Chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững ở tỉnh Ninh Bình: Thực trạng và định hướng hoàn thiện

MỤC LỤC

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 1. Ý nghĩa lý luận

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo chính quyền, các hội đoàn thể địa phương từ huyện đến xã đặc biệt là người dõn hiểu rừ về vai trũ chớnh sỏch cụng tỏc xó hội đối với giảm nghèo bền vững. Kết quả nghiên cứu đưa ra định hướng chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực giúp người nghèo tiếp cận gần hơn với công tác xã hội và cùng tham gia với nhà nước để đưa các chính sách công tác xã hội giảm nghèo đi vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày, góp phần sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Cơ cấu của luận văn

Những vấn đề lý luận về công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững

Từ việc khái quát các định nghĩa về khái niệm chính sách và khái niệm công tác xã hội cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quát chung về khái niệm chính sách công tác xã hội: Chính sách công tác xã hội là tập hợp các quyết định của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn những giải pháp, công cụ để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc, dân chủ và tiên tiến. - Nhu cầu được tiếp cận thông tin: Do những hạn chế về thu nhập thấp, thường sống ở vùng sâu, vùng xa nên người nghèo thường thiếu thông tin, chính vì vậy, họ cũng có nhu cầu được tiếp cận các thông tin như: Thông tin cơ bản về các loại hình thiên tai, hiểm họa tự nhiên, thảm họa, biến đổi khí hậu; Thông tin, kiến thức và kỹ năng sản xuất, chăm sóc sức khỏe; Thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội; Thông tin về chính sách, pháp luật, thủ tục hành.

Chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững hiện nay ở Việt Nam

Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.

Tình hình nghèo tại tỉnh Ninh Bình Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

Nguyên nhân xuất phát điểm kinh tế thấp và điều kiện tự nhiên không thuận lợi là nguyên nhân phổ biến và tập trung nhiều nhất ở các huyện Kim Sơn (huyện ven biển), huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan (2 huyện tập rốn lũ của tỉnh). Với tâm lý e ngại làm thủ tục hồ sơ vay vốn đầu tư phát triển sản xuất cộng với các nguyên nhân về trình độ hiểu biết hạn chế hay tâm lý lười lao động mặc kệ cho số phận và tình trạng sức khoẻ ốm đau kéo dài là những nguyên nhân.

Tình hình thực hiện chính sách công tác xã hội trong công tác giảm nghèo tại Ninh Bình

Cuối năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80% (trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%); giải quyết cho trên 23.600 lượt hộ nghèo được xét duyệt cho vay vốn phát triển sản xuất; mỗi năm cấp phát miễn phí khoảng 278 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, đối tượng người có công, bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi, góp phần nâng tỷ lệ số người dân tham gia bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn tỉnh lên 68% hiện nay. Thông qua thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 12,39% cuối năm 2010 xuống còn 3,92% cuối năm 2014 (bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh trên 2%/năm), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, an sinh xã hội được bảo đảm; nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo đã có sự chuyển biến và nõng cao rừ rệt, nhúm hộ nghốo, hộ cú thu nhập thấp đó biết ỏp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá, biết kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm làm ra để có thu nhập, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Phân tích, đánh giá các hoạt động công tác xã hội và vai trò nhân viên công tác xã hội

- Vai trò người lập kế hoạch: Tác viên phát triển cộng đồng hỗ trợ người dân về phương pháp và yêu cầu của một kế hoạch, đồng thời tạo điều kiện để người dân tham gia đóng góp quyết định những nội dung của kế hoạch, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và vai trò tự quyết của người dân trong cộng đồng về kế hoạch theo tinh thần: “làm với cộng đồng chứ không phải làm cho cộng đồng”. Hàng năm, tỉnh Ninh Bình huy động được sự ủng hộ và chung tay của các doanh nghiệp, đơn vị và các tổ chức, cá nhân các nguồn lực về tài chính, việc làm tăng thu nhập, hỗ trợ sinh kế, học bổng cho hàng ngàn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh (Chương trình lục lạc vàng hỗ trợ bò cho người nghèo, Chương trình tặng bò cho người nghèo của tập đoàn Vingroup…) Bên cạnh đó, thu hút, khuyến khích đầu tư của các tổ chức phi chính phủ thông qua các chương trình dự án….Phần nào chung tay cải thiện giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.

Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tại tỉnh Ninh Bình

Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân đã được nõng lờn và chuyển biến rừ rệt, mục tiờu giảm nghốo đó trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; người nghốo đó nhận thức rừ hơn trỏch nhiệm của chớnh bản thân mình và chủ động trong việc tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để tự vươn lên thoát nghèo. Trong những năm tới, tỉnh Ninh Bình đang tiến hành công cuộc xây dựng thành công nông thôn mới để giải quyết đồng bộ các vấn đề: nông nghiệp, nông dân và nông thôn, coi đây là giải pháp then chốt để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên, sức lao động, bảo đảm an sinh xã hội, cũng là yếu tố bền gốc, yên dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Định hướng hoàn thiện chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững

Mục tiêu chính sách giảm nghèo bền vững chỉ mới được thực hiện trong 04 năm từ năm 2011-2014, do đó mục tiêu chính sách giảm nghèo bền vững từ năm 2015 đến năm 2020 vẫn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020: “Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.”. Triển khai có hiệu quả các chương trình Mục tiêu Quốc gia khác có liên quan đến giảm nghèo như: Chương trình Mục tiêu quốc gia về Việc làm và dạy nghề; Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế; Ứng phó với biến đổi khí hậu…Tuy nhiên, cần phân bổ vốn của Nhà nước cho các chương trình một cách tiết kiệm, hiệu quả kết hợp với huy động tối đa vốn.

Các giải pháp hoàn thiện chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững

Thực hiện theo Đề án Phát triển nghề công tác xã hội, việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội thực sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề để có thể đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng của người dân được các cấp, ngành, đoàn thể địa phương quan tâm sát sao, có hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Liên đoàn lao động các cấp hiện nay tham gia với tư cách là thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp theo cơ cấu được quy định và đóng vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tham gia giám sát công tác giảm nghèo ở địa phương để chính sách đi vào cuộc sống mang hiệu quả thiết thực hơn, vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế để giảm nghèo.

Một số kiến nghị

Giúp đỡ người nghèo phòng chống có hiệu quả khi gặp thiên tai như bão, lụt, hạn hán, hỗ trợ một phần kinh phí để cải thiện tình trạng nhà ở, tránh báo, lũ lụt; Quy hoạch lại các vùng dân cư, cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội thuận lợi cho việc phòng chống và cứu trợ khi thiên tai xảy ra; Tổ chức và trợ giúp người nghèo khắc phục các thiệt hại sau thiên tai, khi nông sản bị rớt giá hoặc gặp rủi ro, tai nạn, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng tích cực tổ chức, vận động, khai thác hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn; tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng Trung ương, nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; nguồn tài trợ quốc tế và các chương trình hợp tác quốc tế về xoá đói, giảm nghèo… để huy động thêm vốn tín dụng cho Chương trình giảm nghèo của tỉnh; hàng năm, ngân sách các cấp trích một phần bổ sung cho nguồn vốn này.