Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ Trường Trung học cơ sở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    Trong thư gửi thầy cô, phụ huynh và học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học 2011- 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Để thực hiện tốt sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam, cùng với sự góp sức của toàn xã hội, ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học; đẩy mạnh thi đua dạy, tốt học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện..”. Chúng ta có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau: Nguyễn Ngọc Quang - Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục - Trường cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo Trung ương I, Hà Nội 1989; Đặng Quốc Bảo - Một số khái niệm về quản lý giáo dục - Trường cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo Trung ương I, Hà Nội 1997; Các công trình trên thực sự là cẩm nang cho các nhà quản lý giáo dục các cấp trong lý luận cũng như thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Gần đây, trong các đề tài tốt nghiệp cử nhân khoa học quản lý giáo dục và báo cáo thu hoạch về công tác thanh tra giáo dục của các lớp huấn luyện cán bộ thanh tra chuyên ngành, các tác giả cũng có đề cập đến một số vấn đề chung về công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục, nhưng chủ yếu về các vấn đề kiểm tra, thanh tra, đánh giá một giáo viên, một nhà trường.

    Những tài liệu đã dẫn và những tài liệu viết về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục của các nhà nghiên cứu lí luận giáo dục thực sự là những tư liệu quí, thiết thực giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS thuộc thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường THCS góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Kiểm tra nội bộ theo nghĩa rộng nhất là sự đánh giá thường xuyên và độc lập được thực hiện bởi ban kiểm tra nội bộ về các hoạt động nói chung, cân nhắc, so sánh các kết quả thực tế theo kết quả dự định trong kế hoạch, về kế toán tài chính, về các chính sách, các thủ tục, về việc sử dụng quyền hành, về chất lượng quản lý, về hậu quả của các phương pháp, về các vấn đề đặc biệt và các giai đoạn khác của các hoạt động. Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản lý (Người quản lý) đến khách thể quản lý (Người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức và: “ Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng), kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”.

    QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng thực hiện được tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà trên điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Quản lý hoạt động KTNB có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài hà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến.

    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

      Thu thập thông tin là chức năng trung tâm của kiểm tra nội bộ trường học, chỉ có kiểm tra mới có những thông tin đáng tin cậy, việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp hiệu trưởng tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới. Đánh giá là hoạt động đặc biệt nhằm phân tích, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc, trình độ phát triển, những kinh nghiệm được hoàn thành ở thời điểm hiện tại so với mục tiêu, kế hoạch hay những chuẩn mực đã được xác lập. Chất lượng kiểm tra nội bộ trường học là xác nhận được một cách trung thực về toàn bộ công việc, hoạt động, mối quan hệ, kết quả của quá trình dạy học, giáo dục và những điều kiện, phương tiện của nó; kiểm tra, đánh giá được đầy đủ, kịp thời, vững chắc các đối tượng và nội dung kiểm tra giúp nhà trường phát huy được nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ; kết quả kiểm tra được đánh giá chính xác trên tinh thần vô tư, khách quan giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động đúng hướng đích.

      Hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS không có mục đích tự thân, mà chỉ tham gia vào quá trình quản lý trường học bằng sự tác động vào đối tượng quản lý trong việc chấp hành với mục đích thể hiện sự phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và ngăn chặn các sai phạm, động viên, giúp đỡ đối tượng nhằm thực hiện tốt cỏc quyết định quản lý. Cụ thể: quan sỏt, theo dừi, phát hiện, kiểm nghiệm và đánh giá khách quan tình hình công việc; việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng; nhằm đảm bảo tốt việc chấp hành chính sách, pháp luật về giáo dục, thực hiện các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục - Đào tạo đối với trường học; giúp đỡ, phát hiện ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, khen chê kịp thời, xử lý cần thiết để cải tiến tổ chức quản lý giúp nhà trường nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo của nhà trường. Phối hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường tiến hành việc tự kiểm tra nội bộ nhà trường, hiệu trưởng tư kiểm tra công tác quản lí, phát huy và thực hiện dân chủ hóa trong quản lí nhà trường, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong trường.

      - Công tác kế hoạch (kế hoạch hóa): Xây dựng, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch chung và từng bộ phận (gồm 3 loại kế hoạch chính: kế hoạch dạy học và giáo dục trên lớp, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề) cho cả năm, từng tháng, từng tuần. - Công tác tổ chức - nhân sự: hiệu trưởng tự kiểm tra - đánh giá về: xây dựng, sử dụng bộ máy, quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và sự phối hợp, quan hệ từng bộ phận, cá nhân, lựa chọn, phân công cán bộ, giáo viên, cung cấp kịp thời những điều kiện, phương tiện cần thiết, khai thác tiềm năng của tập thể sư phạm và cá nhân cho việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư cao, chất lượng dạy và học được nõng lờn rừ rệt, cú 8 trường đạt chuẩn quốc gia, huy động học sinh ra lớp và duy trì si số được thực hiện tốt, công tác xã hội hoá giáo dục bước đầu có kết quả khá, Hội khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động tốt.

      Thị xã hiện có 2 xã, phường, 31/37 khóm (ấp) đạt chuẩn văn hóa, đời sống văn hoá ở cơ sở phong phú hơn, nếp sông văn minh đô thị được triển khai thực hiện có hiệu quả, việc giáo dục định hướng đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, nhân cách con người mới được quan tâm thực hiện, các thiết chế văn hoá được kiện toàn, mạng lưới phát thanh, truyền thanh được đẩy mạnh, hoạt động thể dục thể thao có nhiều tiến bộ.

      Sơ đồ hệ thống sư phạm nhà trường
      Sơ đồ hệ thống sư phạm nhà trường