MỤC LỤC
Quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với oxy, có thể làm tăng vận tốc phân hủy trong một khoảng độ xốp nhất định, vì hạt quá nhỏ sẽ có độ xốp thấp ức chế vận tốc phân hủy. Hạt có kích thước quá lớn sẽ có độ xốp cao và có thể tao ra các kênh thổi khí làm cho sự phân bổ khí không đồng đều, không có lợi cho quá trình ủ compost ảnh hưởng đến chất lượng chế biến phân bón.
Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nông nghiệp phải được nghiền đến kích thước thích hợp trước khi làm phân. Ở tỉ lệ C/N thấp (như phân bắc và bùn) N sẽ thất thoát dưới dạng NH3, đặc biệt ở điều kiện nhiệt độ cao, có thổi khí.
Hệ thống phân hủy lignin của Phanerochaete chrysosporium không bị cảm ứng bởi lignin mà nó xuất hiện trong giai đoạn chuyển hoá thứ cấp của quá trình nuôi cấy tức là khi sự tăng trưởng sơ cấp dừng lại do sự giảm một số thành phần dinh dưỡng. Do đó người ta có thể thêm nitrogen vào cho một nấm mục trắng nào đó trong các ứng dụng công nghệ sinh học khác nhau nhằm sử dụng lignin hay những hợp chất liên quan đến lignin có thể tăng hiệu quả của những nấm này. Hai enzyme có liên quan đến hệ thống này là: MnP có thể hình thành H2O2 từ O2 khi có mặt của NADH, NADPH hay glutathione; và glyoxal oxidase (GLOX), một enzyme mới được tạo ra trong giai đoạn chuyển hoá thứ cấp của Phanerochaete chrysosporium và hoạt động bởi LiP thêm vào veratryl alcohol.
Do sự phức tạp trong cấu trúc của lignin như sự có mặt của các liên kết trong những đơn vị khác nhau, sự bất thường trong sắp xếp của chúng… nấm phân hủy lignin không tạo ra enzyme có thể nhận ra và phân cắt tất cả những cấu trúc này.
Sự sản xuất ra LiP có thể là tiêu biểu cho nấm mục trắng, nhưng các chủng được phân loại vào nhóm Euagarics như Pleurotus osteatus, Agaricus bisporus thì thường sản xuất ra MnP và laccase và ít sản xuất ra LiP. Hầu như tất cả nấm mục trắng đều sản xuất ra MnP và laccase nhưng chỉ một số nấm mới có thể sản xuất ra LiP trong khi chỉ có enzyme này mới có thể tấn công các cấu trúc phụ nonphenolic của lignin. Đường kớnh khuẩn ti xạ khuẩn thay đổi trong khoảng từ 0.2 – 1.0 àm đến 2 - 3àm Giữa khuẩn lạc thường thấy cú nhiều bào tử màng mỏng gọi là bào tử trần (conidia hay conidiospores).
Thậm chí một số loại xạ khuẩn còn hình thành túi bào tử như chi Streptosporangium, Micromonospora và bào tử di động như chi Actinoplanes, Kineosporia.
Quá trình thuỷ phân cellulose có sự phối hợp của ít nhất 1 enzyme chlobiohydrolase, hai enzyme endoglucanase và một enzyme beta-glucosidase (Hui et al. 2001), Trichoderma reesei RUT C30 được biết là chủng có khả năng tạo nhiều cellulase, Trichoderma hazianum T3 cũng là một chủng rất hiệu quả khi sử dụng để kiểm soát đối với Pythium, chủng này được biết cũng tạo nhiều loại enzyme cellulase. Các vách tế bào nấm bệnh khác nhau cho chất tạo ra những mức độ hoạt tính khác nhau của enzyme beta-glucanase, bằng chứng trực tiếp cho thấy sự liên quan của beta-glucanase đối với sự ký sinh đã được chứng minh bởi Lorito và cộng sự (1994), và đã tách chiết invitro được một endo-beta-1,3-glucanase 78 kDa có khả năng ức chế sự nảy mầm của bào tử B. Theo Delgado và Jarana (2000) khi khảo sát trên Trichoderma spp đã xác định nhiều loại protease khác nhau tùy thuộc điều kiện môi trường có pH thấp và bổ sung chitin, glucose, amon, … Trichoderma spp tiết ra protease acid như là tác nhân điều hòa, để đáp ứng nhu cầu phân hủy những protein ngoại bào như chitinase, glucanase, cellulase, ngược lại protease có tính base hoặc trung tính được Trichoderma spp sinh ra trong môi trường có nguồn C khó bị phân hủy như vách tế bào nấm.
Trichozianine là kháng sinh peptaibol có hoạt tính kháng nấm được phát hiện ở Trichoderma spp, Trichozianine kết hợp với những enzyme thủy phân vách trong quá trình ức chế sự nẩy mầm và kéo dài tơ nấm trong quá trình ký sinh nấm (Schirmbock, 1994).Trichothecene từ Trichoderma spp có hoạt tính kháng nấm (Corley et al, 1994).
EM được thử nghiệm tại nhiều quốc gia : Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Philippin,Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca, Nepal,Việt Nam, Triều Tiên, Belarus..và cho thấy những kết quả khả quan. Nhiều nhà khoa học cho rằng EM với tính năng đa dạng, hiệu quả cao, an toàn với môi trường và giá thành rẻ (mỗi lần phun EM cho 1 sào Bắc Bộ 360 m2 hết khoảng 1000 đồng) - nó có thể làm lên một cuộc cách mạng lớn về lương thực, thực phẩm và cải tạo môi sinh. Nhờ vậy, Mạng lưới Nông nghiệp Thiên nhiên Châu Á - Thái Bình Dương (APNAN) được thành lập, đã mở rộng hoạt động tại 20 nước trong vùng và tiếp xúc với tất cả các lục địa trên thế giới.
Teruo Higa cho biết chế phẩm EM giúp cho quá trình sinh ra các chất chống oxi hoá như inositol, ubiquinone, saponine, polysaccharide phân tử thấp, polyphenol và các muối chelate.
Đến nay, có khoảng 50 nước tham gia chương trình nghiên cứu ứng dụng EM và các nước : Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Thái Lan…đã trực tiếp nhập công nghệ EM từ Nhật Bản. Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á. Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và Đông bắc – Tây nam.
Khớ hậu chia thành hai mựa rừ rệt, mựa mưa từ thỏng 5 đến thỏng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,60C.
Xã Tân Thạnh Tây có hai đường giao thông chính là: đường tỉnh lộ 8 đi qua xã Phước Vĩnh An đến thị trấn Củ Chi nối vào đường xuyên Á (quốc lộ 22) về nội thành và đi Campuchia; tỉnh lộ 15 qua xã Phú Hòa Đông cặp sông Sài Gòn qua vùng phía bắc của huyện Củ Chi vào khu vực Trảng Bàng, Tây Ninh. Ngoài ra còn có đường Tân Phú Trung - Tân Thạnh Tây nối xã Tân Thạnh Tây với khu công nghiệp Tân Phú Trung ở phía tây và khu công nghiệp Tân Quy ở phía đông. Với đặc điểm của tỉnh lộ 8 đi từ tây qua đông chia xã Tân Thạnh Tây ra làm hai phần bắc nam, từ đường tỉnh lộ 8 có nhiều đường liên ấp tỏa vào khu vực đất ruộng lúa ở hai bên.
Đặc điểm rác thải khu vực này chủ yếu là rác thải nông nghiệp và rác thải gia đình, với thành phần chủ yếu là rác hữu cơ và các thành phần CTR khác như giấy, gỗ, da, nhựa, vải, nilon, sắt, thủy tinh….
Chủng Phanerochaete chrysosporium gốc ngoại (Đài Loan) do Bảo tàng Giống chuẩn vi sinh vật – Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp dùng trong nghiên cứu hiện đang được lưu giữ tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ sinh hoc, Đại học Khoa Học Tự nhiên, TP. Chủng Trichoderma được lấy từ Phòng các chất có hoạt tính sinh học Viện sinh học nhiệt đới. Xạ khuẩn mọc tự nhiên khi bổ sung rơm khô vào đống ủ với tỉ lệ 3%, sau 2 đến 3 ngày nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện cho xạ khuẩn phát triển.
Tơ nấm của chủng Phanerochaete chrysosporium ở nhiệt độ phòng (300C ± 10C) được cấy lên môi trường agar-lignin và agar-CMC trong ống nghiệm và đĩa petri. Ủ đĩa ở nhiệt độ phòng trong thời gian 3 ngày rồi quan sát sự ăn tơ của chủng nấm Trichoderma với nấm bệnh Fusarium oxysporum gây bệnh thối rễ ở cây trồng. Dùng dao xé các bao nilon đựng rác ra, sau đó tách lựa các loại rác vô cơ khó phân hủy như túi nilon, kim loại, cao su (vỏ xe, ruột xe..), các loại cây que lớn, thủy tinh, chai lọ..đem đốt.
Nitơ hữu cơ trong mẫu được oxi hóa bằng H2SO4 đặc và sự có mặt cảu các chất xúc tác (CuSO4, selen) chuyển thành Nitơ ở dạng (NH4)2SO4 trong dung dịch.
Thí nghiệm này được coi là hay nhất khi nghiên cứu đề tài này, vì các sản phẩm compost hiện nay bán trên thị trường chủ yếu chỉ để cung cấp dinh dưỡng, ít có loại nào có tác dụng kháng bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ cây trồng. Qua biểu đồ biến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ như trên, ta thấy nhiệt độ của đống ủ tăng cao, và sau 1 tuần thì đạt cực điểm tại 590C, sau đó giảm dần và trở về nhiệt độ bình thường sau khoảng 20 ngày ủ. Do điều kiện ủ hiếu khí, thường xuyên đảo trộn đống ủ nên nhiệt độ không lên được cao hơn, tuy nhiên ở nhiệt độ cao như trong thí nghiệm này trong thời gian 4-5 cũng đủ để tiêu diệt hết các vi sinh vật gây beọnh.
Như vậy sau khi phối trộn dinh dưỡng, sản phẩm compost đã đạt các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo tiêu chuẩn 10 TCN526-2002 cho phân hữu cơ vi sinh chế biến từ rác thải sinh hoạt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành.