MỤC LỤC
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành một trong những phương thức quan trọng để nhân nhanh, đặc biệt là đối với những cây khó nhân nhanh bằng phương pháp truyền thống. Tác giả Nguyễn Thanh Danh và cs (2005) đã nghiên cứu thành công nhân nhanh in vitro cây Vù hương (Cinamomum balansae Lecomte) ở VQG Cúc Phương, nghiên cứu này đã sử dụng phôi hạt xanh của quả Vù hương để nuôi cấy và tạo đa chồi bằng kỹ thuật tách phôi hạt xanh, các cây có nguồn gốc từ nuôi cấy mô đã được trồng trở lại rừng tự nhiên và cây con phát triển bình thường. Những nghiên cứu của Trần Văn Minh và cs cũng đã thành công trong việc nhân giống và bảo tồn nhiều loài cây quý hiếm như: Cây Trầm hương, cây Giá tỵ (Tectona grandis Linn F) và cây Lát hoa Côn Đảo (Chukrasia tabularis A.
Thành công trong việc nhân giống in vitro cây Trầm hương có ý nghĩa hết sức to lớn, nó cho phép phục hồi, phát triển cho những khu vực trồng Trầm hương thuận lợi. Đây là loài có giá trị trong sản xuất tinh dầu hồi, đã có chương trình khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt những khu vực có sự phân bố của cây này theo hướng bảo tồn in situ ở VQG Bạch Mã [4]. Tác giả Lưu Trường Sinh và cs đã nhân giống thành công cây Trinh nữ hoàng cung theo phương pháp in vitro có chất lượng tương đương với cây trồng theo phương pháp truyền thống [11].
- Berberin được chiết xuất từ cây Hoàng liên gai (Berberis wallichiama DC) để làm thuốc điều trị các bệnh đường ruột và đau mắt hột nhưng do khai thác quá mức nguồn nguyên liệu này trong tự nhiên đã bị cạn kiệt. Vì vậy các kết quả nghiên cứu thành công này của Viện Công nghệ sinh học (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) không chỉ giúp các cơ quan sản xuất chủ động nguồn dược liệu mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý của nước ta [1] [2]. - Các nhà khoa học Ấn Độ đã xây dựng thành công quy trình tái sinh một số giống tre quý như: Dendrocalamus asper (tre Mạnh tông), Bambusa multiplex (cây Hóp) thông qua nuôi cấy hạt hoặc chồi bên [27].
- Gần đây các tác giả Balaraju và cs (2008) cũng đã nhân giống và tái sinh in vitro thành công cây thuốc Vitex agnuscastus bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật từ mô phân sinh đỉnh trên môi trường 1/2 MS có bổ sung 0,1mg/l IBA [17]. - Ngoài ra vẫn còn nhiều loại cây dược liệu quý hiếm khác cũng đã được nhân nhanh và bảo tồn nguồn gen trong ống nghiệm như: Lawsonia inermis Linn, Saussurea lappa… [19]. Bảo tồn in situ được đề xuất cho hầu hết các loại cây rừng nhiệt đới ở nước ta, bởi vì các loài cây này thường là khó tạo thành rừng khi trồng đơn loài hoặc khó tái sinh ngoài môi trường sống tự nhiên [25].
- Kết hợp bảo tào với việc thu hái hạt giống phục vụ tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo, xây dựng quần thể bảo tồn mới (in situ và ex situ), xây dựng giống và phục vụ trồng rừng [1]. Bảo tồn ex situ được thực hiện bằng cách tách rời cây hoặc vật liệu nhân giống ra khỏi vùng phân bố tự nhiên để đưa vào các bộ sưu tập cây sống (Vườn thực vật), rừng trồng với mục đích bảo tồn (quần thể bảo tồn ex situ, ngân hàng hạt giống, phấn hoa hay nuôi cấy mô). Bảo tồn ex situ được áp dụng cho các loài cây trồng chủ yếu, các loài cõy đú đó biết rừ giỏ trị của chỳng hoặc khi cỏc quần thể tự nhiờn không được bảo vệ an toàn do tác động của sâu bệnh, lửa rừng và sự phá hoại của động vật hoặc con người hoặc do bị tạp giao với các quần thể ngoại lai khác [19] [21].
Sau khoảng 25 ngày cây con mọc lên và được sử dụng làm nguyên liệu để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. Môi trường được sử dụng trong các thí nghiệm này là: MS + 20g/l đường saccharose + 8,5g/l agar và bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng với các nồng độ khác nhau và có nồng độ pH là 5,8. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng tạo chồi CT môi trường Nồng độ BAP (mg/l).
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng nồng độ Kinetin và NAA đến khả năng tạo chồi cây Ngưu tất. Đây là giai đoạn tạo cây con hoàn chỉnh có đầy đủ thân, lá, rễ để có thể chuyển ra trồng ngoài tự nhiên. Cây con đưa ra ngoài tự nhiên phải khỏe mạnh, sức đề kháng tốt nhằm nâng cao sức sống của cây khi ra môi trường bên ngoài.
Các chất kích thích sinh trưởng tạo chồi được thay thế bởi các chất kích thích tạo rễ như: IBA, NAA…. Môi trường được sử dụng trong các thí nghiệm này là: MS + 20g/l đường saccharose + 8,5g/l agar và bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng với các nồng độ khác nhau và có nồng độ pH là 5,8. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng nồng độ IBA đến khả năng tạo rễ cây Ngưu tất CT môi trường Nồng độ IBA (mg/l).
Giai đoạn này cây con cần sự thích nghi dần dần với điều kiện bên ngoài phòng thí nghiệm. Quá trình thích nghi ở đây được hiểu là quá trình thay đổi những đặc điểm sinh lý thực vật và giải phẫu của bản thân cây non. Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của các giá thể đến tỷ lệ sống cây Ngưu tất Công thức Thành phần giá thể Tỷ lệ.
Để đánh giá và tìm được môi trường tạo đa chồi, tái sinh cây tốt nhất chúng tôi sử dụng chỉ tiêu: Số chồi/mẫu. Để đánh giá khả năng ra rễ chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu sau: số rễ, số chồi ra rễ tạo cây hoàn chỉnh, tỷ lệ sống ngoài vườn ươm. Quá trình xử lý được thực hiện trên máy vi tính theo chương trình Excel 5,0 và được mô phỏng bằng các bảng biểu và hình.