MỤC LỤC
Có thể thấy rằng quyền con người và Hiến pháp cùng được sinh ra trong cách mạng tư sản, tuy nhiên, vấn đề nhân quyền lại được đặt ra sớm hơn và vì cần một thiết chế đủ mạnh để bảo đảm quyền con người được tôn trọng và bảo vệ nên Hiến pháp mới được ra đời. Tuy nhiên sự tự do này không thể là tuyệt đối, vì tự do của người này sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân của người khác, vì vậy, để có một cuộc sống tốt đẹp, con người đã lựa chọn từ bỏ “trạng thái tự nhiên” tức sự tự do tuyệt đối đó để tuân thủ một “khế ước xã hội”. Có nhiều cách để hạn chế quyền lực nhà nước, nhưng cách tốt nhất là Hiến pháp – đạo luật tối cao nhất phải ghi nhận các quyền tự do của con người, của công dân như là một giới hạn để quyền lực nhà nước không thể xâm phạm vào.
Một mặt khác, xét về bản chất thì Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao, được coi là đạo luật gốc, do cơ quan có thẩm quyền cao nhất hoặc do chính nhân dân thông qua. Hiến pháp có tác dụng hạn chế quyền lực của cơ quan tối cao của nhà nước, định hướng cho hoạt động của cơ quan nhà nước là nhằm mục đích bảo vệ quyền con người. Ở Việt Nam, nhân quyền được đặt ra từ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khỏi sự xâm lược của thực dân và đế quốc nên nhân quyền cũng chính là dân quyền và cũng là chủ quyền của cả quốc gia.
Do vậy, Việt Nam không có một bản tuyên ngôn nhân quyền riêng và cũng không có những quy định riêng về nhân quyền mà nội dung của nhân quyền được quy định là một nội dung của Hiến pháp và thể hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của công dân.
Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới, nước Việt Nam độc lập; Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do; Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới phụ nữ được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của công dân… Hiến pháp đó cũng đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các dân tộc”2. Một điểm tiến bộ nữa của Hiến pháp 1959 là đã có những quy định thể hiện một cỏch rừ ràng trỏch nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân thực hiệc các quyền của mình, “Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền…” hay “Nhà nước quy định…, để đảm bảo cho người lao động được hưởng các quyền đó…”. Điều này khẳng định mối quan hệ không tách rời giữa Nhà nước và công dân, Nhà nước đảm bảo một cách tuyệt đối các quyền của công dân được thực hiện, nhưng ngược lại, công dân cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 được quy định trong chương V bao gồm 34 điều chứa đựng nhiều điểm tiến bộ vượt bậc của Nhà nước ta trong việc quy định về quyền con người và đảm bảo quyền con người. Việc ghi nhận quyền con người với tư cách là một quy định chung trước khi ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã thể hiện một bước tiến mới về tư duy lý luận và sự kế thừa một cách sâu sắc giá trị tiến bộ của tư duy chính trị - pháp lý của nhân loại của Hiến pháp 1992.4. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận khái niệm “quyền con người” với nội dung chính trị pháp lý rộng hơn để phản ánh giá trị của cá nhân con người trong mối quan hệ với một nhà nước nhất định, đồng thời là giá trị tổng hợp được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Một mặt khác, Nhà nước ta ghi nhận cả quyền con người và quyền công dân để vừa nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và cá nhân con người, lại vừa tạo nên sự thống nhất giữa luật quốc gia và luật quốc tế về giá trị của con người, từng bước xóa bỏ quan niệm. Khái niệm quyền con người với quan niệm như vậy được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 là chiếc cầu nối tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm và tăng cường hiệu lực thực hiện các quyền con người một cách mạnh mẽ hơn. Với những tư duy chính trị - pháp lý mới nói trên, Hiến pháp năm 1992 trong chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã có bước phát triển trong việc thể chế và ghi nhận các quyền về chính trị, quyền tự do cá nhân, các quyền về kinh tế, các quyền của người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam.
Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm 2008 được tổ chức trọng thể tại Việt Nam, với sự tham dự của hơn 4.000 tăng ni, phật tử, trong đó có khoảng 2.000 chức sắc, tín đồ đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là bằng chứng sinh động về quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Thứ ba, công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về nhân quyền được đẩy mạnh với nội dung cụ thể, biện pháp tích cực, thích hợp với mỗi đối tượng khác nhau góp phần nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quyền con người; về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân. Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 8 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người và nhiều công ước về quyền lao động, trong đó có hai công ước bao quát đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người, đó là Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị 1966; Công ước quốc tế, về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá 1966.
Thứ năm, vạch rừ và làm thất bại nhiều õm mưu và hoạt động của cỏc thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền thực hiện "diễn biến hòa bình" để chống phá cách mạng Việt Nam, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Một cách tốt nhất là Nhà nước nên mặc nhiên thừa nhận các quyền tự nhiên của con người, chỉ khi đó thì quyền con người sẽ được đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất và đầy đủ nhất, lúc này Nhà nước sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ những quyền tự nhiên của con người khỏi sự vi phạm của các chủ thể khác mà chính bản thân Nhà nước cũng là một chủ thể đặc biệt trong đó. Có thể thấy, chỉ có các quyền trong lĩnh vực chính trị mới là quyền công dân thuần túy, còn hầu hết các quyền khác thực chất đều là các quyền tự nhiên của con người, do vậy, việc quy định nó dưới hình thức quyền công dân sẽ làm hạn chế phạm vi chủ thể được hưởng các quyền đó (như người nước ngoài, người không quốc tịch).
- Hạn chế trong nhận thức của cán bộ, công chức: Thực tế cho thấy, hiểu biết về nhân quyền ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp của công dân, đặc biệt là ở một số cơ quan công quyền và một số cơ quan tư pháp. - Hạn chế trong sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và đấu tranh chống vi phạm nhân quyền: Nhân quyền được coi là một vấn đề nhạy cảm, ít khi những vấn đề nhân quyền trong nước được đề cập một cách trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng, một mặt khác, một số phương tiện thông tin đại chúng trong nước và ngoài nước hiện nay vẫn thường đề cập đến vấn đề nhân quyền dưới dạng phê phán sự. Bốn là, nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền trong nước, cũng như thông tin đối ngoại về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam để mọi người dõn hiểu rừ, nhận thức sõu sắc về vấn đề dõn chủ và nhõn quyền trong điều kiện hiện nay, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, của cộng đồng quốc tế.