Hướng dẫn cài đặt bằng tay Rơle-Tự động tập 3

MỤC LỤC

TRÌNH TỰ CÀI ĐẶT BẰNG TAY

- Phím “C” - Xóa sự cố hoặc huỷ bỏ giá trị mới hoặc trở về trình đơn trước. - Phím “UP” và “DOWN” - Dịch chuyển lên xuống để lựa chọn trình đơn phụ trong trình đơn chính và tăng giảm trị số chỉnh định. - Phím “LEFT” và “RIGHT” - Dịch chuyển sang trái hoặc sang phải để lựa chọn trình đơn chính hoặc phụ.

- Dùng phím “UP”, “DOWN”,”LEFT” và “RIGHT” để lựa chọn thông số cần chỉnh định và chỉnh định đến trị số mong muốn.

CB MONITOR SETUP

INPUT LABELS

  • Hướng dẫn thí nghiệm

    - Cài đặt thời gian : Tốt nhất nên cài đặt thời gian giống nhau ở các rơle để đồng bộ tất cả các rơle trong một trạm (vùng) từ đó thuận tiện khi phân tích sự cố. Mỗi lần phát sự cố phải kiểm tra sự làm việc của rơle, các Output, chỉ thị Led, các bản ghi sự cố, và kiểm tra sai số về thời gian, tổng trở so với các trị số tính toán. - Lặp lại các bước thí nghiệm như mục 8.1 nhưng chú ý phải chọn điểm sự cố trên đặt tuyến tổng trở với tổng trở Z bằng 80% tổng trở đường dây, góc sự cố bằng góc đường dây.

    - Lặp lại các bước thí nghiệm như mục 8.3 nhưng chú ý phải chọn điểm sự cố trên đặt tuyến tổng trở với tổng trở Z bằng 80% tổng trở đường dây, góc sự cố bằng góc đường dây. - Kiểm tra ngưỡng dòng điện In>: Thực hiện tăng dòng từ từ ( Với góc lệch pha giữa Uo và Io bằng góc nhạy Max ) cho đên khi chức năng In>1, In>2 tác động, ghi giá trị, kiểm tra với giá trị đặt. * Giữ Uline < Udead, giảm Ubus cho đến khi rơle đầu ra trở về, sau đó tăng Ubus cho đến khi rơle đầu ra tác động, ghi lại giá trị và so sánh với Ulive.

    - Phát hợp bộ tạo sự cố khoảng cách vùng 1, sau đó phát hợp bộ tạo điện áp đồng bộ, kiểm tra máy cắt cắt và thực hiện đóng lặp lại, kiểm tra bản tin sự cố. - Thực hiện lại bước thí nghiệm trên nhưng mỗi lần tạo một loại sự cố khác nhau, kiểm tra rằng chỉ những loại sự cố có cho phép đóng lặp lại thì mới xuất hiện lệnh đóng lặp lại, còn những sự cố không cho phép đóng lặp lại thì không khởi động chức năng đóng lại lại. - Lần lượt mô phỏng các điều kiện không thỏa mãn để khoá đóng lặp lại : Máy cắt không khỏe, khóa AR từ bên ngoài, phát hợp bộ tạo sự cố khoảng cách vùng 1, sau đó phát hợp bộ tạo điện áp đồng bộ, kiểm tra máy cắt cắt và không thực hiện đóng lặp lại, kiểm tra bản tin sự cố.

    SƠ ĐỒ NỐI RƠLE VỚI MÁY TÍNH CÁ NHÂN FILE CẤU HÌNH(PSL)
    SƠ ĐỒ NỐI RƠLE VỚI MÁY TÍNH CÁ NHÂN FILE CẤU HÌNH(PSL)

    GIỚI THIỆU RƠLE 7SA522

    • HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM

      Truyền cắt kém vùng PUTT với vùng Z1B: Khi lỗi xảy ra ở vùng 1, tín hiệu truyền cắt gởi đến bảo vệ đường dây đối diện với thời gian Ts, rơle đối diện sẽ phát lệnh cắt nếu có lỗi dò được bên trong vùng làm việc Z1B sau thời gian TB.  Khi lỗi chạm đất nằm trong vùng hướng thuận rơle A phát lệnh Trip máy cắt A đồng thời gởi tín hiệu sự cố đến rơle B đường dây đối diện thời điểm này nếu đầu B rơle cũng phát hiện được sự cố chạm đất nằm trong vùng thuận thì sẽ phát lệnh trip máy cắt B. Cài đặt, cấu hình làm việc cho các chức năng bảo vệ, đo lường, giám sát của rơle theo bản vẽ thiết kế hoặc theo các chức năng muốn thí nghiệm (đối với mục này, nhất thiết phải nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn rơle trước khi thực hiện).

      Đối với một số tải lớn của đường dây, vùng xác định bởi giá trị RLoad và φLoad sẽ cắt vùng trở kháng tải ra khỏi đặc tính cắt của bảo vệ khoảng cách, nghĩa là khi tải đường dây rơi vào vùng này, bảo vệ khoảng cách sẽ không tác động. Nếu vào lúc xảy ra sự cố mà cả điện áp hiện tại và điện áp nhớ trước đó của rơle đều không có (ví dụ trường hợp đóng điện một đường dây đang nghỉ mà xuất hiện sự cố tồn tại sẵn trên đường dây vào thời điểm trước đó) thì rơle sẽ xem như sự cố xuất hiện trong trường hợp hoạt động của nó và bảo vệ sẽ tác động theo hướng thuận. - Rơle bảo vệ khoảng cách xác định hướng làm việc của nó nói chung là theo hướng của dòng điện đối với sự cố nên có thể nói rằng hướng làm việc của bảo vệ là hướng vị trí của điểm sự cố so với máy biến dòng điện bảo vệ đường dây đó.

      - Mỗi vùng bảo vệ của chức năng khoảng cách đều có thể được cài đặt cho tác động với một thời gian trì hoãn tuỳ người sử dụng, trong đó các vùng Z1, Z2 và vùng điều khiển Z1B có thể chỉnh định thời gian làm việc độc lập đối với các sự cố pha-pha và sự cố pha-đất. * Chú ý 3: Khi thực hiện thí nghiệm các vùng bảo vệ, có thể có trường hợp điện trở của vùng nào đó lớn hơn giá trị RLoad và điểm sự cố nếu nằm trong vùng Load area mặc dù vẫn nằm trong đa giác đặc tính của bảo vệ thì bảo vệ vẫn không tác động. - Để kiểm tra giá trị khởi động của bảo vệ theo giá trị chỉnh định, cung cấp một dòng điện vào rơle và nâng dòng dòng điện này cho đến khi tín hiệu Ip Pick-up (có thể cài đặt đầu ra cho tín hiệu này để dễ nhận biết) xuất hiện.

      Khi lỗi máy cắt được khởi tạo từ các bảo vệ làm việc theo tín hiệu áp, dòng sự cố có thể chảy qua máy cắt hoặc không, nên dòng điện chảy qua máy cắt không phải là một chỉ thị tin cậy để xác định sự đáp ứng của máy cắt, vì vậy đối với trường hợp này tiếp điểm phụ của máy cắt sẽ được sử dụng. (2) Bây giờ, lặp lại thí nghiệm (1) nhưng trước khi thời gian lỗi máy cắt kịp đếm hết, ngắt sự cố và kiểm tra có sự khởi tạo của chức năng bảo vệ lỗi máy cắt nhưng đầu ra và các chỉ thị cắt của bảo vệ không kịp tác động. (3) Kiểm tra rằng trong 2 thí nghiệm trên, trạng thái của máy cắt không có ý nghĩa trong việc quyết định sự khởi tạo của chức năng lỗi máy cắt (mô phỏng các trạng thái của máy cắt vào các đầu vào nhị phân của rơle và lặp lại 2 thí nghiệm này, kiểm tra không có sự ảnh hưởng của tiếp điểm phụ máy cắt đến việc khởi tạo chức năng lỗi máy cắt).

      (6) Lặp lại thí nghiệm (4) và (5) nhưng với giá trị dòng điện thấp hơn ngưỡng 3902- I>BF(và/hoặc thời gian duy trì tín hiệu dòng nhỏ hơn giá trị Trip timer), kiểm tra chức năng 50BF không khởi tạo (và/hoặc khởi tạo nhưng không tác động). - Để xác định thời gian làm việc của bảo vệ, tạo một tình trạng bảo vệ chắc chắn làm việc theo hướng thuận như nhận được ở các bước thí nghiệm trên, cung cấp tình trạng này đến rơle đồng thời khởi tạo bộ đo đếm thời gian. Từ logic của chức năng bảo vệ xa ở hỡnh trờn, rừ ràng là chức năng bảo vệ PUTT làm việc khi rơle xác định được một sự cố ở trong vùng tác động của Z1B đồng thời nó nhận được tín hiệu rơle phía còn lại của đường dây làm việc theo vùng Z1.

      Như vậy có thể thí nghiệm chức năng này hoàn toàn tương tự như chức năng bảo vệ khoảng cách vùng 2, chỉ khác là đồng thời với việc khởi tạo một sự cố vùng Z1B (có thể xem là vùng 2), ta kích hoạt đầu vào Distance receive cho rơle để mô phỏng tín hiệu nhận từ rơle ở phía kia của đường dây. Chức năng AR sẽ bị khoá khi chức năng này không sẵn sàng để được khởi tạo (máy cắt không khỏe; chức năng AR bị khoá từ lệnh khoá cấp vào đầu vào nhị phân;. số lần AR được đặt = 0; không có chức năng bảo vệ nào hoặc đầu vào nhị phân nào được đặt để khởi tạo AR; máy cắt được nhận biết là mở mà không do một lệnh cắt nào từ bảo vệ) hoặc do các tình trạng khoá xuất hiện tức thời trong quá trình chức năng này làm việc (trong trường hợp này cảnh báo xuất hiện là 79 Dyn Block). Các bước thí nghiệm các chức năng giám sát này được thực hiện theo những giới thiệu trên, nghĩa là để giám sát chức năng lỗi dòng tổng thì mô phỏng một tình trạng sao cho tổng các dòng pha và dòng trung tính cung cấp vào rơle thoã mãn hệ thức |Ia + Ib + Ic + knIg| > ∑ I threshold * IN + ∑ I factor * Imax ; để giám sát chức năng đối xứng của các dòng điện thì cung cấp vào rơle các dòng sao cho hệ thức |Imin|/|Imax| < Bal.

      SƠ ĐỒ MẶT TRƯỚC RƠLE
      SƠ ĐỒ MẶT TRƯỚC RƠLE