Xây dựng và phát triển thương hiệu VINATEXIMEX theo nguyên tắc thương hiệu doanh nghiệp

MỤC LỤC

Xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp 1. Nguyên tắc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Các hoạt động quan hệ công chúng là khá rộng và các chương trình quảng cáo thì chủ yếu thực hiện chức năng giới thiệu chứ chưa mang nhiều yếu tố công chúng ở trong đó.Thông thường các thương hiệu mạnh họ thường thực hiện đồng thời các hoạt động này. Chương trình quảng cáo về bột giặt OMO vẫn thường xuyên xuất hiện trên truyền hình và đồng thời hãng còn là nhà tài trợ chính cho chương trình hỗ trợ người nghèo, chương trình "vượt lên chính mình" cũng thật vui và cảm động. Nhưng để có được một chương trình phù hợp đòi hỏi rất nhiều công phu, chi phí lớn, hơn nữa nó còn phụ thuộc nhiều vào các cơ quan chức năng, các yếu tố khách quan khác… và các chương trình hay hoạt động cộng đồng cũng không thể tổ chức một cách thường xuyên mà nó được hỗ trợ vào đó bằng các chương trình quảng cáo.

Quy luật chất lượng ở đây không chỉ là chất lượng của sản phẩm mà là doanh nghiệp ngoài việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm còn phải nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác khách trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng. Xây dựng thương hiệu là quá trình lựa chọn, kết hợp giữa các yếu tố cấu thành của thương hiệu: yếu tố chức năng sản phẩm, yếu tố cảm xúc, yếu tố hữu hình cũng như yếu tố vô hình với mục đích tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp. Thương hiệu là sự kết hợp các yếu tố một cách đồng nhất, phù hợp giữa các yếu tố từ chất lượng sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm, các hoạt động truyền thống, đến uy tín của doanh nghiệp… và một thương hiệu bao giờ cũng hướng tới một nhóm khách hàng, đoạn thị trường nhất định.

Sau mừi giai đoạn truyền thụng, doanh nghiệp phải tiế hành đỏnh giỏ hiệu quả của chiến dịch, và doanh nghiệp còn phải luôn lắng nghe, thu thập mọi thông tin phản hồi từ phía khách hàng, công chúng về các hoạt động truyền thông, về thương hiệu của doanh nghiệp. Có được những thông tin trên, doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng, xác định được điểm mạnh của thương hiệu, các yếu tố cần phải thay đổi cho phù hợp với sở thích, thị hiếu của khách hàng và có được sự đồng tình của cộng đồng. Theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tự mình làm tất cả các công việc mà có nhiều việc quan trọng mà họ phải đi thuê bên ngoài như thiết kế logo, khẩu hiệu, tên thương hiệu, hay chương trình quảng cáo, truyền thông… với mức phí không hề nhỏ.

Nếu là trực tiếp phân phối, doanh nghiệp có thể quan sát thái độ, hành vi của khách hàng, trực tiếp đặt ra các câu hỏi cho khách hàng cũng như có được thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm nhưng doanh nghiệp không thể trực tiếp quản lý quá nhiều các cửa hàng, trung tâm bán và giới thiệu sản phẩm. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, dịch vụ bảo hành… Đó là những yếu tố cạnh tranh đôi khi không mang tính bảo hộ pháp lý của doanh nghiệp những nó là yếu tố tạo nên uy tín của doanh nghiệp, nâng cao giá trị thương hiệu và trong một trường hợp nào đó nó còn quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Đầu tư cho phát triển sản phẩm và tăng cường thành phần cảm xúc cho thương hiệu là phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời điều đó cũng là cách để các đối thủ cạnh tranh không dễ bắt chước, nhái lại thương hiệu của doanh nghiệp.

- Trang bị cho cán bộ công nhân viên những kiến thức về thương hiệu để mỗi sản phẩm làm ra đều là chứa đựng cả những tâm huyết của mọi thành viên trong doanh nghiệp và truyền được cả tình cảm đó tới khách hàng, tức là tất cả mọi thành viên đều phải có ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Khái quát về công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may 1. Quá trính hình thành và phát triển của công ty

Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản trị

- Phòng xuất nhập khẩu vật tư - TTSX và kinh doanh chỉ - Phòng kinh doanh nội địa - Trung tâm thương mại dệt may - Phòng xuất nhập khẩu dệt may - Phòng phát triển dự án. Là phòng xuất khẩu chủ lực của công ty, chiếm 81.1% tổng kim ngạch xuất khẩu và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch về cả doanh thu và xuất khẩu. Mặt hàng dệt kim cũng được duy trì, mặc dù việc kinh doanh mặt hàng này cũng gặp không ít khó khăn về nguồn cung trong nước không ổn định , các yếu tố kỹ thuật, mẫu sản phẩm nhưng đến nay kim ngạch cũng đạt mức khá.

Về xuất khảu sản phẩm may mặc vẫn còn nhiều khó khăn do tình hình cạnh tranh trên thị trường và khó khăn trong việc tìm nơi đặt sản xuất để kịp hàng theo hợp đồng xuất khẩu. Đây là phòng được đánh giá cao về tinh thần làm việc, nhiều khi phòng còn phải làm việc ngoài giờ để giải quyết các sự vụ phát sinh trong quá trình đưa thiết bị vào phục vụ đúng tiến độ của dự án. Ngoài ra việc khai thác thêm một số mặt hàng khác cũng được phòng xúc tiến mạnh mẽ như vải địa kỹ thuật, một số thiết bị lẻ, xuất khẩu vải….

Các cán bộ trung tâm, đặc biệt là Giám đốc trung tâm rất chủ động, đã tìm được những khách hàng nghiêm túc như: Công ty dệt may Gia Định, Hợp tác xã dệt Duy Trinh…. Cán bộ và nhân viên của văn phòng rất năng động, đã đem lại kết quả kinh doanh cao, nếu tính tỷ lệ doanh số trên đầu người thì đây là một trong hai đơn vị đạt cao nhất 10 tỷ/người/năm. Theo sơ đồ bộ máy quản trị của công ty: cấp quản trị cao nhất là Tổng giám đốc, sau đó là các phó tổng giám đốc rồi đến trưởng các phòng, chi nhánh và trung tâm đại diện, cấp thấp nhất là nhân viên các phòng ban.

Quan hệ giữa các cấp quản trị từ cấp cao nhất là tổng giám đốc tới các nhân viên các phòng ban đó là quan hệ chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới. Người quản lý của các phòng có nhiệm vụ báo cáo các kết quả và các hoạt động của phòng, trung tâm mình, tham mưu cho người quản lý trực tiếp của phòng ban mình là các phó giám đốc phụ trách hoặc tổng giám đốc đối với các phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo.

Sơ đồ bộ máy công ty
Sơ đồ bộ máy công ty

Những đặc điểm chung của công ty ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương hiệu

Nhân viên các phòng, trung tâm có nhiệm vụ báo cáo kết quả thực hiện và tham mưu cho người quản lý của phòng, trung tâm mình. Hoạt động kinh doanh nội địa của công ty vẫn chủ yếu là phục vụ, đáp ứng các công ty trong nội bộ Tổng công ty. - Về hoạt động sản xuất của công ty: Tận dụng máy móc, trang thiết bị và mặt bằng hiện có, công ty đã tổ chức cho xưởng sản xuất chỉ đi vào hoạt động, chỉ sản xuất ra một phần để phục vụ hoạt động thiết kế và sản xuất hàng mẫu của trung tâm thiết kế mốt, phần còn lại được bán ra thị trường.

Hoạt động thiết kế mẫu còn nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã đạt được những thành công, giúp công ty quảng bá được thương hiệu. Tổng số CBCNV của Công ty hiện nay là 190 người trong đó có 9 người hợp đồng lao động ngắn hạn, 7 người hợp đồng vụ việc. Lao động có trình độ PTTH trở xuống hầu hết đảm nhiệm các công việc có tính chất phục vụ như lái xe, bảo vệ, tạp vụ, nấu ăn, nhân viên giao nhận hàng hoá.

Các chuyên môn nghiệp vụ như luật, kỹ thuật cơ điện, vi tính, công nghệ Sợi, Dệt, May, thiết kế thời trang chiếm tỷ lệ thấp (12%) do đặc thù của Công ty là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu. Các chuyên môn, nghiệp vụ khác (cơ khí, động lực, giao thông, sư phạm…) có 23 người chiếm tỷ lệ 12% trong tổng số lao động, hầu hết số lao động này đang đảm nhiệm công việc kinh doanh. Với chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu thì nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao về ngoại thương và ngoại ngữ là rất lớn.

CBCNV được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ lớn nhưng trình độ chưa cao, chỉ có khoảng 50% đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại thế nên số vốn đầu tư cho trang thiết bị phục vụ cho kinh doanh là không lớn.