Thị trường kinh tế thương mại Việt Nam sau 2 năm hội nhập WTO: Nhận định thực trạng và triển vọng

MỤC LỤC

Nhập khẩu và cán cân thương mại

Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm thiết bị máy móc, nguyên nhiên, vật liệu, phụ liệu (không kể xăng dầu). So với mục tiêu ban đầu là 20 tỷ USD đã phấn đấu giảm được 3 tỷ USD nhập siêu. Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ các nước Châu Á khác.

Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của ta sang các thị trường khác.

Thị trường trong nước

Công tác điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường kịp thời, đặc biệt là đối với những mặt hàng trọng yếu, nhìn chung đã không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, “sốt giá” trầm trọng và kéo dài. Công tác triển khai các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát và khống chế tăng giá đã đạt được kết quả tích cực. Nhiều doanh nghiệp thương mại đã củng cố và phát triển hệ thống phân phối, triển khai các loại hình bán buôn, bán lẻ mới theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.

Mạng lưới chợ và loại hình thương mại truyền thống tiếp tục được quan tâm phát triển. Thị trường miền núi, hải đảo vẫn được bảo đảm cung cấp các mặt hàng chính sách như sách vở, muối ăn, dầu hỏa,.

Cơ hội và thách thức

-Khó khăn trong tiếp cân vốn từ khu vực tài chính chính thức – theo Bộ Kế hoạch và ĐẦu tư, chỉ có 32,4% DNVVN đủ điều kiện để vay từ các ngân hàng chính thức – do vậy họ phải có được tài chính từ các nguồn khác để cạnh tranh. -Dòng vốn đổ vào có thể mang theo những rủi ro và làm trầm trọng thêm những yếu kém nội tại về cơ cấu và kinh tế vĩ mô, đặc biệt là những với dòng vốn chảy vào do đầu cơ có thể dễ dàng chảy ra nếu có những thay đổi về tình hình kinh doanh hay kỳ vọng của các nhà đầu tư. -Đối với các dịch vụ phân p hối, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép tham gia trong lĩnh vực bán lẻ đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp và sản xuất trong nước, trừ 10 sản phẩm nhạy cảm đối với nền kinh tế.

Do đó, đa số các hình thức phân phối hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các cơ sở thương mại cá thể nhỏ của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với các trung tâm phân phối, bán hàng hoá với giá cả hấp dẫn và kinh doanh thương mại hiệu quả hơn nhờ vào kinh tế quy mô. Thương mại với các nước phát triển tăng, trong khi tiếp tục cải thiện thị trường và kinh doanh thương mại, với thị trường mở hơn và giảm bớt các hạn ngạch do việc thực hiện cam kết gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần phải bảo vệ chính họ trước những tác động tiêu cực. -Việc mở rộng hệ thống tài chính cạnh tranh sẽ tạo cơ hội tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp nhỏ với các dịch vụ tài chính mới trong các lĩnh vực cho thuê tài chính, giải chấp thanh toán, tư vấn tài chính và dịch vụ thông tin.

-Mạng liên kết và các hiệp hội rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của các DNVVN, đóng vai trò quan trọng trong giáo dcụ, tiếp cận thông tin và thị trường, đồng thời là tiếng nói của các DNVVN tới các cơ quan chức năng. -Việc Việt Nam giảm thuế và các nghĩa vụ nhập khẩu đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ôtô sẽ tạo điều kiện cho nhiều hàng hoá đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý, giúp DNVVN hướng tới nâng cao hiệu quả nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn.

Những kết quả đạt đợc

Ðiều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiến trình hội nhập, mở cửa thị trường, cũng như vào triển vọng và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, tin tưởng vào sự ổn định chính trị, xã hội và những quyết sách tích cực và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với cơn khủng hoảng tài chính hiện nay. Thứ tư, việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết WTO góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất, dẫn tới việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, thông qua việc liên doanh, hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tăng cường thêm về vốn, trình độ quản lý, nhân sự và phát triển công nghệ.

Tồn tại

 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm của chúng ta phần lớn là thấp, ngay cả mặt hang dệt may, mặt hang có kim ngạch xuất khẩu thứ 2 sau dầu thô thì cũng phải nhập 70%- 80% nguyên phụ liệu; đối với nhựa, giày dép, dây điện và dây cáp điện cũng tương tư.  Giá những mặt hang thiết yếu trong nước dễ bị động, trong các khu thương mại văn minh như siêu thị, trung tâm thương mại … khá cao so với các khu thương mại truyền thống như chợ, hay những cửa hang nhỏ lẻ ở bên ngoài và đối tượng phục vụ là những người có thu nhập trung bình trở lên còn những người thu nhập thấp đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa, nông thôn thì hầu như không tiếp cận được.  Khả năng dự báo về tình hình kinh tế trong tương lai còn rất hạn chế dẫn đến những thông tin không chính xác và gây ra sự lung túng cho cả những nhà làm chính sách và các doanh nghiệp thương mại trong việc đối mặt với những biến đổi của thị trường và giải quyết những vấn đề của mình.

Thứ nhất,, Cần giảm thời gian thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam và giảm chi phí xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu của Việt Nam so với Trung Quốc, Malaysia và Singapore, nhất là khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn dựa trên sự phát triển của các lĩnh vực định hướng xuất khẩu;. Thứ ba, Một số lượng lớn FDI đã được cam kết tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO nhưng để tiếp tục thu hút và nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư này, Việt Nam phải đưa ra nhiều giải pháp để bảo vệ nhà đầu tư hơn. Cần chú ý và rút kinh nghiệm từ sự phản ứng của công chúng và sự giận dữ của người tiêu dùng đối với các mặt hàng chất lượng kém, nhất là đồ chơi, sản phẩm y tế được sản xuất tại Trung Quốc, những sản phẩm chứa chất độc gây ra cái chết của một số người tiêu dùng ở nước ngoài.

Kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả, thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp, là đại diện và là cầu nối hữu hiệu giữa cộng dồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chưc nghề nghiệp trong và ngoài nước. Để phát triển thị trường thương mại trong nước cần tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức hướng dẫn việc thực thi các cam kết với WTO về mở cửa dịch vụ phân phối hàng hóa; đề nghị sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và điều tiết thị trường để góp phần kiềm chế tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng. - Phát triển mạnh thị trường trong nước một cách bền vững theo hướng hiện đại dựa trên các hệ thống và các kênh phân phối hợp lý với sự tham gia của các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước.

- Bổ sung, hoàn thiện sớm các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại đồng thời xây dựng phương án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại trong thời gian tới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.