Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Du lịch An Giang

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

  • Đối tượng và phạm vi của đề tài 1 Đối tượng

    9 Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phương pháp tính toán các chỉ số, sau đó phân tích, đánh giá các số liệu, các tỷ số tài chính, đồng thời có sự liên hệ so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm để phân tích và đưa ra giải pháp. Đồng thời từ kết quả phân tích, bản thân đóng góp một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty, góp phần năng cao hiệu quả đồng vốn cũng như lợi nhuận của công ty ngày một cao hơn.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

    Khái quát về vốn .1 Khái niệm về vốn

    • Vốn lưu động
      • Vốn cố định
        • Khả năng thanh toán

          Vốn lưu động là một số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, tồn tại dưới hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hóa và tiền tệ hoặc một số vốn ứng trước trong sản xuất và trong lưu thông bằng vốn lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. + Loại tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không biểu hiện bằng hình thái hiện vật mà là những khoản chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh gốm: Chi phí thành lập, chi phí phát triển, quyền đặc nhượng, quyền khai thác, bằng sáng chế phát minh, lợi thế thương mại.

          Hiệu quả sử dụng vốn

            Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động được thể hiện bằng chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động hay tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và chỉ tiêu này được gọi là hiệu suất luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm, nói lên tình hình tổ chức các hoạt động của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ có hiệu quả hay không hiệu quả.

            Chi phí sử dụng vốn

            Trong phân tích chi phí sử dụng vốn cần giả định rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính là không thay đổi, đồng thời phải đảm bảo chi phí sử dụng vốn phải được tính trên cơ sở sau thuế. Giữa các nguồn tài trợ có mối quan hệ chặt chẽ vì thường các doanh nghiệp đều có một cấu trúc vốn mục tiêu cho mình và chúng ta sẽ xác định chi phí sử dụng vốn chung trên tổng thể hơn là xác định chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt ứng với từng cơ hội đầu tư. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là chi phí trung bình tỷ trọng của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng và tỷ trọng cần được tính trên giá trị thị trường và đáp ứng theo yếu tố mục tiêu.

            PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG

            Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang .1 Lịch sử hình thành và phát triển

            • Nhiệm vụ, chức năng ngành nghề kinh doanh của công ty
              • Thuận lợi và khó khăn .1 Thuận lợi
                • Định hướng phát triển của công ty .1 Mục tiêu chủ yếu

                  - Vốn thuộc sở hữu của pháp nhân và cá nhân Việt Nam ngoài công ty: 10.000.000.000 Gần 30 năm hình thành và phát triển, Công Ty cổ phần du lịch An Giang không ngừng lớn mạnh và trở thành đơn vị chủ lực khai thác du lịch và xuất khẩu lương thực, nông sản của tỉnh An Giang và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh lương thực, nông sản, du lịch, dịch vụ và các loại hình hoạt động khác, góp phần nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh mở ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo sức mạnh và cơ chế quản lý năng động, phát huy vai trò làm chủ của người lao động, mang lại lợi tức cho các cổ đông, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Công ty cổ phần du lịch An Giang là một doanh nghiệp hoạt động dưới sư quản lý của UBND Tỉnh An Giang (Quyết định số 2761/QĐ.CTUB của UBND Tỉnh An Giang) chuyên kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, du lịch lữ hành, văn phong cho thuê, liên doanh liên kết, đầu tư các dự án phát triển du lịch, sản xuất – chế biến – kinh doanh – xuất khẩu gạo, nông sản và thủy sản.

                  Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của nhân viên Công ty CP Du Lịch An Giang   Trình độ nhân sự  Số lượng Tỷ trọng (%)
                  Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của nhân viên Công ty CP Du Lịch An Giang Trình độ nhân sự Số lượng Tỷ trọng (%)

                  Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang

                  • Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn .1 Tình hình tài sản

                    Sở dĩ, năm 2006 tài sản dài hạn của công ty chiếm phần lớn là do công ty đã xây dựng thêm các nhà máy chế biến gạo và đổi mới một số trang thiết bị hiện đại, bên cạnh đó, cũng trong năm 2006 sản lượng xuất khẩu gạo của công ty giảm khoảng 21 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 4 triệu USD, nguyên nhân là do tình hình thiên tai, dịch bệnh trên cây lúa nên số lượng lúa sản xuất thấp, thêm vào đó chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Chính Phủ để đảm bảo an ninh lương thực nên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty cũng chịu ảnh hưởng tình hình xuất khẩu chung của cả nước. Chính những thực trạng trên đã làm cho tài sản ngắn hạn của công ty tăng rất nhanh vào năm 2008, tuy nhiên việc tăng lên một cách nhanh chóng như thế ta chưa thể khẳng định rằng việc sử dụng tài sản ngắn hạn đã có hiệu quả hay chưa hiệu quả, bởi vì tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản ngắn hạn còn được thể hiện qua việc tài sản ngắn hạn đó có đảm bảo đầy đủ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diển ra bình thường, liên tục và chủ động, vì thế việc thiếu hay thừa tài sản ngắn hạn đều mang lại kết quả là sử dụng tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả. Xét theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty thì tài sản ngắn hạn bằng tiền này là lượng tiền không ổn định, nó biến động hàng ngày tùy theo tình hình sản xuất, kinh doanh , tùy thuộc vào biến động của thị trường về giá cả, vào nhu cầu mua hàng của khách hàng, đặc biệt là tượng tiền này tăng giảm còn phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, nghĩa là có thể lượng tiền mặt tăng lên vào mùa hè, hay mùa mà khách hàng sẽ có nhiều nhu cầu về nghỉ mát, vui chơi giải trí,… và vào chu kỳ mà công ty xuất khẩu gạo ra nước ngoài, đồng thời lượng tiền sẽ giảm vào những mùa thu hoạch lúa vì công ty phải mua nguyên liệu vào mùa này để dự trữ.

                    Bảng 2.2:Tài sản của Công ty CP Du Lịch An Giang trong 3 năm 2006 – 2008
                    Bảng 2.2:Tài sản của Công ty CP Du Lịch An Giang trong 3 năm 2006 – 2008

                    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG

                      Để làm được điều đó, công ty phải cố gắng đầu tư sử dụng tốt vốn nói chung và vốn cố định nói riêng trên cơ sở phải phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn nên đầu tư vốn với tỷ trọng lớn vào máy móc thiết bị nào là chủ yếu, trong quá trình sản xuất phải sử dụng tốt tài sản cố định trên cơ sở đưa máy móc thiết bị vào hoạt động một cách đồng bộ, phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng máy móc tốt, định mức khấu hao đúng đắn. + Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, tiến hành kế hoạch huy động vốn: Xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Trước mắt công ty nên giải phóng bớt hàng tồn kho này bằng cách chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu ứ đọng ở công ty, nhà máy thành viên, nhà hàng, khách sạn sang các nhà máy nhà hàng, khách sạn thành viên khác thiếu hàng hóa, tạm ngưng nhập và dự trữ các nguyên vật liệu đang còn dư thừa, đồng thời có thể tiến hành bán các hàng tồn đọng quá nhiều hoặc những hàng hóa tồn đọng lâu ngày do kém phẩm chất, hay không phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủ động giải quyết với giá thấp hơn giá hiện tại trên thị.

                      PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

                      Kiến nghị

                      + Hiện nay, tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu nói chung, kinh doanh xuất nhập, khẩu nông sản nói riêng rất hỗn loạn, gây không ít thiệt hại cho kinh doanh xuất, nhập khẩu Việt Nam. + Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ, công nhân viên cho công ty, Đảm bảo nguồn nhân lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh dài hạn của công ty. + Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, phát động các phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,… qua đây tạo môi trường làm việc sôi nổi, đoàn kết, gắn bó giữa các cán bộ công nhân viên trong công ty.