MỤC LỤC
Giáo sư Ray.F.Smith, 1977 cho rằng : “kẻ thù tự nhiên là lực lượng phổ biến tương đối đầy đủ ở môi trường không có tác động của thuốc trừ sâu để điều khiển cân bằng với các loài sâu hại nguy hiểm nhất của chúng ta”. Theo báo cáo của tổ chức IRRI thì “kẻ thù tự nhiên như bắt mồi, ký sinh và bệnh hại côn trùng thông thường tiêu diệt 95 – 99% sâu hại khi trên đồng ruộng không sử dụng thuốc trừ sâu”.
Riêng trên Sâu khoang Spodoptara litura, tìm thấy 6 loài, Sâu xanh 7 loài, Sâu đo 3 loài, Sâu cuốn lá 4 loài, còn lại là ký sinh, Sâu róm và Sâu hại khác. armigera) bị 37 loài ký sinh, trong đó 8 loài có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng. Trên một số cây trồng khác, Sâu khoang và Sâu xanh cũng bị lực lượng côn trùng ký sinh khống chế, riêng Sâu khoang có tới 48 loài ăn thịt, 71 loài ký sinh, 25 loài tuyến trùng và vi sinh vật ký sinh ( bảng 1.1). Đối với Sâu khoang (Spodoptera litura), khi điều tra đã bắt gặp ký sinh trứng Trichogramma spp., tuy nhiên tỷ lệ ký sinh thấp.
Ký sinh thu được chủ yếu là ruồi thuộc họ Tachinidae (Paribaea orbata, Exorixta xanthopis) và một số loài ong ký sinh sâu non (Ichneumon sp.), thuộc họ Ichneumonidae. Tuy nhiên sự xuất hiện và hiệu qủa của sự ký sinh là có sự khác nhau tùy thuộc vào thời vụ khác nhau (Rangarao and Wighman, 1994) [40].
Nghiên cứu trên sinh quần ruộng lạc ở vùng Hà Nội đã xác định được 21 loài thường xuất hiện gây hại trong đó có 10 loài gây tổn thất về kimh tế, phá hại nhiều hơn cả là bọ trĩ, rệp, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu xám,…Sâu khoang có mật độ cao ở giai đoạn đâm tia, còn bọ trĩ, rệp và rầy xanh gây hại nặng vào đầu vụ lạc hè thu (Lương Minh Khôi và ctv, 1990) [10]. Trong vụ lạc xuân năm 2006 tại Nghi Ân - Nghi Lộc, Trịnh Thạch Lam (2006) [43] đã thu thập được 10 loài sâu bộ cánh vảy, trong đó Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu xanh (Heliothis armigera), Sâu đục quả đậu rau (Maruca testulalis), Sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus) là những loài sâu gây hại lớn. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Chắt (1996) [13], tại Tràng Bản - Tây Ninh và Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trên đồng lạc côn trùng ký sinh đa dạng bao gồm ong kén trắng, ong kén vàng, nấm ký sinh màu trắng - màu xanh, vi khuẩn gây chết nhũn, virút gây chết treo…, ký sinh chủ yếu tập trung vào nửa sau của vụ đậu.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung (1999) [2], ong Microlitis prodeniae ký sinh trên Sâu khoang hại đậu tương đã thu được kết quả: Ấu trùng ong có 3 tuổi, vòng đời trung bình 12,68 ngày, thức ăn thích hợp nhất là mật ong nguyên chất và nước đường 50%, tuổi vật chủ thích hợp nhất là tuổi 2 và 3. Trên một số loài sâu hại như Sâu xanh, Sâu khoang và Sâu cuốn lá lạc ở một số vùng trồng lạc phía bắc đã thu được 16 loài, định danh được 5 loài ký sinh trên Sâu khoang gồm: Metopius rufus, Ichneumon sp., Exorista xanthopis, Paribaea orbata, Beckrina sp., và 2 loài vi sinh vật là Paecilomyces fumosoroseus và Nuclear Polyedrosis Virus ngoài ra còn có một số vi sinh vật ký sinh với tỷ lệ cao nhưng vẫn còn chưa có cơ hội định loại.
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Vũ Quang Côn, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Hiếu, Phan Thanh Tùng (2008) [34] trên đối tượng là ong Microlitis manilea ký sinh Sâu khoang hại lạc thu được kết quả: Trong điều kiện nhiệt độ 28,50C, 73%RH vòng đời của M. Yếu tố nhiệt độ tác động không lớn đến tỷ lệ vũ hoá nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính của ong Euplectrus sp1. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái, nhân nuôi và sử dụng ong Euplactrus sp1.
Các nghiên cứu về ong ký sinh sâu hại cây trồng ở Việt Nam mới chỉ thu thập, thống kê và đánh giá vai trò ký sinh của các loài ong họ Eulophidae. Tỷ lệ tương quan ong ký sinh/vật chủ từ 1,5 đến 3,6 và đây cũng là tỷ lệ tìm thấy ở các loài ong Euplectrus.
Trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh Nghệ An thì cây lạc là một trong 10 loại cây trồng chính đem lại nhiều giá trị kinh tế. Đặc biệt là từ những năm 70, tỉnh Nghệ An đã chuyễn đổi mùa vụ coi trọng sản xuất. Ở Nghệ An có 3 vụ lạc: vụ lạc xuân truyền thống, vụ hè thu là vụ lạc mới được gieo trồng khoảng 15 năm, và vụ lạc đông (mới được gieo trồng trong khoảng 3 năm trở lạ đây).
Từ một vụ lạc xuân trong năm cho đến nay đã tăng lên ba vụ trong năm, có những điều kiện thuận lợi có thể trồng ba vụ. Sự thay đổi mùa vụ này có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái đồng ruộng, trước hết là sâu hại và thiên địch của chúng, đặc biệt là sâu hại lạc và thiên địch của chúng.
Ong ký sinh: Euplectrus xanthocephalus Girault (Hym.: Eulophidae). Giống lạc: Giống lạc Sen lai Nghệ An và giống lạc L14 là các giống lạc được gieo trồng phổ biến ở Nghệ An hiện nay, có năng suất cao hơn một số giống lạc khác trồng trong vùng và có thời gian sinh trưởng ngắn. 2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu. Cánh đồng lạc các huyện Nghi lộc, huyện Hưng Nguyên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Khu trại thực nghiệm Khoa Nông Lâm Ngư Trường Đại học Vinh, ở xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc. Phòng thí nghiệm Bảo vệ thực vật Khoa Nông Lâm Ngư Trường Đại học Vinh. Nghiên cứu côn trùng ký sinh Sâu khoang. c) Phương pháp thu thâ ̣p mẫu côn trùng ký sinh Sâu khoang. Để định loại được ong ký sinh, mẫu tiêu bản ong ký sinh không những cần phải được giữ nguyên vẹn các phần của cơ thể mà chúng còn phải được giữ được màu sắc tự nhiên và hoa văn trên các phần cơ thể. Trong trường hợp thu ong ký sinh bằng vợt, sau đó mẫu ong ký sinh được giữ trong đệm bông, những mẫu này sẽ khô tự nhiên, chính vì vậy, để mẫu không bị dập gãy khi tách ra khỏi đệm bông, toàn bộ đệm bông được đặt ở trên một chiếc giá có lỗ nằm bên trong một bình hút ẩm có nắp đậy kín, dưới đáy bình có chứa nước+phenol hoặc thymol.
Việc cắm ghim tiêu bản thường được thực hiện với mẫu mới thu được hoặc mẫu ong có kích thước cơ thể khá lớn hoặc lớn, những mẫu này thường được cắm ghim ngay sau khi thu được bằng phương pháp nuôi sinh học, vợt (mẫu tươi) hoặc mẫu giữ trong đệm bông sau khi đã được làm mềm trở lại. Đặt ong nằm úp mặt bụng ngay ngắn trên miếng xốp, dùng panh mềm ấn nhẹ và giữ chặt phần lưng đốt ngực, dùng ghim côn trùng cắm theo chiều thẳng đứng xuyên qua cơ thể ong và cố định mẫu ở khoảng cách về phía mũ ghim một đoạn bằng 1/3 chiều dài của ghim (hình 2.2A). Trước khi gắn mẫu tiêu bản, đỉnh miếng giấy hình tam giác được bẻ gập vuông góc xuống phía dưới, sau đó dùng lọai nhựa dán chuyên dùng hoặc balsam canada pha loãng với xylen chấm một lớp mỏng lên phần đỉnh phần góc nhọn bị bẻ gập xuống (hình 2.2B).
Kiểm tra sự phân bố địa lý của loài trong các tài liệu định loại: Nếu loài đã xác định có phân bố ở Việt Nam hay ở các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc,… hoặc vùng Đông Phương (Orient), thì bước định loại sơ bộ xem như đã hoàn thành.
Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu khoang (S.litura) hại lạc ở huyện Nghi Lộc và vùng phụ cận, vụ xuân năm 2011. Tuy nhiên, các loài côn trùng ký sinh xuất hiện với tỷ lệ ký sinh cao ở các năm trước, thì năm nay vẫn đóng vai trò chính trong điều chỉnh số lượng quần thể Sâu. Vì vậy, có ý nghĩa quan trọng trong việc kìm hãm và tiêu diệt Sâu khoang hại lạc ngay trên đồng ruộng.
Theo Vũ Quang Côn (2007) [33] đặc điểm số lượng của loài ký sinh trong một tập hợp có thể biểu hiện như số lượng tương đối của các cá thể trưởng thành khi so sánh với các loài khác nhau; đặc điểm chất lượng là mức độ nhiễm ký sinh của vật chủ, điều này phản ánh chức năng của nó khi so sánh với các loài khác trong một tập hợp ký sinh. Trên cơ sở những đặc điểm này, tiến hành nghiên cứu nhằm xác định vị trí số lượng và chất lượng của các loài ký sinh trong tập hợp ký sinh sâu non sâu khoang tại các huyện Nghi Lộc và phụ cận kết quả được thể hiện qua (Bảng 2).