Nâng cao hiệu quả xây dựng và quản lý thương hiệu Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt

MỤC LỤC

Hoạt động khác

- Công tác tuyển dụng lao động còn thụ động và bị động trước yêu cầu của sản xuất đặc biệt là lĩnh vực tuyển dụng lái xe, tình trạng chờ lái vẫn thường xảy ra… Từ những khó khăn trên nên phần nào giảm hiệu lực điều hành vận tải của Công ty đối với các trường hợp lái xe có biểu hiện vi phạm quy chế vận tải. Bằng nhiều biện pháp cụ thể và sát thực như tuyên truyền giáo dục về ý thức cho cán bộ công nhân viên đặc biệt là lái phụ xe, thợ sửa chữa để mọi người nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông.

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14

THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14

    Trong điều kiện hội nhập kinh tế, các công ty vận tải hành khách đường bộ liên tục xuất hiện, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các hinh thức vận tải khác như hàng không, tàu hỏa Công ty cần phải làm gì để mỗi khi khách hàng có ý định di chuyển lại nhớ tới công ty Cổ Phần Vận tải Hành Khách Số 14?. Những tuyến chủ đạo của Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh vì vậy phát triển hơn nữa thương hiệu “Công ty Cổ Phần Vận Tải Hành Khách Số 14” là sự cần thiết khách quan trong xu thế Công ty muốn khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Trước tiên công ty đã có những cuộc hội thảo bàn về hoàn thiện và quản lý thương hiệu đồng thời nâng cao sự hiểu biết về thương hiệu đến cán bộ công nhân viên, và từ đó họ sẽ ý thức hơn trong việc phát triển thương hiệu của công ty.

    Ngoài việc tổ chức kiểm tra định kì chất lượng phương tiện, thiết bị, thái độ phục vụ của lái phụ xe, Công ty còn có khen thưởng và xử phạt kịp thời.” Bài viết tuy ngắn nhưng nó đã thể hiện được uy tín và chất lượng dịch vụ của Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14. Phần tên thương hiệu có bố cục tròn bao quanh phần biểu tượng thể hiện sự tròn tria, vẹn toàn và tượng trưng cho tính toàn cầu trong tầm nhìn của doanh nghiệp – quyết tâm đưa thương hiệu vươn ra và đứng vững trên thị trường cạnh. Tóm lại, logo của Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 đã thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp, thích hợp với văn hóa, phong tục, truyền thống nhưng chưa có tính mỹ thuật cao và thực sự ấn tượng, logo cấu thành từ nhiều chi tiết nên không dễ nhận biết và khả năng phân biệt không cao.

    Một bất cập khác trong tên thương hiệu là trong cơ chế kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa nghành nghề mà công ty giữ tên là Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 thì sẽ khó khăn khi các doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực khác ngoài vận tải.

    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH SỐ 14

      Còn các yếu tố cấu thành thương hiệu không được xây dựng hoàn chỉnh, đến nay Công ty vẫn chưa tạo được một slogan riêng cho mình mà mới chỉ có tên thương hiệu là Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14. Tất cả các xe của Công ty đều được gắn logo nhưng chưa có màu sắc và kiểu dáng xe riêng, do đó vẫn chưa tạo được một hình ảnh ấn tượng riêng về Công ty trong tâm trí khách hàng. Mặc dù đã đạt được những thành tựu khá nhiều về doanh thu nhưng hiện nay, cả số lượng và chất lượng các xe của Công ty vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của hành khách.

      Vì là doanh nghiệp có nguồn gốc từ vốn Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách nên Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 gặp phải nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như quá trình tái đầu tư. Công ty chưa quan tâm đúng mức đến phát triển thương hiệu mặc dù có được nhiều lợi thế hơn các Công ty vận tải hành khách khác như: truyền thống lâu đời, được sự quan tâm của các bộ ngành…. Việc bộ phận Marketing đang thuộc biên chế của phòng kế hoạch kỹ thuật đã làm cho hoạt động marketing tạo dựng giá trị thương hiệu của Công ty kém hiệu quả.

      Hiện nay tên miền của Công ty cổ phần vận tải hành khách số 14 vẫn chưa được đăng ký, đây cũng là khó khăn cho Công ty trong thời gian hoạt động tới.

      HÀNH KHÁCH SỐ 14

      KIẾN NGHỊ Ở TẦM VI MÔ

        Phòng này có nhiệm vụ chính là hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu; hoạch định chiến lược marketing cho Công ty; quản lý, kiểm tra phát hiện những hiện tượng lạm dụng thương hiệu của Công ty… Đặc biệt có thể thiết kế thương hiệu, tạo được tính cách thương hiệu riêng của Công ty. Công ty cần cân nhắc kỹ tình hình tài chính và khả năng của mình cũng như xem xét trách nhiệm, áp lực và năng lực của các cán bộ làm công tác marketing và thương hiệu, để từ đó có quyết định đúng đắn, hợp lý trong việc thu hút nhân tài phục vụ cho Công ty. Trước hết, Công ty cần tăng cường cho công tác nghiên cứu thị trường vận tải hành khách, đặc biệt chú ý đến các sự kiện, xu hướng xã hội, như nhu cầu đi lại thay đổi như thế nào, tín ngưỡng, tập quán, tôn giáo… vì những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, thương hiệu của Công ty trong lòng khách hàng.

        Công ty vận tải hành khách còn kinh doanh loại hình đào tạo dạy nghề kỹ thuật nghiệp vụ, đào tạo lái xe môtô hạng A1, kinh doanh xăng dầu, đây là những lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty vì vậy Công ty nên tích cực triển khai những hoạt động này không chỉ ở trên địa bàn của những thành phố lớn mà cũng nên khai thác thêm từ những tỉnh khác trên cả nước. Để quảng bá thương hiệu của mình Công ty cũng có thể đăng các mẫu quảng cáo trên các báo như Nhân dân, Lao Động…, đăng trên Internet (vnexpress.net, dantri.com.vn,…) để khi khách hàng có nhu cầu là nghĩ ngay đến Công ty vận tải hành khách số 14, chứ không phải tốn công sức để lựa chọn cho mình một dịch vụ phù hợp. Tên thương hiệu là thứ khó thay đổi bởi để những yếu tố này khắc sâu vào trong tâm trí khách hàng đòi hỏi khoảng thời gian rất lâu, nếu Công ty Cổ phần Vận tải Hành khách số 14 muốn thay đổi chúng thì phải mất một khoảng thời gian mới lấy được lòng tin của khách hàng.

        Thiết kế logo cần phải đảm bảo những tiêu chí: đơn giản, dễ nhận biết, có khả năng phân biệt cao, thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp, dễ thể hiện trên các phương tiện vật chất khác nhau, phải thích hợp về mặt văn hóa, phong tục truyền thống, có tính mỹ thuật cao và ấn tượng.

        MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Ở TẦM VĨ MÔ

          Ngoài ra, Nhà nước cũng cần hoàn thiện hơn nữa những điều luật quy định chặt chẽ như tên thương hiệu, nhãn hiệu, về việc mua bán và chuyển nhượng thương hiệu… Phải làm sao để hệ thống luật theo kịp với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Có rất nhiều cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm thực thi và bảo hộ thương hiệu là ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, quản lý thị trường, hải quan, thanh tra khoa học công nghệ và thanh tra văn hóa thông tin. Tuy nhiên không có cơ quan nào đóng vai trò chủ trì hay được giao trách nhiệm chính nên dẫn đến tình trạng nhiều người cùng làm một việc nhưng lại mạnh ai nấy làm, chồng chéo, hiệu quả không cao… thậm chí văn bản giữa các cơ quan còn xung đột lẫn nhau.

          Theo quy định chế tài phạt cảnh cáo đối với những trường hợp vi phạm bảo hộ thương hiệu chỉ là 5 đến 10 triệu, cao nhất là phạt đến 100 triệu nhưng thực tế số tiền phạt này thấp hơn rất nhiều, số tiền phạt chỉ bằng một phần nhỏ của những khoản lợi mà việc vi phạm này mang lại. Bên cạnh đó, các kênh thông tin của ta hoạt động chưa thực sự hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin chung chung mà chưa có những thông tin chuyên sâu, cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định của mình. Ngay như vấn đề bảo hộ nhãn hiệu, trước đây ta chưa chú trọng, không khuyến cáo các doanh nghiệp về việc cần phải đăng ký bảo hộ cả ở thị trường trong nước và nước ngoài, để đến khi tình trạng bị mất thương hiệu xảy ra mới can thiệp.

          Nhà nước cần tăng cường tập huấn bổ trợ các kiến thức về thương hiệu, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc thi đua giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn, các vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu thương mại.