MỤC LỤC
Để thu hút được nhiều vốn FDI, nước tiếp nhận phải tạo được môi trường ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội , có hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư nước ngoài cởi mở, hấp dẫn có kết cấu hạ tầng được chuẩn bị tương đối tốt, có đội ngũ lao động được đào tạo phù hợp, có nền hành chính hữu hiệu, thực hiện đúng cam kết quốc tế, đảm bảo uy tín đối với nhà đầu tư… Kinh nghiệm cho thấy khi các dự án đầu tiên đã triển khai thuận lợi, đạt hiệu quả cao thì có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích và lôi kéo các nhà đầu tư tiềm năng khác, thậm chí còn tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư. - Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng vốn tối đa trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư( giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài), có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vào nhà đầu tư nước ngoài ( kể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ đầu mối cung cấp vật tư, nguyên liệu, tiêu thu sản phẩm. …) do đó tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc ( nhất là khi dòng vốn FDI có sự biến động, giảm sút lớn…).
- Bên cạnh chính sách đấy Trung Quốc vẫn áp dụng một số quy định cấm nhât định nhằm bảo vệ an ninh Quốc gia và truyền thống văn hóa dân tộc, bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên…Mặc dù thực hiện chính sách đa dạng hóa các loại hình đầu tư chủ đầu tư, song đối với dự án vào các lĩnh vực phát triển và sản xuất ngũ cốc (bao gồm cả khoai tây, bông và cây lấy dầu, các loại thuốc gia truyền) của Trung quốc thì có sự hạn chế của các hình thức đầu tư: chỉ cho phép đầu tư với hình thức doanh nghiệp liên doanh và và hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài không được chiếm đa số. - Đối với các dự án đầu tư và lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn nôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối … trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong những dự án này chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nuwos ngoài không được nắm quyền sở hữu đa số.
Giải ngân vốn FDI đã đưa các dự án đầu tư vào triển khai thực hiện góp phần thúc đầy chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại ở Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, ô tô..Nhất là sau khi tập đoang Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao (Intel, Canon, Panasonic, Titech..).Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN áp dụng phương thức quản lý nhà nước tiên tiến được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn FDI cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ năm 1988 đến cuối năm 2007 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việ trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng 2 – 3 lao động gián tiếp khác.
Xu hướng mới của dòng FDI thế giới trong năm 2009 và 2010 là hệ quả tổng hợp của việc trầm lắng các giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở các nước phát triển ( từng chiếm 80% số vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên quốc gia trên thế giới năm 2008); sự chuyển hướng của các nhà đầu tư quốc tế trước sức hấp dẫn của các thị trường mới nổi cả về môi trường và cơ hội kinh doanh…Ngân hàng Deutsche Bank của Đức ngày 17/3/2010 công bố Báo cáo điều tra hàng năm về các hoạt động đầu tư vốn cho biết, châu Á (trừ Nhật Bản) sẽ là khu vực có biểu hiện xuất sắc nhất trong năm 2010, còn Trung Quốc sẽ là quốc gia biểu hiện tốt nhất trong khu vực này. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, Khu Công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt (như Chu Lai, Nhơn Hội…) góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khỏang cách phát triển giữa các vùng). Các lĩnh vực thu hút đầu tư cũng có sự dịch chuyển. tổng số dự án và vốn cấp mới), thì bước sang năm 2009, dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn FDI (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây.) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn FDI đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Tiếp theo là Hà Tĩnh (10 dự án với tổng vốn đăng ký 7,99 tỷ USD), Thanh Hóa (33 dự án với tổng vốn đăng ký 6,99 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn FDI, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng.
Trong suốt 21 năm thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (1988 – 2009), với thành công là số vốn đang ký tăng nhanh và số lượng các dự án đi vào triển khai ngày càng nhiều đã làm cho số vốn thực hiện, giải ngân vốn FDI về cơ bản tăng dần qua các năm , năm sau đều cao hơn năm trước. Tính chung hình thức đầu tư 100% vốn FDI chiếm tỷ lệ cao nhất về số dự án, vốn đăng ký, với 6.743 dự án, gấp 4 lần số dự án đầu tư theo hình thức DNLD và gấp 29 lần dự án đầu tư theo hình thức BCC nhựng lượng vốn thực hiện của hình thức này chỉ cao hơn hình thức doanh nghiệp liên doanh không nhiều, với khảng 11,3 tỷ USD so với hình thức đầu tư, đạt trên 21,6%.
Năm 2003 đã thống nhất mức thuế suất 28% như trong nước, đồng thời bỏ thuế chuyển lợi nhuận bằng việc ban hành nghị định 164/CP hướng dẫn việc thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vẫn được duy trì đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và sử dụng nguyên liệu trong nước, trong khu công nghiệp , khu chế xuất so với ngoài khu. Không những thế còn nhiều vần đề thuộc quan điểm đặt ra nhưng chậm được giải quyết như kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng tự làm hay cho nước ngoài cùng làm, kết hợp giữa tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài… việc hướng dẫn cụ thể hóa các chủ chương, văn bản pháp quy của một số bộ ngành rất chậm.
- Hội nhập kinh tế đã đem lại cho Việt Nam những cơ hội lớn, Việt Nam đã trở thành thành Viên của WTO; ký kết hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000; đã đàm phán và ký kết trên 50 hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước, trong đó có những hiệp định quan trọng như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản, Hàn Quốc…; đàm phán và ký kết các Hiệp định khung về hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ, ASEAN va Trung Quốc đều có vấn đề tự do hóa đầu tư ; gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1995, trong hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương năm 1998. - Rà soát cam kết của Việt Nam trong khuân khổ Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam để xây dựng kế hoạch thực hiện của Bộ, ngành , tập trung vào các nhóm giải pháp mà Việt Nam đã cam kết liên quan đến: (i) xây dựng và thực hiện và xúc tiến đầu tư nước ngoài; (ii) rà soát lại các quy định pháp luật có liên quan đến đầu tư; (iii) nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi; (iv) xây dựng cơ sơ hạ tầng phần mềm liên quan đến đầu tư; (v) xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế; ( vi) các biện pháp hỗ trợ các nhà đầu tư đã đầu tư vào Việt Nam.