MỤC LỤC
Do đối tượng kinh doanh của ngân hàng là hàng hoá đặc biệt, đó là tiền tệ, nên chúng ta không thể chỉ đánh giá thông qua chất lượng phục vụ của cán bộ tín dụng mà còn phải đánh giá qua độ chính xác, độ an toàn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, mức độ thuận tiện, đơn giản cho khách hàng và ngân hàng khi giao dịch và khoảng thời gian thực hiện giao dịch. Để có thể đo lường được các yếu tố hầu hết mang tính chất vô hình như trên, các ngân hàng có thể thực hiện các công cụ nghiên cứu marketing như sử dụng bảng hỏi khách hàng, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, tổ chức toạ đàm theo chuyên đề hoặc sử dụng hộp thư góp ý của khách hàng…Riêng các chỉ tiêu độ an toàn, chính xác của giao dịch; thời gian giao dịch và mức độ đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cho vay thì ngân hàng có thể tự thống kê được.
Tuy gặp điều kiện khó khăn khi mới thành lập (thời gian chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng quốc tế và khu vực giai đoạn 1989 – 1990, một số NHTM cổ phần làm ăn thua lỗ làm ảnh hưởng đến thái độ của người dân đối với các NHTM cổ phần, làm giảm uy tín của các NHTM cổ phần, hơn nữa giai đoạn này cơ chế quản lý của Nhà nước với các NHTM cổ phần còn thiếu đồng bộ ), tập thể cán bộ nhân viên của ngân hàng đã dốc sức đưa ngân hàng từ một ngân hàng nhỏ với số vốn điều lệ khiêm tốn 10 tỷ đồng của 38 cổ đông trở thành một ngân hàng đã và đang có vị trí nhất định trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có cơ sở hạ tầng khang trang và đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi, năng động và có trình độ chuyên môn cao. Nhằm mục đích mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động để phục vụ khách hàng, đưa hoạt động ngân hàng đến với địa bàn dân cư, vùng kinh tế, tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời phát triển quy mô hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng Phương Nam, tháng 11 năm 2001, PNB HN đã được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 1384/QĐ – NHNN “ về việc cho phép NHTM cổ phần Phương Nam mua lại quỹ tín dụng nhân dân xã Định Công” và đặt chi nhánh tại Hà Nội. Xét trên khía cạnh khác, Quận Hoàn Kiếm là khu vực tuy đông dân cư nhưng lại không phải là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, không có nhiều cơ sở công nghiệp mà chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… Đặc điểm của các khách hàng này là quy mô nhỏ, lượng vốn ít, giao dịch với ngân hàng chủ yếu là giao dịch bằng tiền mặt, lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng còn ít, vì vậy lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế không cao, trung bình chỉ khoảng 73 tỷ đồng , giao động trong khoảng 55 – 88 tỷ đồng và luôn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động được.
Cụ thể trong năm qua Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Hà nội đã đầu tư cho vay ngắn hạn vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp có đủ vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, các sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh trên thị trường như: các sản phẩm về sắt thép, linh kiện máy tính, điều hoà nhiệt độ, các loại của Công ty Vạn Lợi, Công ty TNHH Vĩnh Trinh , Công ty KOCO Hưng yên, Công ty Khoá Huy Hoàng…, các sản phẩm về điện của Công ty TNHH AC, các sản phẩm về nước giải khát của Công ty TNHH Tây Đô, Công ty TNHH Hựu Hưng.
Bên cạnh việc khuyến khích các ngân hàng chủ động nâng cao vốn tự có như các ngân hàng có thể giữ lại phần thu thuế sử dụng vốn để tăng vốn tự có, cho phép chuyển phần vốn vay từ WB và IMF theo chương trình tái cơ cấu cho các NHTMNN và cho phép các ngân hàng không phải rnộp thuế sử dụng vốn hàng năm để các ngân hàng dùng khoản thuế đó hoàn trả khoản vay theo điều kiện của WB và IMF, cho phép tăng vốn bằng phương thức cổ phần ưu đãi (không tham gia quản lý) cho cán bộ công nhân viên với cổ tức cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm… theo đề án tái cơ cấu các NHTMNN cỉa Chính phủ cho giai đoạn từ 2001 đến 2010, Chính phủ sẽ trợ giúp các NHTMNN thông qua việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng bằng trái phiếu đặc biệt, qua 3 đợt cấp vốn, tuy nhiên lộ trình cấp vốn còn rất chậm so với kế hoạch. Trong điều kiện thị trường chứng khoán nước ta còn nhỏ bé và việc tồn tại giới hạn góp vốn đầu tư vào các ngân hàng (không được góp vốn vào 3 ngân hàng cùng lúc) cũng làm cho việc huy động vốn với khối lượng lớn của các NHTMCP thêm khó khăn, kênh huy động vốn chủ yếu của các NHTMCP theo đánh giá của các chuyên gia WB chủ yếu là từ các cá nhân, nhưng các chuyên gia cũng cho rằng quy mô huy động vốn từ kênh này còn rất nhỏ bé trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Về mức độ hài lòng của khách hàng, do đây là một chỉ tiêu định tính khó có thể đo lường được, chúng ta có thể thấy do mỗi NHTMNN thường có thế mạnh trong một số lĩnh vực nhất định và chuyên môn hoá sâu hơn vào lĩnh vực đó nên có thể nói các NHTMCP phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng hơn, và do tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường các NHTMCP thường có các quy định chặt chẽ hơn về thái độ, phong cách phục vụ khách hàng, quy trình làm việc và quy chế nhân viên để nhằm tạo cảm tình với khách hàng, giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Như vậy có thể nói năng lực công nghệ thông tin của các ngân hàng lớn ở Việt Nam trong thời gian qua đã được nâng lên đáng kể, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có một nền tảng vững chắc cho một hệ thống thanh toán hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo và xu thế phát triển của khu vực và quốc tế và có một cơ sở hạ tầng tin học, công nghệ viễn thông then chốt để xây dựng và phát triển các hoạt động và dịch vụ ngân hàng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong Phòng Tín dụng: Hiện nay việc công chứng giấy tờ cầm cố, thế chấp được tiến hành từng lần, việc thực hiện do một cán bộ làm tốn khá nhiều thời gian, vì vậy phòng nên mở rộng nhân viên cho phù hợp với quy mô công việc, tìm biện pháp phối hợp với Phòng công chứng Nhà nước để ký công chứng một số lượng lớn các Hợp đồng tín dụng, góp phần tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ tín dụng, rút ngắn thời gian từ khi phê duyệt cho vay đến khi giải ngân, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động cho vay. Xét về chiến lược hoạt động lâu dài, mục tiêu chung vẫn là phát triển bền vững từng bước tiến tới phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp thể hiện ở mọi mặt, mọi sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng , để đạt được điều đó, chi nhánh cần có kế hoạch phát triển các nguồn lực nội tại một cách hợp lý, đặc biệt là về kế hoạch hoạt động và nhân sự dài hạn, ví dụ như liên kết với các ngân hàng nước ngoài để cử các cán bộ trẻ đi học tập tham khảo về nghiệp vụ cũng như cách thức hoạt động của các ngân hàng hiện đại và sau đó đầu tư phát triển ngân hàng sao cho có hiệu quả và phù hợp với xu thế chung, thu hút và có chế độ đãi ngộ hợp lý với các nhân tài.