Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

MỤC LỤC

Câu hỏi nghiên cứu

Tình trạng thu nhập hiện nay của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu như thế nào?. Nguồn lực của nông hộ (lao động, vốn, sở hữu đất đai, trình độ học vấn..) có phải là nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập không?. Nông hộ nơi đây gặp những khó khăn, thuận lợi gì trong việc nâng cao thu nhập?.

Nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trên địa bàn nghiên cứu là gì?.

Lược khảo tài liệu

Tình hình nghiên cứu trong nước

Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên 1 lao động ở vùng núi cao hơn vùng đồng bằng nhưng thu nhập của lao động ở khu vực vùng núi vẫn thấp hơn thu nhập của lao động vùng đồng bằng. Ở cả 2 vùng, diện tích đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động khu vực nông thôn. Phan Thành Tâm (2003) cho rằng thu nhập nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: trình độ văn hóa chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp và khả năng tiếp cận với vốn vay.

Ngoài ra, thu nhập nông hộ còn bị tác động gián tiếp bởi các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và chính sách đa canh đa dạng hóa sản xuất của nông trường thông qua các mô hình canh tác. Một nghiên cứu về đa dạng hóa nguồn thu nhập và nghèo đói ở vùng núi và Trung du Bắc Bộ cho thấy tăng thu nhập từ trồng trọt ở các hộ nghèo chủ yếu do tăng năng suất cây trồng, trong khi đó đối với hộ giàu thu nhập tăng từ việc tăng diện tích đất canh tác. Hoạt động phi nông nghiệp phổ biến ở nhóm hộ có thu nhập cao hơn so với nhưng hộ có thu nhập thấp hơn (IFPRI, 2003).

Theo Nguyễn Thị Nghệ (2006), ở Đồng bằng Sông Hồng cơ cấu thu nhập của các hộ có sự khác nhau giữa các vùng. Vùng duyên hải ven biển có tỷ lệ thu nhập từ các ngành tương đối đồng đều, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là từ các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Nội dung nghiên cứu

  • Cơ sở lý luận
    • Đặc điểm vùng nghiên cứu 1. Điều kiện tự nhiên
      • Phương pháp thu thập số liệu 1. Thu thập số liệu thứ cấp

        Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Đào Thế Tuấn, 2003 trích dẫn từ Ellis, 1988). Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như trồng trọt (lúa, màu, cây ăn trái,…), chăn nuôi (gia súc, gia cầm,…) và nuôi trồng thủy sản (cá,…). Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí,… Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom,….

        Với giả định một hộ nông nghiệp có bình quân 1 ha đất canh tác, thu nhập bình quân đầu người của hộ hầu hết là rất thấp, đối với các loại cây trồng như lúa thu nhập bình quân 0,518 triệu đồng.người-1.tháng-1, bắp thu nhập bình quân 0,304 triệu đồng.người-. Theo Vừ Tũng Xuõn (2008) do tỡnh trạng đất đai bị chia cắt manh mỳn, mỗi hộ tự canh tác riêng lẻ trên mảnh đất nhỏ bé của mình, rất trở ngại trong sản xuất hiện đại: sản phẩm không đồng đều, chất lượng thấp, giá thành cao, không còn lời bao nhiêu. Mặt khác, mỗi nông dân thường làm theo kinh nghiệm, không theo khuyến cáo kỹ thuật một cách triệt để dẫn đến phải sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm môi trường, giá thành sản xuất cao, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

        Tham khảo các tài liệu, báo cáo thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội cũng như thông tin liên quan đến các mô hình sản xuất, ngành nghề tạo thu nhập tại các phòng ban của huyện Tri Tôn, các nghiên cứu có liên quan, sách, báo, và internet. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) Công cụ được sử dụng là thảo luận nhóm tập trung với mục đích thu thập những thông tin chung về tình hình kinh tế xã hội, những hoạt động sản xuất diễn ra trên địa bàn nghiên cứu đóng góp vào thu nhập của nông hộ, phát hiện những nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của họ và những thuận lợi, khó khăn của nông hộ trong quá trình tạo thu nhập. Sau khi tiến hành lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện cho từng khu vực, việc chọn hộ điều tra được chúng tôi thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 5 xã với tổng số 135 hộ.

        Việc điều tra phỏng vấn các hộ nông dân được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp tại các hộ dựa trên bộ câu hỏi được chuẩn bị từ trước và được áp dụng chung cho 2 khu vực. Được sử dụng để phân tích các đặc điểm của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu như đặc điểm nhà ở, độ tuổi, trình độ học vấn,… Ngoài ra còn phân tích các số liệu liên quan đến thu nhập nông hộ như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, phần trăm. Điều tra thực địa cho biết các biến tác động đến thu nhập của nông hộ bao gồm: tuổi của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, diện tích đất ruộng của hộ, giá lúa, số lần tham dự khuyến nông, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp.

        Kỳ vọng mang dấu (+), vì trình độ học vấn của chủ hộ có quan hệ đồng biến với thu nhập, với giả thiết chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn có thể quản lý sản xuất nông nghiệp tốt hơn chủ hộ không biết chữ hoặc có trình độ thấp hơn. Hơn nữa, nếu chủ hộ có trình độ càng cao, họ có nhiều khả năng tiếp cận và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật qua các phương tiện thông tin hoặc từ các chương trình khuyến nông và áp dụng vào sản xuất, do đó hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn dẫn đến tăng thu nhập của hộ. Qua nhiều lần tham dự khuyến nông, nông dân có thể biết được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất, giúp cho sản xuất hiệu quả và dẫn tới thu nhập của hộ tăng.

        Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu
        Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu