MỤC LỤC
Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố khách quan như môi trường hoạt động của ngân hàng, các yếu tố thuộc về khách hàng và các nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng. Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như các đối tượng có thể vay vốn, phương thức quản lý các hoạt động tín dụng, các loại sản phẩm tín dụng do ngân. Nếu như các ngân hàng lớn là các ngân hàng bán buôn, chủ yếu cung cấp các khoản tín dụng giá trị lớn cho các doanh nghiệp thì các ngân hàng nhỏ lại tập trung vào nghiệp vụ tín dụng bán lẻ dưới dạng các khoản cho vay cá nhân, cho vay trả góp.
Chính vì vậy, nếu như có những hình thức cho vay tiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay của Ngân hàng thương mại thì chắc chắn các cá nhân và hộ gia đình chẳng thể mong đợi vay được những khoản tiền từ ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Do tính chất của cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng luôn phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhằm củng cố và mở rộng thị phần, duy trì khả năng cạnh tranh. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thẩm định các hồ sơ, đưa ra các quyết định về cấp tín dụng, thu nợ và xử lý khi có các vấn đề nảy sinh do đó họ là người thực thi các chính sách tín dụng một cách tích cực nhất.
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính sách kinh tế, tiền tệ, chính trị, xã hội, luật pháp, tiến bộ khoa học công nghệ. Mặt khác, khi những quy chế, pháp luật về cho vay nói chung, cho vay tiêu dùng nói riêng có sự nới lỏng cũng như những quy định có tác động làm giá cả hàng hoá tiêu dùng giảm xuống ( chẳng hạn như là quy định về giảm thuế nhập khẩu đối với ôtô, xe máy, hàng điện tử ) thì sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay tiêu dùng. Trong hoạt động tín dụng, các tiến bộ khoa học công nghệ đặc biệt là máy tính đã giúp ngân hàng giảm bớt thời gian giao dịch với khách hàng, tiết kiệm thời gian và tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro.
Các quan niệm về ngân hàng quen thuộc hay xa lạ, an toàn hay không an toàn, thói quen thanh toán tiền mặt trong dân chúng cũng là yếu tố có tác động rất lớn do nó hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho người dân. Khách hàng là người cuối cùng đưa ra lựa chọn và ra các quyết định tiêu dùng cũng như hình thức tài trợ nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Có nghĩa là khách hàng đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng về tài sản bảo đảm cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp, về tư cách đạo đức ( nhân thân, các quan hệ vay mượn khác), quy mô thu nhập thường xuyên của khách hàng.
Nhu cầu vốn của khách hàng là nền tảng căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.Khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu rất đa dạng, từ các nhu cầu thiết yếu đến các nhu cầu cao cấp.Đời sống con người ngày càng được nâng cao thì các nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cao cấp càng lớn. Tuy nhiên tuỳ từng giai đoạn phát triển sẽ xuất hiện những nhu cầu nổi bật cần được tài trợ.Vấn đề là phải phát hiện được những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời vì những người đi đầu sẽ có ưu thế trong việc thu hút khách hàng. Đối với nhóm khách hàng thuộc lứa tuổi trung niên, có gia đình và con cái, có thu nhập ổn định thường có nhu cầu mua sắm trang thiết bị lâu bền, đi nghỉ, và cho cái đi du học do đó ưa thích các sản phẩm tín dụng trả góp hay những thanh niên độ tuổi 25-35 năng động ưa thích các sản phẩm thẻ tín dụng….