MỤC LỤC
Sau khi lập báo cáo cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và nhận được quyết định phê duyệt của hội đồng quản trị, thì phòng dự án cùng với các phòng ban chức năng khác tổ chức lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình. Tuỳ thuộc đặc điểm, phân loại dự án, tính chất phức tạp của dự án và trình độ chuyên môn của cán bộ soạn thảo dự án, báo cáo đầu tư xây dựng công trình sẽ phòng dự án đầu tư của công ty làm chủ trì và phối hợp các phòng ban khác, tiến hành khảo sát thiết kế và lập dự án. Cán bộ tham gia soạn thảo dự án chủ yếu là thuộc phòng dự án đầu tư, phòng kỹ thuật, phòng kinh tế - kế hoạch, phòng tài chính kế toán.
Công việc của nhóm là tất cả các hoạt động liên quan đến khía cạnh kinh tế và tài chính của dự án, dựa trên những thiết kế kỹ thuật sơ bộ họ sẽ đi vào phân tích hiệu quả dự án đầu tư, đề xuất phương án huy động vốn đầu tư, phương án trả nợ, nguồn vốn đầu tư, tổng mức đầu tư,. Thông thường nhóm này gồm 6 người (tuỳ qui mô dự án có thể có nhiều hơn), các thành viên trong nhóm này là kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, cơ khí, thuỷ lợi. Nhóm này chịu trách nhiệm cung cấp những văn bản pháp luật, các quy định, nghị định của nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực của dự án.
Sau khi cán bộ lập dự án nhận nhiệm vụ từ Chủ nhiệm dự án thì tiếp đó các cán bộ lập dự án sẽ chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho quá trình lập dự án của mình như: Chuẩn bị văn bản pháp luật liên quan đến dự án, nhận các tài liệu từ Chủ nhiệm dự án, nhận các bản vẽ từ các bộ môn, và chuẩn bị các phần mềm để lập dự án. Sau khi đã chuẩn bị cho công tác lập dự án xong, người lập dự án sẽ tiến hành công tác lập dự án thông qua các tài liệu đã được chuẩn bị ở bước trên. Sau khi hoàn thành thuyết minh dự án, sản phẩm phải được Chủ nhiệm dự án kiểm tra chất lượng theo các tiêu chí sau đây: tuân thủ pháp luật, tuân thủ các yêu cầu đề ra.
Nếu dự án chưa đáp ứng được yêu cầu của ban giám đốc, hội đồng quản trị thì phải sửa đổi và bổ sung lại bằng báo cáo điều chỉnh nghiên cứu khả thi cho đến khi dự án được chấp thuận. Dự án sau khi được Ban giám đốc, hội đồng quản trị ký duyệt sẽ được nghiệm thu, triển khai thực hiện dự án và lưu hồ sơ tại phòng dự án của công ty. Mỗi bước đều có tầm quan trọng riêng và có mối liên quan lẫn nhau do đó các cán bộ có liên quan đến công tác lập dự án luôn hoàn thành tốt cá bước lập dự án từ đó tạo thành một dự án đầu tư hoàn chỉnh.
Bởi đây là giai đoạn hình thành nên dự án và bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưutiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm phát hiện những lĩnh vực, những bộ phận hoạt động kinh tế - xã hội cần và có thể đầu tư trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng, đất nước hoặc từng loại tài nguyên thiên nhiên của đất nước, từ đó hình thành các dự án sơ bộ. Các cấp quản lý kinh tế, các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có liên quan đến dự án sẽ tham gia ở mức độ khác nhau vào quá trình nghiên cứu và sàng lọc dự án, chọn ra một số dự án thíchhợp với tình hình phát triển và khả năng củanền kinh tế, với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành và sẽ đem lại hiệu quả khả quan.
Cơ hội đầu tư cụ thể là các cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát hiện những lĩnh vực, những giải pháp kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị cần và có thể được đầu tư trong từng thời kỳ kế hoạch, để vừa phục vụ cho việc thực hiện chiến lược. Mục tiêu của việc nghiên cứu các cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư dựa trên các thông tin cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có khả năng đầu tư phải cân nhắc xem xét. - Các bối cảnh chung về kinh tế - xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành, khai thác dự án: xem xét các điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, vùng có liên quan đến dự án, các điều kiện pháp lý.
Đầu tư phát triển là hoạt động mang tính chất lâu dài, các kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đã được dự báo trong soạn thảo dự án. Để đánh giá được độ an toàn của các kết quả tính toán trước sự biến đổi của các yếu tố khách quan có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, cần phải tiến hành phân tích độ nhạy cảm của dự án. Phân tích độ nhạy cảm của dự án: Là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ..) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.
Phân tích độ của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy cảm của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo những chiều hướng không có lợi. Khi các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn nhất định theo hướng bất lợi nếu chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét vẫn đạt hiệu quả (chẳng hạn NVP > 0, IR > giới hạn) thì dự án xem xét được coi là có độ an toàn cao.
Phương án nào có độ lệch chuẩn nhỏ hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó độ an toàn hơn. Trong trường hợp kỳ vọng toán học phương án khác nhau phải sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên để xem xét. Hệ số biến thiên của phương án nào nhỏ hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó an toàn hơn.
Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các vùng, của đất nước mà nhà nước sẽ có chủ trương để đầu tư hay nhà nước giao cho các cơ quan trực thuộc của mình đề xuất các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng và địa phương theo chủ trương chính sách của nhà nước. Nghiên cứu thị trường là sự nghiên cứu tỉ mỉ, có khoa học xuất phát từ nghiên cứu nhu cầu của thị trường quyết định nên sản xuất kinh doanh sản xuất sản phẩm dịch vụ gì, cách thức và chất lượng như thế nào với khối lượng như thế nào, tiếp thị như thế nào để sản phẩm của dự án có chỗ đứng trên thị trường ở hiện tại và trong tương lai. Do đặc điểm về lập dự án tại công ty là các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật nên nội dung nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật là nội dung chủ yếu và được tiến hành soạn thảo rất kỹ lưỡng.
Trong phần này người lâp dự án thường đề cập đến các yếu tố sau: Tổng diện tích xây dựng, công trình được thiết kế theo hình dáng nào, bao nhiêu tầng, xác định thể loại công trình, công trình có thể là công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật. Thông thường các dự án lớn thường chia ra các nội dung nhỏ hơn: quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch về giao thông, các công trình công cộng nhưng vẫn tập trung phân tích chủ yếu là vấn đề quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất. - Vì địa điểm xây dựng nằm trong thành phố Hà Nội nên trong quá trình xây dựng công trình cần chú ý đến các biện pháp thi công sao cho phù hợp với quy định của Thành phó, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như các công trình lân cận;.