MỤC LỤC
Sau đó, phương pháp này được áp dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu lượng giá giá trị của các loại hình giải trí ngoài trời như câu cá, săn bắn, du thuyền và ngắm cảnh….hoặc đánh giá những thiệt hại ô nhiễm bằng việc quan sát sự thay đổi số lượng du khách đến một địa điểm giải trí nào đó. Hiện nay, phương pháp chi phí du lịch có thể sử dụng để đánh giá giá trị của các nguồn lực tự nhiên (VQG, bãi biển, công viên) được sử dụng cho mục đích giải trí, hoặc đánh giá thiệt hại ô nhiễm môi trường thông qua việc quan sát sự thay đổi lượng khách du lịch đến với địa điểm giải trí. Phương pháp chi phí du lịch được sử dụng để lượng giá giá trị cảnh quan du lịch của các địa điểm giải trí nói chung và các vườn quốc gia nói riêng dựa trên một giả định giá trị cảnh quan của một địa điểm giải trí được phản ánh thông qua sự sẵn lòng chi trả của du khách để đến địa điểm đó.
Xuất phát từ chi phí thực sự của du khách cho chuyến đi và sử dụng kỹ thuật phân tích để đánh giá mà không phải thiết lập một thị trường giả định nên phương pháp chi phí du lịch không gây ra sự tranh cãi về kỹ thuật đánh giá. Phương pháp chi phí du lịch giả định du khách biết được chi phí cho chuyến đi của mình song trên thực tế nhiều du khách thấy khó ước tính vì tại thời điểm phỏng vấn du khách có thể chưa kết thúc chuyến đi hoặc họ được tài trợ cho chuyến đi. Mô hình đơn giản nhất của TCM dựa trên giả định chuyến đi của du khách chỉ đến một địa điểm giải trí song trên thực tế có nhiều du khách đến nhiều điểm trong cùng một chuyến đi nên phải có kỹ thuật tốt mới phân tách được các khoản chi phí gộp.
Một cuộc thăm dò được tiến hành có thể thấy rằng cá nhân i sẵn sàng trả X $ cho hoạt động bảo tồn VQG nếu như độ thỏa dụng của họ trong trường hợp bảo tồn cao hơn độ thỏa dụng trong trường hợp không bảo tồn. Lý thuyết này cho rằng việc một cá nhân lựa chọn một hàng hoá trong một nhóm các hàng hoá phụ thuộc vào độ thoả dụng U của hàng hoá đó so với độ thoả dụng của các hàng hoá khác (Morrison và cộng sự 1996). Cũng theo RUT, độ thoả dụng của một hàng hoá được cho là phụ thuộc vào các biến số quan sát được như vectơ của các thuộc tính của hàng hoá (x) và các đặc điểm cá nhân (s), cũng như các biến số không quan sát được (e).
P(i/i,j∈A) xác suất lựa chọn phương án i thay vì phương án j trong tập A Theo cách thể hiện này, xác suất mà một cá nhân chọn i thay vì j tương đương với xác suất của độ thoả dụng đã định (V) cộng với độ thoả dụng ngẫu nhiên (e) đối với i lớn hơn đối với j. Vì những người trả lời phỏng vấn trong khảo sát trên phạm vi cả nước sẵn lòng trả cho những cải thiện chất lượng nước trên khắp nước Mỹ, mặc dù họ không mong đợi sẽ sử dụng các nguồn nước này cho chính bản thân họ. Song trên thực tế nhiều người lập luận rằng phương pháp CVM đặc biệt hữu ích cho việc đánh giá những cải thiện có thể nhận thấy được tại các công viên quốc gia, nơi mà giá trị tồn tại có thể là quan trọng.
Việc đánh giá giá trị tài nguyên tự nhiên, các khu rừng quốc gia hay các khu vui chơi giải trí đã được tiến hành trong khoảng 10 năm trở lại đây, song phần lớn chỉ dừng lại ở việc xác định giá trị sử dụng và đánh giá WTP của các đối tượng trực tiếp hưởng lợi cho việc nâng cấp cảnh quan. Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành trong nghiên cứu về giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (1996) đã xác định mức WTP cho việc cải thiện đường xá và khu bảo vệ dành cho động vật hoang dã là 119.167 đồng đối với khách quốc tế và 13.270 đồng đối với khách nội địa tại vườn quốc gia Cúc Phương. Những giá trị WTP thu được từ các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các khu vực tương tự trên thế giới và mới chỉ phản ánh một phần giá trị phi sử dụng của tài nguyên song đã góp phần tích cực trong việc khẳng định các.
Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp định giá ngẫu nhiên Ưu điểm lớn của phương pháp CVM là trên lý thuyết, nó có thể được sử dụng để đánh giá các nguồn tài nguyên mà sự tồn tại tiếp tục của nó được người ta đánh giá cao, nhưng bản thân họ không bao giờ đến tham quan cả. Cuộc nghiên cứu CVM (tiến hành khảo sát các hộ gia đình qua đường bưu điện) cho thấy rằng các cá nhân sẵn lòng trả một số tiền để gìn giữ khu vực này cao hơn nhiều so với nguồn lợi do trồng gỗ mang lại. Bởi CVM không phân tích những hành động thực tế, mà chỉ thăm dò ý kiến của những dự định có thể xảy ra trong tương lai, vì thế kết quả nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, hành vi, thái độ, quan điểm về tài nguyên được định giá và mức sống của người được phỏng vấn.
Mặc dù cơ sở lý thuyết cho rằng tổng giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, tuy nhiên trên thực tế một vấn đề tương đối phức tạp là giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền thường rất ít khi được lồng ghép trong quá trình ra quyết định mặc dù giá trị của nó thường được đánh giá rất cao (chiếm từ 35-70% tổng giá trị của tài nguyên).
Thông tin về mức độ hài lòng của du khách khi đến Ba Bể, những vấn đề đặt ra về chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng… cần cải thiện trong thời gian tới. Một giả thuyết đặt ra “một Quỹ bảo tồn được thành lập để bảo vệ vệ sinh thái cảnh quan và toàn bộ các giá trị của VQG cần huy động sự đóng góp của du khách, vậy du khách sẵn sàng đóng góp cho Quỹ không?. Đề tài đã tiến hành điều tra từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2005 là thời điểm thường có nhiều du khách đến tham quan nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học hàng năm.
Phỏng vấn trực tiếp du khách: Hình thức này được tác giả sử dụng chủ yếu nhằm giải thích cho du khách mục đích ý nghĩa của bảng hỏi và thu thập thêm các. Hơn thế, với hình thức này người thực hiện phỏng vấn có thể trực tiếp giải thích cho đối tượng phỏng vấn những câu hỏi mà họ chưa rừ nờn kết quả cuộc phỏng vấn cú thể đỏng tin cậy. Đề tài đã thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên hơn 300 du khách thu được 209 phiếu có thể sử dụng để phân tích trong đó có 186 khách du lịch trong nước và 23 khách du lịch nước ngoài.
Trên thực tế cán bộ trung tâm du lịch cũng cho biết phần lớn du khách đến Ba Bể là người trung niên hoặc có độ tuổi cao hơn, rất ít các đoàn khách là học sinh sinh viên tới đây. - Về trình độ học vấn: Có 68% đối tượng phỏng vấn có trình độ đại học trở lên chứng tỏ những người có trình độ học vấn cao quan tâm nhiều hơn đến hoạt động du lịch sinh thái. - Về thu nhập: Mức thu nhập trung bình của đối tượng phỏng vấn là 1,43 triệu đồng/tháng, cao hơn mức thu nhập trung bình cả nước và có 42% số người được hỏi có thu nhập từ 1,5 triệu đồng trở lên.
Đa số du khách đã có những hiểu biết nhất định về đa dạng sinh học và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học (76,29% đối tượng được phỏng vấn trả lời họ đã từng nghe tới khái niệm này). Du khách nước ngoài thường là những người làm việc cho các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam hoặc đang thực hiện một chuyến du lịch dài ngày tại Việt Nam. Số liệu cho thấy thời gian lưu trú trung bình của du khách nước ngoài dài hơn du khách trong nước vì trên thực tế du khách nước ngoài thường xuất phát từ Hà Nội hoặc các tỉnh xa khác.
Trình độ học vấn trung bình của du khách nước ngoài cao hơn du khách trong nước, hầu hết họ đang công tác tại các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.