Đặc điểm đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội

MỤC LỤC

Đặc điểm sử dụng lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Cùng với sự phát triển tích cực của quan hệ ngoại giao với các nước, năm 2006 vị thế của Việt Nam trên thế giới tiếp tục nâng cao, nhất là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội và Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), càng làm tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Thông qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều công nghệ mới, tiên tiến hiện đại được ứng dụng ở nước ta, đã góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ cho nhiều ngành sản xuất, tạo điều kiện góp phần nâng cao trình độ tay nghề, kinh nghiệm quản lý sản xuất, nhân sự, kinh nghiệm kinh doanh trên phạm vi quốc tế, làm tiền đề để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Bảng 1.1: Kết quả thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
Bảng 1.1: Kết quả thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài

Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Về phía người sử dụng lao động, hiện nay, ở một số DNCVĐTNN, nhiều nơi giới chủ đã và đang có những tác động bất lợi đối với người lao động trong DN như: kỷ luật có tính cưỡng bức, thời gian lao động căng thẳng và kéo dài… Do đó, phần lớn các cuộc đình công xảy ra do giới chủ đã vi phạm các quy đinh đối với người lao động về tiền lương, thời gian lao động và nghỉ ngơi, tuyển dụng lao động, không ký hợp đồng với người lao động, hoặc nếu có thì nội dung sơ sài, vi phạm luật lao động Việt Nam, trong quá trình làm việc thực hiện không đầy đủ các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, vi phạm an toàn và vệ sinh lao động…có khi còn vi phạm đến danh dự, nhân phẩm của người lao động. Người lao động nhận được thu nhập, hay thực hiện được lợi ích kinh tế của mình từ quỹ phúc lợi và quỹ bảo hiểm thông qua quá trình tái phân phối các quỹ đó dưới hình thức bằng tiền như (thăm hỏi hiếu hỷ, lễ tết, trợ cấp khó khăn, sinh đẻ, ốm đau…) hoặc được hưởng lợi ích của mình thông qua hình thức tham quan, nghỉ mát…Ngoài ra, từ quỹ phúc lợi DN trích ra một phần gọi là tiền phụ cấp là số tiền bổ sung thể hiện trách nhiệm của người lao động, bù đắp cho người lao động làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm, độc hại… Các DN còn có trách nhiệm trích một phần tiền từ quỹ phúc lợi cùng với người lao động đóng góp và mua Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm xã hội, cho người lao động, đảm bảo đúng quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động.

Trình độ của người lao động

Cụ thể là: Từ năm 2000 đến nay, thị trường lao động đang thừa cử nhân luật, cử nhân xã hội và nhân văn, cử nhân kinh tế trong khi đó lại rất thiếu kỹ sư kỹ thuật (các ngành chế tạo máy, sinh hoá, cơ khí), kỹ sư ở một số ngành mới (kiểm toán, thuỷ lực, hoá dầu, dịch vụ chất lượng cao…) và thiếu công nhân lành nghề các ngành: cầu đường, xây dựng, động cơ điện,…. Về phương diện quốc gia, các bộ, ngành liên quan cần phải xã hội hoá dạy nghề theo hướng mở rộng quy mô và mô hình đào tạo, cần có chính sách hỗ trợ cho người đi học nghề theo hướng đào tạo theo đơn đặt hàng: DN đặt hàng đào tạo và cho người học vay tiền, đi làm trả dần; hoặc có mô hình ngân hàng cho người học vay tiền học phí với lãi suất thấp, ….

Tổ chức sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu trên, DN luôn phải nghiên cứu sắp xếp, cải tiến bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới kỹ thuật, đổi mới mặt hàng, tăng năng suất lao động… để đạt mục đích thu được lợi nhuận. Cho nên, việc sắp xếp tổ chức quản lý khoa học, DN cũng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường, sẵn sàng cung cấp sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Các qui định của pháp luật

Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại hệ thống ưu đãi hiện tại và đưa ra những thay đổi hướng tới một hệ thống hiệu quả và phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập, nhằm thu hút được các DNCVĐTNN vào Việt Nam. Nhiều luật và văn bản của Nhà nước ta ban hành đều nhằm từng bước hoàn thiện thể chế trên lĩnh vực này vừa nhằm mục tiêu tạo lợi ích cao nhất cho các đối tác, vừa bảo đảm quyền lợi cho phía Việt nam trong việc khai thác nguồn vốn từ bên ngoài để phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội

Trong ngành công nghiệp ôtô, xe máy có Toyota, Honda, Isuzu, Suzuki và Mitsubisi… đã đầu tư vào Việt Nam để sản xuất ô tô, xe máy, sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin, hiện nay đã có 28 công ty TNCs của Nhật Bản, nằm trong tốp 500 TNCs hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam trên 100 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 3,2 tỷ USD. - Về tài nguyên khoáng sản: Hà Nội có vị trí gần các nguồn cung cấp khoáng sản cho sản xuất công nghiệp với vùng phụ cận có 500 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản khác nhau, bao gồm khoáng sản chất rắn (gồm than nâu và than đá); khoáng sản kim loại (gồm: kim loại đen; kim loại màu; kim loại quý chủ yếu là vàng; kim loại hiếm, thiếc - vonfram).

Đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp Nhật Bản trong xử lý vấn đề lợi ích của người lao động

Nếu như các DN Hàn Quốc và Đài Loan, khi những người lao động mắc khuyết điểm hoặc vi phạm luật lao động, giới chủ sa thải, thậm chí đánh đập, la mắng, xử phạt rất nặng…Nhưng với người Nhật họ có triết lý riêng đó là: “Hãy khen công khai, nhưng phê phán riêng”, nhằm tránh cho người lao động bị mất mặt trước bạn bè đồng nghiệp, đồng thời kích thích tính nhiệt tình của nhân viên bằng cách khen thưởng công khai. Với phong cách làm ăn trên, các DN Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam trong đó có thủ đô Hà Nội là địa bàn quan trọng để hợp tác đầu tư và làm ăn lâu dài và là điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư, đồng thời thông qua kết quả thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn I, càng khẳng định mối quan hệ bền chặt giữa hai quốc gia, cũng như sự khẳng định Việt Nam là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Bảng 2.2: Khảo sát thực tế quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2: Khảo sát thực tế quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Mức lương của người lao động trong các doanh nghiệp Nhật Bản ở địa bàn Hà Nội

- Trong 90 phiếu thăm dò ý kiến của công nhân có 52 phiếu thoả mãn với tiền lương 120 USD (công nhân là người địa phương), 26 phiếu của công nhân bộ phận lắp ráp cho là mức lương bình thường, 12 phiếu của công nhân bộ phận đúc cho rằng, mức lương và thưởng không tốt vì họ là những lao động ở các tỉnh khác tới làm việc nên mất thêm chi phí thuê nhà và do chi phí sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ. Theo đánh giá của các Công ty Nhật Bản, tại Châu Á hiện nay, lao động Việt Nam làm việc trong các Công ty Nhật Bản hội tụ đầy đủ các yếu tố: lao động khéo tay, chăm chỉ, tiếp thu nhanh các kiến thức mới mà tiền công chỉ bằng một nửa Thái Lan, và thấp hơn Trung Quốc Theo điều tra mới đây của Báo Nikkei Shinbun (28/2/2005), tiền lương năm của một công nhân nhà máy ở Việt Nam là 1.266 USD, của Trung Quốc là 1.992 USD và Thái Lan 2.792 USD.

1. Tiền lương - Trả vào cuối tháng
1. Tiền lương - Trả vào cuối tháng

Các chế độ mà chủ doanh nghiệp đãi ngộ đối với người lao động Với triết lý kinh doanh rất riêng Hầu hết các DN Nhật Bản đặc biệt

Ngoài những vi phạm về thời gian thử việc, mức lương,… các DN còn vi phạm ở các hình thức khác như: không ký hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng lao động nhưng với những điều khoản khụng rừ ràng; như tham gia đóng bảo hiểm xã hội; không tính lương khi người lao động làm thêm giờ hay đi làm vào các ngày nghỉ, lễ, tết; phương tiện bảo hộ lao động trang bị sơ sài, không đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động. Điển hình là vụ việc xảy ra ở Công ty TNHH Mặt trời Sông Hồng (SRR) với 100% số vốn của Nhật Bản, có Trụ sở Công ty tại 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trên 10 năm hoạt động đến nay, SRR đã có những biểu hiện vi phạm Luật lao động như: không xây dựng thoả ước lao động tập thể, ký hợp đồng lao động từng năm một để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, kể cả lao động nữ trong thời gian thai sản.

Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động được cải thiện từng bước phù hợp với luật pháp Việt Nam và sự phát triển của doanh nghiệp

Tư tưởng quan tâm tới lợi ích thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X “Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc phục hồi sức khoẻ đối với công nhân” [13, tr.118]. Từ quan điểm đường lối chung của Đảng và Nhà nước, theo tác giả vấn đề lợi ích kinh tế của người lao động làm việc trong các DNCVĐTNN nói chung và của Nhật Bản nói riêng trên đất nước Việt Nam cần phải được đặc biệt coi trọng.

Đảm bảo lợi ích kinh tế người lao động phải gắn liền với cải thiện môi trường và điều kiện làm việc và nâng cao phúc lợi chung doanh nghiệp

Nhiều DN đã quá chú trọng lợi nhuận, dẫn đến cắt giảm chi phí sản xuất, nên vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, họ sử dụng thiết bị bảo hộ lao động trôi nổi trên thị trường, kém chất lượng dẫn tới những tai nạn đáng tiếc, gây bức xúc trong tập thể người lao động. Đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm và phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động [13, tr.216].

Lợi ích kinh tế phải gắn kiền với việc nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm cho người lao động

Quán triệt sâu rộng quan điểm: đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động gắn liền với cải thiện điều kiện làm việc sẽ là động lực thúc đẩy DN phát triển, tác động trực tiếp tới sự gắn bó lâu dài của người lao động với DN. Để thực hiện mục tiêu cũng như tháo gỡ những hạn chế trong đào tạo nghề, Thành uỷ Hà Nội đã có chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả trên cơ sở dự báo thông tin thị trường, quản lý nguồn nhân lực; có chiến lược quy hoạch, đầu tư mạnh cho dạy nghề phù hợp với phát triển kinh tế trên địa bàn.

Không ngừng củng cố và nâng cao mối quan hệ hợp tác Việt - Nhật nhằm thu hút đầu tư tạo việc làm cho người lao động

Cụ thể: cơ sở hạ tầng kém phát triển, thủ tục hành chính còn phiền hà, phức tạp và đôi khi còn thiếu minh bạch, các ngành phụ trợ của Việt Nam mới phát triển ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, cần giải quyết những tồn tại trên Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Do vậy cần phải: đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về môi trường, tiềm năng đầu tư, thương mại, du lịch, định hướng phát triển, tạo dựng và đề cao hình ảnh Hà Nội với Nhật bản; Thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội nhằm kêu gọi đầu tư từ các DN Nhật bản; Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư để giải quyết các công việc liên quan đến đầu tư, bảo đảm nhanh gọn, chính xác, thuận lợi cho nhà đầu tư; Triển khai mở văn phòng đại diện kinh tế của Hà Nội ở Tokyo và một số thành phố lớn tại Nhật Bản; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục đầu tư theo hướng thông thoáng và tập trung một đầu mối.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản

Tổ chức này sẽ giám sát quá trình quan hệ lao động, bao gồm ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia xây dựng nội quy DN, quy chế trả lương, trả thưởng, tham gia giải quyết các vấn đề quan hệ lao động liên quan đến quyền lợi ích của người lao động. Thứ ba: Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa các bộ luật liên quan đến lợi ích người lao động, môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế,…nhằm ngày càng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các Nhà đầu tư, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động.

Nâng cao vai trò của cơ quan Nhà nước, của chính quyền địa phương đối với các dự án đầu tư nước ngoài

Một là, tiếp tục duy trì chế độ giao ban định kỳ giữa các bộ, ngành trung ương với các địa phương có nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường quản lý, điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế, tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư của các DNCVĐTNN, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Hà Nội cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ đầu tư đối với các DN Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn như trợ cấp vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng miễn giảm thuế…nhằm phát triển đồng bộ cơ cấu ngành trên địa bàn.

Nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn trong các DN có vốn Nhật Bản

- Chính quyền địa phương cần lưu ý đến việc được miễn tiền sử dụng đất cho loại hình nhà ở xã hội để khuyến khích các DN, tư nhân đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng gần các KCN. Hai là, Đối với các DN đã có tổ chức công đoàn: Định kỳ tổ chức cho cán bộ công đoàn trong DN học luật lao động, luật Công đoàn; thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong sản xuất cho mọi người lao động, nâng cao hiệu lực hoạt động của tổ chức công đoàn, công đoàn phải là tổ chức thực sự mang lại và bảo vệ lợi ích của người lao động.

Người lao động cần được nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác, khi làm việc trong các doanh

Hai là: Khi được tuyển dụng làm việc trong DN Nhật Bản, bên cạnh năng lực nghiệp vụ chuyên môn, người lao động cần rèn luyện cho mình tác phong công nghiệp, cần cù chịu khó, tiết kiệm, sáng tạo và biết cách làm việc theo nhóm, phát huy năng lực cá nhân và gắn bó lâu dài với DN. Đồng thời với những hợp đồng lao động được ký kết chặt chẽ, lợi ích kinh tế của người lao động trong các DN Nhật Bản đã được đảm bảo đúng quyền lợi, quan hệ lao động hài hoà, khắc phục những DN có quan hệ lao động chưa được thiết lập chặt chẽ, quyền công đoàn của người lao động còn bị vi phạm.