Nam do phải chịu thuế nhập khẩu cao..).
Về nghề nghiệp: nghề nghiệp của những người tham gia điều tra khá đa dạng, từ sinh viên, nhân viên ngân hàng, trưởng phòng kinh doanh, nhân viên xây dựng, kỹ sư, giảng viên đại học, chủ doanh nghiệp, đã về hưu…Trong đó chiếm số đông là những người buôn bán kinh doanh và chủ doanh nghiệp. Về mức lương: số lượng người có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng chiếm số đông trong mẫu khảo sát, đặc biệt là tỷ lệ người có thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng chiếm 23%, tỷ lệ người có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng chiếm đến 26% trong số mẫu khảo sát, đây là mức lương cao so với thu nhập bình quân đầu người vào năm 2009 chỉ đạt xấp xỉ 1100 USD/ năm.
Nhóm thứ 2, mục đích mua ô tô nhằm vào những nhu cầu như đi chơi xa, nâng cao giá trị bản thân của mình, thích chơi xe ô tô và hơn nữa là họ muốn thể hiện đẳng cấp, nhóm nhu cầu này tương đối xa xỉ hơn, thông thường tập trung vào những hộ gia đình có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, và những gia đình có ý định đổi xe (hoặc mua thêm xe mới), khi những nhu cầu thông thường ở trên được thỏa mãn, họ thường tìm kiếm những nhu cầu thuôc nhóm cao hơn này để thể hiện giá trị bản thân mình hoặc thay đổi một phong cách mới. Nguyên nhân là do tâm lý người Việt Nam thích dùng sản phẩm ngoại, hay nói một cách chính xác hơn là hàng hóa cùng chủng loại do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra chất lượng còn thua kém hàng ngoại, đặc biệt là sản phẩm ô tô, khi mà tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những khâu lắp ráp đơn giản, gò, hàn, sơn… Theo khảo sát đánh giá chủ quan của người tiêu dùng về chất lượng xe, 45% số người tham gia khảo sát cho rằng chất lượng xe lắp ráp không bằng xe nhập khẩu, 13% cho rằng ngang bằng, 26% cho rằng chất lượng xe lắp ráp là hơn, 16% còn lại không biết.
Có thể kể hàng loạt hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Ford trong thời gian qua - những yếu tố giúp Ford đạt kỷ lục về thị phần và giành được cảm tình của khách hàng như: Chương trình Quality care với mục đích áp dụng một tiêu chuẩn toàn cầu cho các đại lý của Ford gồm nâng cấp dịch vụ, chiến lược 5S (chiến lượng phát triển các dịch vụ sau bán hàng) về quản lý chất lượng cơ sở vật chất của đại lý, xây dựng trung tâm quan hệ khách hàng tại đại lý nhằm phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, những chương trình như đào tạo kỹ thuật viên chuyên nghiệp Ford nhằm hỗ trợ cho sự phát triển năng lực kỹ thuật của các kỹ thuật viên đại lý ở mức cao nhất; chương trình phần mềm phụ tùng Faud với mục đích tăng khả năng sẵn có của phụ tùng,phần mềm Microcat hỗ trợ đại lý tra mã phụ tùng nhanh, chính xác, rút ngắn được thời gian chờ đợi của khách hàng; Thành lập đội chuyển phát phụ tùng nhanh cho các trường hợp đặc biệt; chương trình lái thử các loại xe kéo dài 1 tháng.
Cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp buôn lậu và gian lận thương mại trong sản xuất và kinh doanh, trước hết cần phải kiên quyết với những hành vi tiêu cực, tiếp tay cho các hoạt động phi pháp, đồng thời phải có chế độ khuyến khích xứng đáng về mặt vật chất và động viên tinh thần cho các cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia xử lý buôn lậu và gian lận thương mại, ngoài ra cũng phải nâng cao trình độ của đội ngũ này, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và kỹ năng để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Trong tương lai gần, cần bố trí phân luồng giao thông một cách hợp lý và có khoa học, đồng bộ hóa tín hiệu giao thông giữa các ngã tư, ngã ba với nhau, bố trí thêm lực lượng cảnh sát giao thông tại các điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc, nâng cấp hệ thống đèn tín hiệu, đặt giải phân cách tại các làn đường rộng có nhiều xe cộ qua lại lưu thông hai chiều..Về lâu dài cần phải xây dựng thêm cầu, hầm, đường cao tốc, xe điện ngầm, nghiên cứu bố trí một cách khoa học các khu đô thị mới phải đầy đủ các khu văn phòng, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí… để giảm thiểu tình trạng dân cư phải di chuyển khoảng cách lớn từ nơi cư trú đến nơi làm việc có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc.