MỤC LỤC
Có nhiều cách phân loại lưới kéo, người ta có thể căn cứ: vào tầng nước hoạt động; theo số tàu (thuyền) áp dụng; vào động lực được trang bị; dựa vào kết cấu lưới; dựa theo phương tiện vật lý tăng cường đánh bắt; dự vào số miệng lưới d0ược kéo; và dựa vào đối tượng khai thác,. Cho tàu chạy với tốc độ chậm rồi bắt đầu thả hai ván lưới ở 2 bên (cần có 2 người phụ trách việc thả 2 ván lưới), khi này ta xem xét tình trạng mở của 2 ván, chú ý coi chừng 2 ván có thể làm chéo cánh lưới hoặc dây lèo bị kẹt, bị rối hoặc 2 ván khi thả xuống bị lực đạp của nước làm chéo ván. Sau đó tăng tốc độ tàu lên dần theo đúng với yêu cầu tốc độ khai thác cần thiết (mỗi loại đối tượng đánh bắt sẽ có tốc độ kéo lưới khác nhau), và điều khiển tàu đi theo hướng mà ta dự định khai thác.
Đối với việc thả lưới bằng mạn, yêu cầu công việc cơ bản cũng giống như thả lưới ở đuôi, nhưng trong quá trình thả ta phải cho tàu quay vòng tròn nhằm đưa lưới ra xa mạn tàu và tạo điều kiện thuận lợi cho 2 ván lưới dễ dàng mở ra. Thời gian dắt lưới càng lâu sản lượng khai thác càng nhiều, nhưng thời gian này cũng có giới hạn của nó, không thể dắt lưới đến lúc nào cũng được mà thời gian này phải tính đến sức chứa của đụt lưới và độ tươi tốt của đối tượng khai thác, bởi vì nếu cá nhiều quá có thể làm bể đụt lưới hoặc cá để lâu quá trong đụt sẽ bị va đập làm giảm chất lượng cá. Trọng lượng của chì tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy, nếu chì nhẹ sẽ làm cho mồi trôi dạt, khó xuống đến độ sâu cần thiết mà ta muốn câu, nhưng nếu chì quá nặng sẽ khó phát hiện ra thời điểm cá cắn câu.
Địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Đưa ra các tình huống giả định có thể xảy ra trong quá trình điều tra để có hướng điều tra đúng đắn nhất. Tiến hành điều tra trong phạm vi hẹp hơn để biết những khó khăn gặp phải và rút kinh nghiệm cho lần điều tra thật và điều chỉnh bảng hỏi phù hợp nhất. Dựa vào các phiếu điều tra với các loại câu hỏi đóng, câu hỏi mở, hoặc loại câu đóng - mở kết hợp, câu hỏi lựa chọn với phỏng vấn trực tiếp để đạt được độ tin cậy cao.
Tiến hành ghi chép lại những ý kiến xung quanh để đánh giá đúng thực trạng theo một hướng khách quan nhất. Trao đổi với cán bộ của phòng Nông – Lâm – Ngư tại xã nơi thực tập về các vấn đề liên quan và lấy danh sách các tàu khai thác thủy sản rồi chọn ra các tàu khai thác xa bờ để tiến hành điều tra. Từ danh sách lấy được tôi liên hệ với các chủ tàu để lấy thông tin và các hộ của các thành viên trong tàu.
Mẫu phải đảm bảo các yêu cầu sau: nguyên hình, nguyên vẹn, tươi sáng không bị trầy xước, tróc vảy hay rách đuôi. Định danh các loài theo phương pháp so sánh hình thái bằng các tài liệu phân loại cá biển của Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Hữu Phụng, giáo trình ngư loại hai phân loại giáp xác và động vật thân mền của Tôn Thất Chất và Nguyễn Văn Chung [1], [4], [5], [6], [8].
Bên cạnh đó theo kết quả điều tra về đội ngũ các thuyền trưởng tại xã thì trước đây phần lớn họ được đào tạo theo phương thức "cha truyền con nối" mà không học qua trường lớp chính quy nào, thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng các thiết bị, công nghệ hàng hải và tổ chức khai thác ở những ngư trường xa. Từ đó thấy rằng mặc dù trình độ học vấn của ngư dân ở xã chưa cao (hình 4.4) nhưng bù lại kinh nghiệm khai thác trong nghề của họ lại rất cao, vậy nên công việc khai thác đối với ngư dân tại xã cũng không còn gì xa lạ và họ có thể học tốt việc lao động trên tàu một cách nhanh chóng. Tại xã Thạch Kim nghề khai thác xa bờ là nghề chính của các ngư dân, nên nguồn thu nhập là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình điều tra về lao động khai thác và kết quả về vai trò của nghề mang lại được trình bày như sau.
Đặc biệt, hệ thống này có chức năng định vị bằng vệ tinh GPS được thiêt kế tích hợp trong máy, kết hợp với trạm thu phát trong bờ giúp xác nhận vị trí của tàu cá, đảm bảo công tác thông tin liên lạc và ứng cứu, tìm kiếm nạn nhân hiệu quả. Theo thông tin thu thập được, Hoạt động sản xuất theo mô hình tập thể trên biển của tỉnh chính thức được hình thành một cách có tổ chức khi có Thông tư số 04, hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Để nghề khai thác xa bờ phát triển tại địa phương phải có dịch vụ hậu cần đáp ứng, vì thế nên đã điều tra lấy ý kiến ngư dân về phương diện này là không thể thiếu, và kết quả điều tra ngư dân tại xã Thạch Kim cho ý kiến 100% các chủ tàu cho rằng dịch vụ hậu cần nghề cá tại địa phương là đáp ứng được.
Ngay từ khi nhận bàn giao Ban quản lý cảng cá đã tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, nâng cao trình độ nhận thức cán bộ viên chức trong việc thực hiên nhiệm vụ, trách nhiệm đối với việc neo đậu ở cảng cá, mở rộng các loại hình dịch vụ, các hoạt động liên doanh, liên kết nhằm phục vụ hoàn chỉnh về nhu cầu của ngư dân khi tham gia hoạt động tàu thuyền ở cảng. Để thuận lợi cho ngư dân trong vệc cung ứng các loại đầu tư, cảng đã liên kết với công ty xăng dầu Hà Tĩnh xây dựng trạm cung ứng dầu Diezen ngay tại chân cảng và xây dựng nhà máy sản suất đá lạnh với công suất 50 tấn/ngày. Ngoài những kết qủa đã đạt được, công tác phục vụ tại cảng vẫn còn nhều hạn chế như: việc cung ứng nước ngot vẫn chưa có tại chỗ, cảng phải lấy nước từ Thạch Bằng xuống nên giá thành rất cao, việc sắp xếp tàu thuyền cập cảng bốc dỡ hàng hóa chưa được hợp lý, còn lộn xộn, cần tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư tại cảng để phát huy hết mặt bằng trong cảng nhằm phục vụ cho ngư dân ngày càng tốt hơn.
Từ sự quyết tâm của Ban giám đốc và các xã viên, cùng với sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành đoàn thể các cấp, Hợp tác xã Hải Hà từng bước đi vào hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh, không ngừng nghiên cứu cải tiến kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào cải hoán và đóng mới tàu thuyền cho bà con ngư dân vươn khơi bám biển. Chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên; nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính dưới 400 CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên để đi khai thác hải sản xa bờ và cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá. Theo kết quả điều tra, hiện nay tại xã Thạch Kim đã đóng mới được 1 tàu có tổng công suất tên 400 CV, và Uỷ ban nhân dân xã đang khuyến khích họ ngư dân đóng tàu để thuận lợi cho việc khai thác hải sản xa bờ với công suất cao để đạt sản lượng lớn hơn.
Các đối tượng vay vốn được hỗ trợ lãi suất, cải hoán tàu khai thác có công suất dưới 30 CV sang tàu khai thác có công suất 50 CV trở lên; đóng mới tàu đánh bắt cá, tàu thu mua, dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác hải sản có công suất từ 90 CV trở lên; mua tàu khai thác thủy sản từ ngoại tỉnh về phục vụ khai thác có công suất từ 90 CV trở lên. - Nghề khai thác xa bờ là nghề rất nguy hiểm và nặng nhọc, xung quanh ngư dân lúc nào cũng có thể xảy ra những tai nạn không mong muốn và tinh thần công việc phải tiếp xúc với nắng nóng của mặt trời cái nóng gay gắt của những bóng đèn công suất lớn trên 500W. - Thiếu nguồn lao động khai thác là một trong những thách thức lâu dài cho nghề khai thác xa bờ, trong những năm gần đây nguồn lao động giảm hẳn, nguồn lao động bạn đi trên các tàu không ổn định, chuyến đi chuyến không, gây rất nhiều khó khăn cho các chủ tàu.