MỤC LỤC
Kết cấu đề tài
Phát triển kinh tế là ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người…, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở các tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhưng trong tình hình hiện nay thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh thì sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hay cả thế giới phải được nâng cao lên một tầm mới về cả chiều rộng và chiều sâu của sự phát triển.
- Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, theo mức độ chế biến, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, có cấu thị trường… Ngoài ra chất lượng hoạt động xuất khẩu cũng được thể hiện qua chất lượng các hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động xuất khẩu, hệ thống phân phối hàng hóa…. Để xuất khẩu các mặt hàng của mình, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng (HACCP), bảo vệ an toàn người lao động (SA 8000). Để đánh giá mức độ bền vững về xã hội cần tính tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu áp dụng tiêu chuẩn này. Thứ năm, một tiêu chí để đánh giá xuất khẩu bề vững về mặt xã hội nữa là việc đảm bảo công bằng giữa các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu, sự phân chia lợi ích từ hoạt động xuất khẩu để tránh tình trạng thu nhập mất cân đối giữa các tầng lớp tham gia. Hoạt động xuất khẩu trải qua rất nhiều khâu dưới sự tham gia của nhiều đối tượng lao động : người sản xuất, doanh nghiệp thu mua, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu… tùy thuộc vào mỗi loại hàng hóa và hình thức mua bán. Do trình độ. lao động , trình độ quản lý mà lợi ích mỗi thành phần này đạt được là khác nhau. Và thực tế hiện nay nhưng người sản xuất là những người chịu thiệt thòi nhất, thu nhập được ít nhất. Xuất khẩu thực sự bền vững là phải đảm bảo được sự cân đối hài hòa việc phân chia lợi ích này. Bền vững về mặt môi trường. Đo tính bền vững về môi trường của hoạt động xuất khẩu thông qua các chỉ tiêu về môi trường sau:. Một là, mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động xuất khẩu sinh ra: Con số này có thể khó đưa ra chính xác vì xuất khẩu chỉ là một trong rât nhiều hoạt động gây tác động đến môi trường nhưng người ta vẫn tính toán được. Con người có thể tính toán rằng khi sản xuất ra một số lượng hàng hóa này để xuất khẩu nó thải ra môi trường những chất gì ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, không khí, các hệ sinh thái như thế nào. Hai là, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động xuất khẩu: đó là sự duy trì các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. khi mở rộng xuất khẩu một số lượng hàng hóa nào đó đã sử dụng bao nhiêu nguồn tài nguyên trong môi trường, vì nguồn tài nguyên còn ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng trong tương lai. Ba là, mức độ các doanh nghiệp sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế: trong đó là việc áp dụng các biện pháp về bảo vệ môi trường ISO 14000, tỷ trọng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này cũng đánh giá được phần nào mức độ quan tâm đến môi trường của các hoạt động xuất khẩu. Bốn là, mức độ đóng góp của xuất khẩu vào hoạt động bảo vệ môi trường về tài chính cũng như công nghệ. Hoạt động xuất khẩu đóng góp nguồn thu cho các hoạt động kinh tế, xã hội, mức độ đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi. trường thể hiện sự quan tâm cũng như ý thức của con người đến bảo vệ môi trường. Ngoài ra một yếu tố quan trọng đó là sự quản lý chính quyền các cấp quy định đối với các hoạt động xuất khẩu giảm thiểu tối đa các tác động có hại cho môi trường. Các yếu tố quốc tế. Phát triển bền vững nói chung hay xuất khẩu bền vững nói riêng không chỉ là vấn đền mang tính chất quốc gia mà mang tính toàn cầu phải được đặt trong tính bền vững của cả thế giới. Vì thế yếu tố quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu bền vững của một quốc gia. a) Tự do hóa thương mại. - Tự do hóa thương mại thúc đẩy hoạt động xuât khẩu của các nước, không chỉ tăng trưởng xuất khẩu mà nâng cao chất lượng tăng truoenrg xuất khẩu do chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ, cải thiện năng suất các yếu tố tổng hợp, tiếp cận công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cao, phân bổ nguồn lực hợp lý…. - Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững thông qua tắc động đến yếu tố xã hội: giúp con người có cơ hội tiếp cận đến những sản phẩm chất lượng cao, công nghệ hiện đại, chất lượng cuộc sống nâng cao; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giảm đói nghèo. Tự do hóa thương mại đặt ra nhiều tiêu chuẩn quốc tế cho hàng hóa về bảo vệ người tiêu dùng và người lao động. - Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững thông qua yếu tố môi trường:. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các hàng hóa thân thiện với môi trường. Tự do hóa thương mại thúc đẩy xuất khẩu giúp cải thiện thu nhập, khi thu nhập tăng cao người tiêu dùng sẽ có nhu cầu và ý thức hơn về các vấn đề về môi trường. Trong tự do hóa thương mại có nhiều quy định về bảo vệ moio trường đòi hởi các nước phải áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong thương mại. - Tự do hóa thương mại thúc đẩy các nước, nhất là các nước đang phát triển khai thác nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tự do hóa thương mại thúc đẩy sản xuất, tăng ô nhiễm môi trường, mặt khác cũng tạo điều kiện ô nhiễm qua biên giới do việc nhập khẩu các chất phế thải, công nghệ lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái khi sử dụng. - Tự do hóa thương mại tác động nhiều đến yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội như các tệ nạn xã hội, bất công bằng trong xã hội…. b) Các ràng buộc trách nhiệm mang tính toàn cầu. - Công ước quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em của Liên hợp quốc về việc quy định sử dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân trong việc sản xuất hàng xuất khẩu. - Các văn bản pháp lý quốc tế, các hợp đồng môi trường đa biên quy định trách nhiệm các bên về vấn đề bảo vệ môi trường. c) Các yếu tố khác: An ninh lương thực, an ninh năng lượng, khủng hoảng tài chính…. Các yếu tố này không mang tính ràng buộc với các quốc gia nhưng nó vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của các nước không ngoại trừ hoạt động xuất khẩu. Các vấn đề này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mà chúng cũng tác động đến ý chí chủ quan của chính phủ các nước trong việc điều hành xây dựng các chiến lược xuất khẩu cho hợp lý. Các yếu tố trong nước. a) Chính sách quản lý và ổn định nền kinh tế vĩ mô. Xuất khẩu là một bộ phận trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế khác, vì thế không thể nằm ngoài chính sách quản lý của nhà nước, ví dụ như chính sách thuế, chính sách giá, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, chính sách phát triển các ngành.. Xuất khẩu bền vững là sự phát triển xuất khẩu về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, để xuất khẩu đạt phát triển bền vững cần có chính sách quản lý phù hợp. b) Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ. Một quốc gia để phát triển về mặt kinh tế nói chung cũng như trong lĩnh vực xuất khẩu nói riêng cần có cơ sở hạ tầng. Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu như: đường xá giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất hiện đại đẩy mạnh tăng năng suất cũng như chất lượng hàng hóa xuất khẩu… Cơ sở hạ tầng phát triển, công nghệ ngày càng tiên tiến đảm bảo cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu phát triển lâu dài và ổn định, ít tác động có hại cho con người và môi trường. c) Nguồn lực tự nhiên và xã hội.
Vấn đề an ninh lương thực quốc gia của Việt Nam đang đứng trước những áp lực của việc tăng dân số (dự báo năm 2020 đạt khoảng 100 triệu người và 110 – 120 triệu người sau năm 2030) và biến đổi khí hậu, trong khi Việt Nam lại là nước được dự báo là nằm trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nặng nền của biến đổi khí hậu nhất là trọng điểm trồng lúa đồng bằng Sông Cửu Long. - Bền vững về mặt môi trường đánh giá theo 4 chỉ tiêu: Mức độ ô nhiễm môi trường, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường, mức độ đóng góp vào bảo vệ môi trường của hoạt động xuất khẩu.
Chất lượng của gạo xuất khẩu được đánh giá theo nhiều tiêu chí như: tỷ lệ tấm, kích thước hạt, độ ẩm, độ đánh bóng hạt gạo, tỷ lệ amylaza, tỷ lệ protein, mùi thơm… Và để đánh giá chính xác chất lượng gạo xuất khẩu cần phải xem xét tất cả các yếu tố. Cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự thay đổi, ví dụ như Indonesia trong các năm trước đều là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam (năm 2007 chiếm tới 24 % tổng lượng xuất khẩu), thì đến năm 2008, nước này giảm mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam (chỉ chiếm hơn 1 % tổng lượng gạo xuất khẩu).
Từ khi tham gia xuất khẩu gạo chất lượng gạo của Việt Nam đã dần chuyển dịch nâng cao các sản phẩm chất lượng cao để cạnh tranh với gạo của Thái Lan, nhưng thực tế gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn chiếm đa số là gạo phẩm cấp thấp (gạo tỷ lệ 25% tấm chiếm khoảng 70 %). Cơ cấu thị trường cũng phản ánh chất lượng gạo của Việt Nam. Gạo của nước ta xuất sang các thị trường chủ yếu là châu Á, Trung Đông, châu Phi, …phần lớn là các khu vực có mức tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân:. Thứ nhất, sản xuất lúa chỉ quan tâm đến năng suất mà chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, nhiều địa phương sử dụng các loại giống lúa cũ thoái hóa, các giống lúa cao sản ngắn ngày nhưng chất lượng thấp. Trong khi hàng năm, cả nước ta vẫn phải nhập 70% giống lúa các loại cho sản xuất. Việc sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ của các hộ nông dân cũng làm cản trở cho việc sản xuất lúa chất lượng cao theo yêu cầu của xuất khẩu. Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo xuất khẩu còn yếu kém, và phân bố không đồng đều. được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ. Máy sấy và kho chứa còn hạn chế không được trang bị đầy dủ nên nếu vụ thu hoạch vào thời tiết không thuận lợi thóc thu hoạch được sẽ không được bảo quản khiến giảm chất lượng. Ở ĐBSCL hiện nay số lượng máy sấy chỉ đáp ứng được 40% sản lượng lúa hè – thu. Còn ở các vùng như đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ không có các nhà máy chế biến, hệ thống sấy và đánh bóng gạo hiện đại. Chính vì thế chất lượng gạo qua chế biến còn thấp, khâu chế biến gạo mới đóng góp khoảng 19 - 20% cho GTGT/tấn gạo trong khi của Thái Lan là 26%. Thứ ba, các dịch vụ khuyến nông, dịch vụ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất lúa gạo cho nông dân ở cấp xã phát triển còn yếu, nông dân ở nhiều nơi còn thiếu thông tin về khoa học công nghệ và thông tin thị trường dẫn đến sản xuất lúa chậm được ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất còn bị động, hiệu quả đạt thấp. Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế. Gạo là nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, hàng năm kim ngạch xuất khẩu gạo khoảng từ 1 – 3 triệu USD, đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân. Dưới đây là bảng tỷ lệ đóng góp kim ngạch xuất khẩu gạo vào kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản và GDP. Bảng 2.5: Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu gạo vào GDP. Kim ngạch xuất khẩu gạo. Tỷ lệ % trong kim ngạch XK. worldbank .org.vn , Tổng cục thống kê 2009 và VFA) Mỗi năm xuất khẩu gạo đóng góp 2 – 3 % giá trị vào tổng thu nhập quốc dân, đây là một con số khá đáng kể đối với một sản phẩm nông nghiệp. Một ví dụ điển hình như mô hình lúa – cá (hoặc lúa – tôm), mô hình này vừa tiết kiệm thức ăn cho cá vừa có lợi cho cây lúa, cải tạo đất trồng lúa: các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng như một phần phân bón làm tăng độ mùn, đội xốp cho ruộng lúa, cá thường xuyên kiếm thức ăn bằng cách sục bùn, làm cho ruộng lúa thoáng khí, tầng oxi hoá hoạt động mạnh tạo điều cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, cá ăn các loài sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho ruộng lúa.
Xác định đây là vấn đề trọng đại của đất nước nên Chính phủ yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, phát huy lợi thế về cây lúa, tổ chức tốt hệ thống mua, bán và dự trữ ở các vùng miền. - Để kiện toàn và có hệ thống giám sát an ninh lương thực quốc gia một cách đầy đủ, quy chuẩn, Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu đề xuất việc thành lập Ủy ban an ninh lương thực quốc gia.
Thứ ba,xây dựng cơ chế hợp tác liên kết 4 nhà(nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nước) để phát triển sản xuất và chế biến gạo trên nguyên tắc nông dân có đất đai và lao động, doanh nghiệp cung cấp vốn và bao tiêu lúa nguyên liệu, nhà khoa học tham gia với doanh nghiệp để tư vấn, chuyển giao công nghệ cho nông dân sản xuất lúa, Nhà nước xây dựng qui hoạch và tham gia hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu đồng thời tổ chức đăng ký thương hiệu, sản phẩm lúa gạo hàng hoá để thống nhất quản lý chất lượng sản phẩm. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gạo trong các khâu như giống lúa, phân bón, quy hoạch vùng sản xuất lúa, cơ sở kĩ thuật trong chế biến bảo quản, thúc đẩy xuất khẩu, … phải được kết hợp chặt chẽ với các giải pháp về ổn định xã hội như đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông dân, với các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái như nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế các mô hình canh tác thân thiện môi trường….