Thiết lập cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp TNHH thương mại và dịch vụ

MỤC LỤC

Các quan điểm cần quán triệt trong việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính

Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả thì vấn đề đặt ra là phải có cơ chế quản lý phù hợp với mô hình tổ chức, với đặc thù của nó và với quy định của pháp luật. Về mặt nhận thức cũng như hành động phải thực sự coi việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp là công việc cần thiết và bức xúc trong điều kiện hiện nay. - Việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính phải tạo khả năng chính cho doanh nghiệp hoàn thành được các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời mở rộng phát triển các dịch vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

Đảm bảo cho doanh nghiệp có thu nhập đủ bù đắp các chi phí, bảo toàn vốn, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. - Việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp phải bao quát mọi nguồn thu, thu hợp lý đồng thời có cơ chế quản lý chi thích hợp với loại hình doanh nghiệp. - Việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính doanh nghệp một mặt phù hợp dưới sự quản lý điều hành của nhà nước nhưng đồng thời có sự phận công, nhiệm vụ cụ thể rừ ràng đối với hoạt động nội bộ doanh nghiệp trong việc.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TM& DV ĐỖ HỮU

    Ngoài ra còn có các bộ phận khác như bộ phận kỹ thuật, khảo sát địa điểm lắp đặt, thực hiện các hoạt động lắp đặt máy, cũng như các hoạt động dịch vụ sau bán hàng, bộ phận xuất nhập khẩu thực hiện công việc giao dịch với các đối tác nước ngoài, tiến hành nhập hàng hoá, làm thủ tục xuất nhập khẩu, bộ phận kế toán thực hiện các công việc kế toán, giao dịch với các đối tác ngân hàng trong việc thanh toán, chuyển tiền …. Phòng kế toán: Thực hiện các công việc kế toán của công ty: Tính lương, quản lý các thiết bị văn phòng, quan hệ với các ngân hàng trong nước và quốc tế để thực hiện các công việc chuyển tiền, cũng như công việc mua bán ngoài tệ trong công việc kinh doanh, tiến hành các công việc liên quan đến ngân hàng (Như mở LC, làm các bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng), cũng như quản lý các khoản nợ, các nguồn vốn của công ty. Cuối niên độ kế toán nếu giá trị thuần có thể thực hiện đuợc của hàng tồn kho thấp hơn giá trị gốc thì được lập dự phòng giảm giá hoàng tồn kho, đối với các khoản phải thu đã được phân loại là khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được thì được lập dự phòng phải thu khó đòi.

    Tài khoản dài hạn của công ty bao gồm: tài sản cố định ( TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đàu tư vào công ty liên kết, đầu tư vốn góp liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở công ty, chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá… nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với tài khoản dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ như tài khoản 154 “ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” ( theo phương pháp kê khai thường xuyên), tài khoản 631 “ giá thành sản xuất” ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ) thì ngoài việc hạch toán tổng hợp thì phải hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, tổ, đội sản xuất, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ….

    - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng ( hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán( gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản, đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

    Sơ đồ 1.1 Vai trò của công ty Đỗ Hữu
    Sơ đồ 1.1 Vai trò của công ty Đỗ Hữu

    XÂY DỰNG DỰ THẢO CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TM &DV ĐỖ HỮU

    Cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay

    Doanh nghiệp có quyền xử lý và sử dụng linh hoạt toàn bộ số vốn chủ sở hữu đã đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác vào hoạt động kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận, đồng thời chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về bảo toàn vốn, về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến công ty như các chủ nợ, khách hàng… theo cam kết. Doanh thu hoạt động tài chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được phát sinh từ việc cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thu nhập phát sinh từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, tín phiếu hoặc thu nhập được chia từ số vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp như vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh…Khoản thu nhập đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nếu chưa nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải hạch toán vào thu nhập trước thuế. - Chi phí bằng tiền khác như chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi phí đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động, chi y tế, nghiên cứu khoa học, các khoản thuế như thuế tài nguyên, thuế đất, tiền thuê đất, chi phí cho lao động nữ, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm hoặc sửa chữa tài sản, chi phí mua bảo hiểm tài sản….

    - Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiên như chi phí tiếp tân, khánh tiết giao dịch, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng kiến, cải tiến, chi phí đào tạo, giáo dục, chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí bảo vệ môi trường, chi phí cho lao động nữ, chi phí mua bảo hiểm tài sản…. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: chi phí liên quan đến đầu tư ra ngoài doanh nghiệp( vốn góp liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập công ty…), chi phis laix vay voons kinh doanh, chi phis chieets khaaus thanh toans, chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giác chứng khoán đầu tư, chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu kể cả khoản tốn thất trong đầu tư nếu có. Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và bù đắp các khoản lỗ năm trước không được trừ vào thuế, chủ sở hữu có quyền quyết định phân phối lợi nhuận: chia lãi cổ phần, tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thành lập các quỹ theo nhu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Điều kiện thực hiện cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiên nay

    Hội đồng quản trị hoặc chủ doanh nghiệp quyết định kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và báo cáo chủ sở hữu làm căn cứ để giám sát và đánh giá kết quả quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hội đồng quản trị hoặc giám đốc. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân về các kênh thông tin pháp luật và thụ trường, cụ thể là: tòa án, các cơ quan thông tin đại chúng, cá dịch vụ kế toán, các tổ chức xúc tiến thương mại, cá trường đại học, các cơ sở đào tạo, các hiệp hội ngành nghề, các kênh thông tin từ bên ngoài và các dịch vụ hỗ trợ kinh tế cho doanh nghiệp tư nhân còn thiếu và rất yếu, chưa đóng góp vai trò hỗ trợ giúp đỡ khu vực kinh tế tư nhân tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Hiện nay, các thể chế hỗ trợ kinh tế tư nhân ở nước ta còn rất sơ khai, cần được xây dựng và phát triển để thực sự là “ bà đỡ” hỗ trợ đắc lực cho khu vực kinh tế tư nhân quá độ sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Phải có một bộ phận chuyên trách cập nhật các số liệu, báo cáo tài chính về tình hình sản xuất kih doanh của các doanh nghiệp một cách định kỳ để cấp quản lý có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất. Nhà nước phát triển thị trường vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia thị trường vốn là một điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp tư nhân có thể huy động vốn thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Công tác quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp yêu cầu các cán bộ quản lý phải có kiến thức vững vàng về tài chính, cập nhật thông tin, văn bản mới có liên quan đến hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.