MỤC LỤC
Vùng nguyên liệu là một khái niệm tổng quát về vùng mà trong đó có thể xác định được những phần diện tích thích hợp với mục đích kinh doanh, phát triển các cây để làm nguyên liệu. Xác định phạm vi vùng nguyên liệu dựa trên các yếu tố địa lý, cự ly, mức độ tập trung sản xuất, năng lực về giao thông vận tải và bố trí cơ cấu cây trồng đảm bảo cung ứng sản phẩm nguyên liệu đều cho các tháng trong năm để nhà máy có đủ nguyên liệu hoạt động từ 10 – 12 tháng.
Khi quy mô của mỗi cơ sở trồng nguyên liệu quá nhỏ, thì mối quan hệ giữa các nhà máy chế biến và người trồng nguyên liệu không đem lại lợi ích lớn cho cả hai phía. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất chung cho cả khâu chế biến và khâu trồng nguyên liệu đòi hỏi khi xây dựng vùng nguyên liệu rau quả cần giảm đến mức tối thiểu số cơ sở trồng nguyên liệu manh mún nhỏ lẻ, các cơ sở trồng nguyên liệu cần đạt quy mô càng lớn càng tốt, tránh việc có quá nhiều cơ sở trồng nguyên liệu có quy mô nhỏ và phân tán.
Lực lượng lao động rất quan trọng trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, nên lao động phải được sử dụng hợp lý bằng cách tái sản xuất sức lao động (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí…) và được đào tạo trình độ chuyên môn, để lực lượng lao động ngày càng trở nên tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay. Sự can thiệp có chủ định của Nhà nước có thể thông qua thuế, trợ giá, điều hoà giá, ra quyết định thành lập… Các chính sách đó đều có tác động đến giá, đến sự hình thành các vùng sản xuất, cụ thể chính sách trong sản xuất rau quả như khi thời vụ thì Nhà nước áp dụng biện pháp trợ giá để cho hoạt động này diễn ra liên tục và kịp thời.
Do hoàn cảnh nước ta một thời gian dài phải tập trung cho sản xuất lương thực, nên khả năng đầu tư cho các ngành sản xuất rau quả có giới hạn. Những năm gần đây, Nhà nước đã có chính sách đầu tư cho ngành rau quả thích đáng hơn, công tác nghiên cứu khoa học được nhà nước quan tâm hơn, cho nên ngành rau quả đã có sự phát triển nhất định.
Gồm các chủ trương chính sách của Nhà nước, các cấp tác động trực tiếp vào sản xuất hoặc gắn trực tiếp thông qua thị trường. Song các chính sách khuyến khích sản xuất rau quả còn nhiều hạn chế chưa khuyến khích ngành rau quả phát triển mạnh.
Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công.
- Các sản phẩm cơ khí, máy móc thiết bị phụ tùng phương tiện vận tải chuyên ngành rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm. * Nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo công nhân kĩ thuật chuyên ngành về sản xuất chế biến rau, quả, nông, lâm, thuỷ hải sản.
Nhưng thực tế trong những năm qua tình hình phát triển vùng nguyên liệu và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thuộc Tổng công ty còn rất nhiều bất cập. 2.Thực trạng một số vùng nguyên liệu và tình hình cung cấp nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến thuộc Tổng công ty.
Nguyên nhân diện tích cây công nghiệp ngắn ngày và cây rừng giảm là do các đơn vị trong Tổng công ty đã có chủ trương chuyển đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây rừng để trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao hơn trong đó chủ yếu là thay bằng cây dứa. Nhưng sản lượng các cây lương thực, mía, cam quýt có xu hướng giảm rừ rệt do gần đõy cỏc đơn vị chỳ ý nhiều đến cỏc loại cõy trồng cú giỏ trị kinh tế như: Dứa, lạc tiên, măng… mà không quan tâm nhiều đến các loại cây trên.
Nguyên nhân là do Tổng công ty đã có quy hoạch bố trí đất, giống và các cây nguyên liệu ngày càng hợp lý phù hợp với điều kiện của từng vùng từ đó năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng cao của ngành công nghiệp chế biến. Trong ba năm qua chỉ có Công ty CBTPXK Quảng Ngãi là đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu còn lại các đơn vị khác đều ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng đặc biệt là Công ty GN và XNK Hải Phòng, Công ty rau quả Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Vian chưa đáp ứng được 5% nhu cầu nguyên liệu.
(Nguồn: Tổng công ty rau quả, nông sản) Các đơn vị trong Tổng công ty đã nghiêm túc thực hiện quyết định 80/2002 QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ về việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản của nông dân. Kết quả đạt được tuy còn hạn chế về số lượng, phạm vi và chất lượng song hiệu quả kinh tế – xó hội đạt được là rừ ràng, qua đú mở ra hướng đi đỳng đắn khắc phục tỡnh trạng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch, manh mún ở các điạ phương, các hộ nông.
Tuy nhiên để đứng vững và phát triển trong cơ chế mới đặc biệt là để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra, Tổng công ty phải không ngừng nâng cao công tác quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng đồng thời mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Việc kiểm định chất lượng sản phẩm chủ yếu chỉ được diễn ra ở khâu đầu và khâu cuối nhưng ngay ở khâu đầu nguyên liệu đưa vào chế biến ở nhiều đơn vị cũng không được kiểm tra kỹ, do thiếu nguyên liệu nên nhiều khi nguyên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn như: nẫu, thối… cũng đưa vào chế biến nên sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo được tiêu chuẩn.
Giá thu mua nguyên liệu bấp bênh: Giá chưa linh hoạt, có đơn vị chưa mạnh dạn ký hợp đồng, đi mua ngoài, có đơn vị thì đã ký nhưng giá cố định theo loại mà chưa theo mùa vụ (giá dứa chính vụ phải khác dứa trái vụ), chưa khuyến khích người sản xuất bán nguyên liệu cho nhà máy (trái vụ giá ngoài thường cao hơn ở bên trong từ 20 – 30%, lại được thanh toán nhanh tiền mặt. Nhà máy mua giá thấp, thanh toán chậm) dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán. Định hướng mục tiêu tổng quát phát triển ngành rau quả của Tổng công ty là khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, kết hợp hài hoà giữa các nhu cầu đầu tư chiều sâu mở rộng các cơ sở hiện có và đầu tư xây dựng các công trình mới, giữa phát triển vùng nguyên liệu đi đôi với phát triển sản xuất chế biến.
Để phát triển công nghiệp chế biến rau quả vấn đề quan trọng hàng đầu là tạo ra được các vùng nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến bởi nguyên liệu là vấn đề sống còn của các nhà máy, không có nguyên liệu thì nhà máy không thể hoạt động được, cũng như cây không có nước thì không thể sống được. Việc lựa chọn công nghệ chế biến bảo quản phải gắn với tiềm năng nguyên liệu để có thể phát triển lợi ích người trồng nguyên liệu cũng như các nhà máy chế biến rau quả tạo điều kiện sử dụng hợp lý quỹ đất đai vốn hạn hẹp.
Để thực sự khuyến khích ngành rau quả phát triển nói chung và để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nói riêng thì việc giảm lãi suất vay tín dụng là một trong những vấn đề quan trọng giảm bớt rủi ro và gánh nặng tài chính do đầu tư vào ngành trồng nguyên liệu rau quả với suất đầu tư cao, mức doanh thu và lợi nhuận chưa được cao như một số ngành khác, thời gian thu hồi vốn chậm vì đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Cơ sở định hướng cho các giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm phát triển vùng nguyên liệu rau quả trong thời gian tới là xuất phát từ những quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước được nêu trong các văn kiện của các hội nghị của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá 7 : “Từ nay đến cuối thập kỷ phải rất quan tâm đến công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với chế biến nông lâm thuỷ sản”; “nông nghiệp phải quy hoạch vùng tập trung chuyên canh, đưa công nghệ mới đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến hiện đại…”.