Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với thủy sản xuất khẩu Việt Nam

MỤC LỤC

Sự tồn tại tất yếu của rào cản kỹ thuật và môi trường đối với hàng thuỷ sản

Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thương mại quốc tế. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu đã phát triển ở mức độ ngày càng cao, người tiêu dùng ở các nước trên thế giới càng đòi hỏi các hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và chỉ tiêu an toàn, không có các tác động nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường.

Vai trò của việc vượt rào cản kỹ thuật và môi trường

Do đó, các quốc gia muốn đẩy mạnh được xuất khẩu phải đáp ứng được các rào cản này bằng cách hoàn thiện thêm các quy trình sản xuất, cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu với các biện pháp cụ thể như: đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ cho người lao động, tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hoá. Do đó, việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật và môi trường ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và đã trở thành một đòi hỏi tất yếu đối với tất cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam khi mà chúng ta đã trở thành thành viên của WTO, tham gia vào sân chơi chung của toàn cầu.

Hệ thống các rào cản kỹ thuật và môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Các yếu tố ảnh hưởng đến vượt rào cản kỹ thuật và môi trường quy định cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Đồng thời đây cũng là công đoạn dễ tạo ra những lây nhiễm mới, lây nhiễm chéo,… do quá trình tiếp xúc của con người, của các dụng cụ chế biến, của nước không đảm bảo quy phạm vệ sinh hoặc dùng các hoá chất trong quá trình chế biến, hoặc lây nhiễm chéo của các thuỷ sản bị lây nhiễm sang các thuỷ sản không bị lây nhiễm, hoặc do quá trình bảo quản không đúng quy trình hoặc không tuân thủ theo các quy định về bao gói và ghi nhãn sản phẩm thuỷ sản chế biến. Việc đề ra các quy định và thường xuyên kiểm tra giám sát môi trường nuôi trồng, con giống, thức ăn, kỹ thuật đánh bắt, kỹ thuật chế biến hàng xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có ý thức và buộc phải tuân thủ theo các quy định về chất lượng và vệ sinh cho hàng thuỷ sản nói chung và hàng thuỷ sản xuất khẩu nói riêng.

Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi trong việc phát phiếu điều tra tới những cán bộ và công nhân viên chức tại các doanh nghiệp có nguồn hàng chủ yếu từ nuôi trồng: Hung Vuong Corp, Vinh Hoan Corp, Minh Phu Seafood Corp, Fimex VN, Camimex; các doanh nghiệp có nguồn hàng chủ yếu từ đánh bắt: Havico, Havuco, Thuận Phước Corp, Nha Trang Seafood F 17, Bidifishco;. Thông qua tổng hợp các điều tra tại các bộ phận phòng ban của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, tại VASEP, cũng như các phiếu điều tra cho khách hàng tại thị trường trong nước và nước ngoài, tôi đã nhận thấy được vấn đề cấp thiết đặt ra mà doanh nghiệp đang gặp và cần phải giải quyết.

Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sảnViệt Nam thời gian qua

Kết quả xuất khẩu thủy sản theo thị trường giai đoạn 2005-2010 Xét về cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong vòng 6 năm

+ Phương pháp thống kê: Qua các số liệu thu thập tại Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản, các đơn vị tham gia phỏng vấn trong và ngoài nước, tác giả tiến hành lựa chọn, thống kê theo các tiêu chí đánh giá nhằm phục vụ quá trình viết luận văn. Nguồn : Thống kê xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP Như vậy, qua kết quả của 2 bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy trong 6 năm gần đây, từ năm 2005 đến năm 2010 mặc dù có sự biến đổi về khối lượng và giá trị xuất khẩu, tuy nhiên EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn luôn là 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam.

Bảng 3.1. Khối lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 2005 – 2007
Bảng 3.1. Khối lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 2005 – 2007

Kết quả xuất khẩu thủy sản theo mặt hàng giai đoạn 2005-2010 Chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Như vậy có thể nói rằng ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong 6 năm vừa qua đã trải qua khá nhiều “thăng trầm”, sau 4 năm liên tiếp (từ năm 2005 đến năm 2008) tăng mạnh và ổn định về cả khối lượng và giá trị, thì đến năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới ngành thủy sản xuất khẩu của nước ta đã giảm cả về khối lượng lẫn giá trị, đây cũng là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản của. Không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia kinh tế, với những cố gắng vượt bậc thì thủy sản Việt Nam lại tiếp tục phát triển và tăng trưởng với kết quả khá ấn tượng khối lượng xuất khẩu tăng 11,3% và giá trị tăng 18,4%, cơ cấu thị trường và mặt hàng xuất khẩu phát triển tương đối ổn định, ba thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn luôn là những thị trường trọng điểm và đầy tiềm năng của ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam.

Bảng 3.5. Khối lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 2008 – 2010
Bảng 3.5. Khối lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 2008 – 2010

Kết quả phân tích thực trạng hoạt động nhằm vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất

    Nhiều doanh nghiệp đang xúc tiến việc mở rộng các nhà máy chế biến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản trên trường Quốc tế như: công ty Xuất nhập khẩu Minh Phú (Cà Mau) đã đầu tư khoảng 30 tỷ đồng đế xây dựng một nhà máy mớ với công suất 5000 tấn/ năm chuyên chế biến cho thị trường Nhật Bản, EU; Công ty Nông súc sản xuất xuất khẩu Cần Thơ (Cataco) đang triển khai kế hoạch đầu tư 50 tỷ đồng để mở rộng nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại khu công nghiệp Trà Nóc với công suất 12000 tấn/năm. "Luật Đầu tư" thì đối với những nhà đầu tư có dự án đầu tư vào lĩnh vực đánh bắt hải sản ở cùng biển xa bờ; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ sẽ được giảm 50% tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất hoặc được miễn tiền thuê đất từ 3 đến 6 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất; thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm xuống còn 25%.

    Các kết luận về thực trạng vượt rào cản kỹ thuật và môi trường cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

    Thành công

    Đồng thời Bộ Thuỷ sản cũng đã triển khai các biện pháp cấp bách khác: nghiên cứu và phổ biến các quy định của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Luật vệ sinh thực phẩm và Chương trình kiểm soát thực phẩm nhập khẩu; thực hiện kiểm soát tăng cường tại các cơ sở thuỷ sản từ khai thác, nuôi trồng, thu gom nguyên liệu đến sơ chế, chế biến thuỷ sản; giới thiệu đến thị trường nhập khẩu chính sách, hệ thống kiếm soát an toàn thực phẩm thuỷ sản của Việt Nam và các biện pháp mà Việt Nam đang áp dụng để khắc phục tình trạng lây nhiễm hoá chất, kháng sinh cấm trong thuỷ sản xuất khẩu, đồng thời đề nghị chỉ kiểm tra và đình chỉ nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện dư lượng hoá chất, kháng sinh. Khi đã xác định được yếu tố giúp mình có thể vượt qua rào cản của những thị trường khó tính trên, các doanh nghiệp thuỷ sản đã là một trong những ngành đầu tiên của nước ta ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế, các quy trình quản lý chất lượng theo hướng chọn những tiêu chuẩn hiện đại nhất để áp dụng như ISO, HACCP,.

    Những tồn tại

    Người dân các nước tiên tiến đặc biệt là người dân EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đều được cảnh báo nguy cơ phơi nhiễm các hoá chất độc hại trong thực phẩm có thể từ các mặt hàng thuỷ sản nuôi trồng (như tôm, cá basa, lươn,..) như Chloramphenicol, Nitrofuran vào cơ thể con người ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch, mất khả năng kháng thuốc khi tích tụ lâu ngày và có khả năng gây đột biến, rối loạn nội tiết. Hiện nay, rất ít doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam có được các thông tin về quy định về bao bì của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản liên quan đến môi trường như quy định về nguyên liệu sử dụng để sản xuất bao bì, độ phân huỷ và khả năng tái chế, nhìn chung các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam hiện nay thường cung cấp bao bì hàng hoá theo yêu cầu của nhà xuất khẩu chứ không biết đến tiêu chuẩn về bao bì như thế nào.

    Nguyên nhân

    Trong thời gian qua, các doanh nghiệp của chúng ta đã chưa chủ động tìm kiếm các thông tin về hàng rào kỹ thuật và môi trường của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, vẫn còn chủ quan coi đó là việc của Nhà nước, của Bộ thuỷ sản chứ không phải của chính bản thân doanh nghiệp mình. Vì vậy, sản phẩm thuỷ sản sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là về vấn đề dư lượng kháng sinh nên dẫn đến nhiều lô hàng bị gửi trả lại ảnh hưởng không những đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cả thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt nhà nhập khẩu lớn như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

    Các thảo luận về những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu

    Thảo luận về những khó khăn tồn tại và những vướng mắc của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi bị áp đặt các rào cản kỹ thuật

    Vì vậy để đáp ứng các rào cản này đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của Chính phủ, các bộ ban ngành, các doanh nghiệp thuỷ sản mà còn cần sự nỗ lực của toàn bộ các ngư dân và những người nuôi trồng thuỷ sản, của toàn xã hội. Nếu có quá nhiều các doanh nghiệp bị tạm ngưng để giải trình thì khiến cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta vào các thị trường này giảm sút mạnh, dẫn đến giảm sút tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, làm cho các doanh nghiệp trong nước gánh chịu những thiệt hại nặng nề về tài chính và uy tín, gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng và toàn ngành thủy sản Việt nam Nói chung.

    Thảo luận về những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chưa đáp ứng các rào cản kỹ thuật và môi trường đối

    Đó chính là vấn đề nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của những người tham gia chuỗi xuất khẩu từ nuôi trồng, chế biến đến xuất khẩu, chưa cao. Mặc dù các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như hệ thống quản lý chất lượng theo GMP (quy phạm sản xuất tốt), SSOP (quy phạm vệ sinh tốt) và HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế biến thực phẩm), xây dựng hệ thống cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản.

    Thảo luận về sự trợ giúp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật và môi trường của

    Đặc biệt là khi đứng trước các vụ kiện trên thị trường quốc tế như các vụ kiện chống bán phá giá thì Hiệp hội thể hiện vai trò không thể thiếu trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam theo đuổi các vụ kiện này. Đồng thời NAFIQUAD còn tiến hành tổ chức các cuộc kiểm tra dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản hàng tháng để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với các doanh nghiệp vi phạm trước khi xuất khẩu, từ đó góp phần đảm bảo chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang ba thị trường lớn và “khó tính” là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

    Các dự báo triển vọng về các vấn đề nghiên cứu

    Định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020

    + Tiếp tục đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, giữ vững các thị trường truyền thống, tăng nhanh tỷ trọng thị trường các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, và các thị trường thu nhập cao khác, tạo thế cân bằng với thị trường truyền thống, coi trọng xuất khẩu tại chỗ và thị trường trong nước, từng bước vươn ra làm chủ một số thị trường trên thế giới về một số mặt hàng chủ đạo. Cùng với việc hiện đại hoá công nghệ chế biến, hình thành hệ thống xí nghiệp có công nghệ kỹ thuật cao, các sản phẩm này chủ yếu bao gồm: các dạng sản phẩm làm sẵn như há cảo, bắp cải cuốn tôm, cua, nem cua, chạo tôm, bánh nhân tôm cua cá, tôm lăn bột, cá phi lê lăn bột, cá thỏi lăn bột …; các loại thuỷ sản ăn liền như thuỷ sản tẩm gia vị, tôm xiên, tôm luộc đóng gói nhỏ….

    Dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới

    Xuất khẩu cua, ghẹ và giáp xác khác sẽ tiếp tục tăng mạnh vì sản lượng nuôi biển tăng, dự báo giá trị đạt khoảng 115 triệu USD, cùng với các loài cá biển khác sẽ đưa tổng giá trị xuất khẩu hải sản lên trên 900 triệu USD. Bên cạnh đó, các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ… là các thị trường tiêu thụ thủy sản đầy tiềm năng vì dân số lớn, kinh tế phát triển nhanh và yêu cầu chất lượng sản phẩm ở mức trung bình.

    Đề xuất giải pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

    Giải pháp đối với doanh nghiệp

    Hiện nay, thông qua hoạt động của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP); các hiệp hội chuyên ngành khác như: Hiệp hội tôm, Hiệp hội cá tra, cá basa,… đã chứng minh được vai trò quan trọng của hiệp hội trong sự phát triển của ngành thuỷ sản Việc tham gia vào các hiệp hội chuyên ngành là một vấn đề rất quan trọng, thông qua việc tham gia vào các tổ chức như vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản có thể thành lập được những mối quan hệ với nhau trong “một ngôi nhà chung”, cùng giúp đỡ nhau để làm. Trên đây là một số giải pháp chính từ phía nhà nước và từ phía doanh nghiệp mà nếu chúng ta áp dụng tốt các giải pháp này thì một phần nào đó sẽ giúp cho hàng thuỷ sản Việt Nam có thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật và môi trường của các thị trường nhập khẩu nói chung, và đặc biệt là ba thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện để giữ vững và ngày càng thâm nhập một cách sâu rộng hơn vào thị trường những truyền thống này.

    Các giải pháp đối với nhà nước

    + Bộ, ngành cần phải nghiên cứu các bộ tiêu chuẩn mà thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đề ra và tuyên truyền, giúp đỡ và có những biện pháp để phổ cập các tiêu chuẩn đó đến các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam mà đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO9000, ISO14000, SA8000, … Việc áp dụng những bộ tiêu chuẩn này không chỉ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng như đáp ứng mọi rào cản của các quốc gia khác. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại sang các thị trường tiềm năng như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, đặc biệt là đối với hàng thuỷ sản để tạo ra các cơ hội mới cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trên thị trường EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tiếp cận thị trường và qua đó cũng giúp doanh nghiệp trong việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến những thị trường này.

    Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu .1 Những hạn chế nghiên cứu

    Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu

    Với đề tài “Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật và môi trường đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” Nội dung đề cập trong đề tài khá rộng, vấn đề nêu trong đề tài lại mang tính “thời sự” mà toàn ngành thủy sản đang rất quan tâm. - Nghiên cứu và đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể với từng nhóm mặt hàng và từng thị trường nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới.