MỤC LỤC
Ngành địa danh học phát triển không chỉ dựa vào chính bản thân nó mà còn phải dựa vào một số ngành khác như: sử học, địa lý học, khảo cổ học, văn hoá học, dân tộc học..Khi nghiên cứu địa danh phải chú trọng phương pháp ngôn ngữ. Từ những điều đã trình bày, chúng tôi nêu ra cách hiểu đơn giản nhất về phức thể địa danh như sau: Phức thể địa danh là cụm từ gồm hai thành tố (thành tố A và thành tố B), trong đó mỗi thành tố có vị trí, vai trò và chức năng xác định.
Loại địa danh chỉ các đối tượng địa lý không tự nhiên được chia làm ba kiểu: địa danh chỉ các đơn vị dân cư hay còn gọi địa danh hành chính (thị xã, phường, khu phố, thị trấn, xã, bản..), địa danh chỉ các đối tượng địa lý gắn với sản xuất, đời sống vật chất (đường, cầu, đập..) và địa danh chỉ các đối tượng địa lý gắn với đời sống văn hoá tinh thần (đình, chùa, miếu, đền, nghĩa trang, nghĩa địa..). Dựa vào cách phân chia trên, cộng với đặc thù của địa phương và khả năng của bản thân, chúng tôi đã chia địa danh thành 3 loại lớn (địa danh tự nhiên, địa danh hành chính và địa danh nhân văn), 4 kiểu loại nhỏ (sơn danh, thuỷ danh, địa danh gắn với đời sống vật chất, địa danh gắn với đời sống tinh thần) và 29 dạng (núi, đèo, sông suối, đảo, thị xã, huyện, thị trấn, phường, xã, cầu, ngầm, đập, đình, chùa, đền..).
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã đưa ra định nghĩa về danh từ chung như sau: "Danh từ chung dùng để gọi cùng một loại tên như nhau những sự vật thuộc cùng một loại" [32]. Nhìn vào ví dụ có thể thấy, có mặt ở hai thành tố trong những địa danh này là những đơn vị từ vựng thuộc vốn từ phổ thông (đảo, núi, phường, xã..) nhưng cũng có nhiều từ thuộc tiếng địa phương (rều, vũng, hòn..).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Bốn âm tiết 2 0,49 Nghĩa trang nhân dân Miền Tây Thành tố chung càng ngắn (chỉ một âm tiết) thì tần số xuất hiện càng cao, số lượng âm tiết trong thành tố chung càng lớn thì tần số xuất hiện càng ít.
Dựa vào kết quả thống kê có thể nhận thấy, số lượng các thành tố chung của địa danh chỉ loại hình tự nhiên được chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng của địa danh hành chính không nhiều hơn bao nhiêu so với tên riêng của địa danh tự nhiên (41địa danh hành chính/33 địa danh tự nhiên). Địa danh là một bộ phận trong từ vựng nên cũng có những đặc điểm giống với từ về cấu trúc và các quan hệ ngữ pháp nhưng có một chút khác biệt đó là địa danh vừa biểu thị những đặc trưng mang tính chung của tiếng Việt vừa mang đậm nét văn hoá, phương ngữ của vùng địa phương đó.
Như vậy, trong hai kiểu cấu tạo, kiểu cấu tạo phức có số lượng nhiều hơn kiểu cấu tạo đơn ở cả các địa danh của Bình Liêu và Cẩm Phả. Nhưng trong kiểu cấu tạo phức, loại địa danh được cấu tạo theo quan hệ chính phụ lại có số lượng lớn nhất, chiếm 82,91% trong tổng số các loại địa danh.
Dựa vào kết quả thống kê chúng tôi thấy, hầu hết các địa danh dân tộc là địa danh Tày, chỉ có một địa danh bằng tiếng Dao (Cẳm Hắc), một địa danh ghép giữa ngôn ngữ Tày và Dao (Nà Choòng) và một địa danh ghép giữa ngôn ngữ Tày và Sán Chỉ (Khe Mó). Người Kinh tuy đến sau nhưng tiếng Việt được sử dụng trong trường học, trong các cơ quan ban ngành của huyện, trong các văn bản hành chính nên đây cũng là ngôn ngữ mạnh thứ hai sau ngôn ngữ Tày, vì vậy địa danh có nguồn gốc từ tiếng Kinh xuất hiện nhiều thứ hai.
Những tên riêng này xuất hiện nhiều ở địa danh hành chính thôn bản (73 đơn vị): bản Cẳm Hắc, bản Pắc Pộc, bản Nà Sa, bản Phiêng Tắm, bản Nà Áng, bản Nà Khau, bản Nà Luông, bản Pắc Pền, bản Khe Bốc, bản Co Nhan. Một điểm đáng chú ý là, hầu hết tên riêng có nguồn gốc thuần Việt đều là địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn (111 đơn vị), địa danh hành chính chỉ có 16 đơn vị (loại tên riêng có một yếu tố không xuất hiện ở địa danh hành chính).
Ví dụ: địa danh khu Bình An, khu Bình Đẳng, khu Bình Dân (thuộc huyện Bình Liêu)..; địa danh khu phố Minh Tiến, khu phố Hoà Bình, khu phố Lao Động (thuộc thị xã Cẩm Phả)..không có nghĩa là con người ở đó có cuộc sống hoàn toàn bình đẳng, an lành, hoà bình và chăm chỉ lao động. Bởi các từ thuần Việt là những từ ngữ phổ thông, được sử dụng nhiều trong đời sống thường nhật, do đó chúng có khả năng thể hiện mọi mặt của cuộc sống nên mức độ phản ánh hiện thực cao hơn những địa danh có nguồn gốc Hán Việt.
Cấu tạo địa danh gồm có yếu tố chính thường là danh từ chung, hay tên chung (danh từ chung là thôn, bản, xóm, làng, xã, huyện, tỉnh; yếu tố chung trong tên riêng như Cẩm của thị xã Cẩm Phả, Bình của huyện Bình Liêu). Khi tìm hiểu các phương thức định danh thường trả lời các câu hỏi: người ta dựa vào đâu, vào cái gì, bằng cách nào và theo nguyên tắc nào để định danh.
Còn các tên riêng (danh từ riêng), thường có nghĩa, đề cập đến một vấn đề gì đó của người dân. Các địa danh từ xã trở lên thường do các cơ quan trong bộ máy hành chính các cấp đặt và thường mang sự ước vọng cao. thường do người dân đặt nên mang tính dân dã cao. Việc xác định nguồn gốc và ý nghĩa của các thành tố trong địa danh để khai thác các thông tin từ đó tìm hiểu xu hướng định danh. Khi tìm hiểu các phương thức định danh thường trả lời các câu hỏi: người ta dựa vào đâu, vào cái gì, bằng cách nào và theo nguyên tắc nào để định danh. Khi đã trả lời được các câu hỏi trên, nghĩa là chúng ta nắm được, tìm hiểu kỹ được một địa danh nào đó. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu và. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Nguyễn Kiên Trường đưa ra 3 phương thức định danh chủ yếu là: 1) phương thức ghép số và địa danh, 2) phương thức chuyển hoá, 3) phương thức vay mượn [41]. Điều đó phải chăng do người dân tộc chỉ chiếm 5,06% dân số của thị xã Cẩm Phả, hơn nữa họ lại đến sinh sống sau người Kinh, mà trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong giao tiếp hành chính, ngôn ngữ Việt sử dụng chủ yếu nên ngôn ngữ dân tộc không được sử dụng (chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp - phạm vi dân tộc của mình).
Nếu như ở Bình Liêu, các địa danh được cấu tạo theo quan hệ chính phụ chủ yếu là những địa danh dân tộc thiểu số và địa danh ghép thì ở Cẩm Phả lại cơ bản là những địa danh có nguồn gốc Hán Việt và thuần Việt và địa danh ghộp, cũn địa danh dõn tộc cú số lượng quỏ thấp. Một điểm khác biệt nữa trong các địa danh được cấu tạo theo quan hệ chính phụ giữa hai địa phương Bình Liêu và Cẩm Phả: ở Bình Liêu không có địa danh có quan hệ chính phụ nào được cấu tạo ghép giữa một yếu tố là chữ số Ả Rập với một chữ cái La Tinh hay ghép giữa từ với chữ số La Mã, trong khi ở Cẩm Phả hiện tượng này lại xảy ra rất nhiều.
Số người Kinh đang sinh sống ở Bình Liêu hiện nay chỉ có 4,18%, họ có mặt ở đây một phần là những công chức được điều động dưới xuôi lên công tác, một số đã xây dựng gia đình và coi Bình Liêu là quê hương thứ hai của họ; một phần là những người dân đi xây dựng kinh tế mới nên sự tác động của họ đối với địa phương rất ít do không ổn định về nhân khẩu [30], [42]. Do đó, một số địa danh Hán Việt hiện nay hoặc ra đời sau khi có người Kinh đến sinh sống, phát triển kinh tế như: bản Mới, bản Làng, bản Cửa Khẩu..; hoặc được đổi tên mới cho phù hợp với tình hình thực tế như: bản Khu Chợ trước kia có tên là Pắc Cáp, sau do có chợ nên được đổi tên mới;.
Vì là một huyện nhỏ của Tỉnh, không có nhiều khu phố, dân cư lại ít nên các địa danh có kèm số La Mã của Bình Liêu chiếm số lượng ít hơn thị xã Cẩm Phả (11/17). Ở Cẩm Phả có những địa danh được đặt tên dựa theo tên người, dựa theo từ chỉ phương hướng trong khi ở Bình Liêu không có những loại địa danh này.
Nếu địa danh Bình Liêu chỉ có hai phương thức chuyển hoá thì địa danh Cẩm Phả lại có ba phương thức chuyển hoá, đó là: chuyển hoá nhân danh thành địa danh, chuyển hoá giữa các loại địa danh và chuyển hoá trong nội bộ địa danh. Còn ở Cẩm Phả, việc chuyển hoá này diễn ra ở nhiều địa danh hơn.Cũng giống như Bình Liêu, những địa danh của Cẩm Phả trong quá trình chuyển hoá nội bộ, khi thì có sự chuyển hoá giữ nguyên tên địa danh (ví dụ:. đền Cửa Ông -> phường Cửa Ông), nhưng cũng có khi chỉ chuyển hoá yếu tố đầu tiên của địa danh,chẳng hạn: thị xã Cẩm Phả -> phường Cẩm Thành).
Nếu như ở Cẩm Phả việc chuyển hoá này chiếm tỷ lệ thấp (46 đơn vị) thì ở Bình Liêu phương thức chuyển hoá này lại chiếm tỷ lệ cao (67 đơn vị). Điều này có thể thấy, những suy nghĩ, văn hoá, phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi dân tộc có ảnh hưởng lớn đến quá trình nhận thức, định danh của các địa danh.
Phạm Quốc Tuấn đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: "Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [40]. Như vậy, khi nghiên cứu văn hoá phải chú ý tới những giá trị về vật chất và tinh thần của con người.
Từ những vấn đề trên có thể khẳng định: không thể nghiên cứu mối liên quan giữa văn hoá với ngôn ngữ mà lại bỏ qua vấn đề nhận thức, vấn đề tư duy của những người thuộc một cộng đồng văn hoá - ngôn ngữ đang được nghiên cứu. Vì thế, khi nghiên cứu vấn đề các địa danh ở Quảng Ninh thể hiện qua các đặc trưng văn hoá của vùng đất này như thế nào, chúng ta phải đồng thời nghiên cứu chúng ở cả hai phương diện văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể; văn hoá nhận thức và văn hoá phi nhận thức được biểu hiện qua các địa danh từ nhiều khía cạnh khác nhau.[29, chương VI, tr 3 -6].
Trước hết ở mặt nội dung của ngôn ngữ, vì chức năng của ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Những yếu tố trên không những được thể hiện trong đời sống hàng ngày của người dân mà còn được phản ánh, lưu giữ trong các địa danh của Quảng Ninh nói chung và Bình Liêu, Cẩm Phả nói riêng.
Do Quảng Ninh có vị trí đặc biệt về địa lý (hầu như không có tỉnh nào được thiên nhiên ưu đãi như Quảng Ninh: có biển, rừng, khu du lịch nổi tiếng, có cửa khẩu, có nhiều mỏ than, cảng biển lớn), lại là tỉnh giáp biên - nơi phên giậu của đất nước nên nhiều lần hứng chịu các cuộc xâm lăng của kẻ thù, cộng với việc Quảng Ninh còn có vịnh Hạ Long liên quan đến một số truyền thuyết..nên có nhiều địa danh nổi tiếng, phản ánh những sự kiện lịch sử, những di tích lịch sử trải dài theo suốt quá trình hình thành. Cách đặt tên này rất phổ biến trong địa danh cả nước cũng như trên thế giới bởi đây là một qui luật tâm lý, qui luật nhận thức cho thấy cách thức con người tri nhận về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh rồi biểu đạt bằng ngôn ngữ; là sự thể hiện của mối quan hệ qua lại, gắn kết chặt chẽ giữa ngôn ngữ với tư duy và trong ý thức đó ngôn ngữ là công cụ của ý thức, của tư duy.
Huyện này không có biển nên không có các địa danh có thành tố chung là hang, đảo, hòn; chỉ có nhiều địa danh có thành tố chung là núi, sông, suối, ngầm. Đây là nét đặc trưng về lịch sử - xã hội của Cẩm Phả xưa, vì cư dân nơi đây chủ yếu đến từ các vùng đồng bằng Bắc Bộ, họ đã trải qua một quá trình khai hoang, lấn biển, đấu tranh chống ngoại xâm rất cực khổ, do đó họ lập nên nhiều đền, chùa, nhà thờ..để thờ cúng các nhân vật anh hùng, hay những người dân đã được thần thánh hoá, với mong ước họ sẽ có được cuộc sống an lành, ấm no, tốt đẹp âu cũng là điều dễ hiểu.
Qua các thành tố riêng, chúng ta có thể tìm thấy những thông tin khác nhau của văn hoá phi vật thể qua các tên gọi của địa danh như: đền Cửa Ông, đền Bà, miếu Ba Cô. Ngoài những nội dung trên, thành tố riêng trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả còn mang thêm các thông tin về giá trị tinh thần tốt đẹp mà nhân dân nơi đây kỳ vọng, ước mong, gửi gắm ký thác vào địa danh.
Một điểm nữa cho thấy sự khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng giữa hai vùng miền Bình Liêu và Cẩm Phả là: nếu như ở Bình Liêu luôn có sự bền vững, ổn định về dân cư cũng như về văn hoá, tín ngưỡng, phong tục tập quán (đã là người Tày, Dao, Sán Chỉ thì ở bất kì đâu trong huyện cũng như trong tỉnh các tục lễ cưới xin, ma chay về căn bản là giống nhau về nội dung và cách thức tổ chức). Ví dụ như tục cưới xin của người Tày thường bao gồm 6 nghi lễ, còn tục ma chay gồm 12 nghi lễ; người Dao tục cưới xin có 4 bước (lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ đón dâu, lễ lại mặt), còn ma chay phải trải qua 7 bước..[30] thì ở Cẩm Phả lại không có sự ổn định, hay bị xáo trộn về văn hoá, tín ngưỡng, phong tục tập quán, do nơi này luôn có sự bổ sung, di cư nhân khẩu từ các vùng đồng bằng ra khu mỏ làm việc.
Nhưng đến đầu thế kỷ XX, do dân cư ở Cửa Ông ngày càng đông đúc, thảo am thờ Đức Ông nhỏ bé không đáp ứng đủ nhu cầu tâm linh của người dân nên đã chuyển về bên bờ Cửa Suốt lập thành miếu thờ Đức Ông, rồi sau lại được mở rộng thành đền Đức Ông. Ở làng nọ huyện Bình Liêu có một thanh niên dân tộc Tày tên là Hoàng Cầm đã chiêu mộ trai tráng trong vùng, lập thành đội quân chiến đấu rất anh dũng, đánh giặc với chiếc cọc tre trong tay, tả xung hữu đột làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn tranh nhau bỏ chạy về bên kia biên giới".
Với những kết quả đã đạt được, phường đã 3 lần (vào các năm 1993, 1997, 1998) vinh dự được tặng Huân chương lao động hạng nhì và ba của chính phủ về thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị và công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua của tỉnh, thị xã. Với một vị trí địa lý đặc biệt có rừng, biển, biên giới, đồng bằng, hải đảo, cửa khẩu đã tạo cho Quảng Ninh sự đa dạng về các mặt: địa lý, lịch sử, văn hoá, dân tộc..Đây là yếu tố cơ bản làm nên sự khác nhau giữa các vùng miền trong tỉnh.
Do vị trí địa lý khác nhau, dân số khác nhau dẫn đến số lượng địa.