MỤC LỤC
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thành lập ngày 25/12/1960 đã trải qua quá trình phát triển gần nửa thế kỷ, từ một xưởng làm nước chấm và ma- gi đã trở thành một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với qui mô sản xuất lên tới 20.000 tấn sản phẩm/năm. Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống "Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn" (HACCP) tại Việt Nam. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bánh kẹo trong quá trình chế biến, cung ứng, sử dụng, các quyết định về bao gói… Bên cạnh đó còn chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế, nhìn chung thu nhập còn thấp.
Những sản phẩm có chất lượng cao thường được tiêu dùng ở những thành phố, thị xã lớn, còn ở vùng nông thôn thì người tiêu dung ít quan tâm đến chất lượng mẫu mã, với họ, giá cả mới là vấn đề cần xem xét. Với thị trường miền Trung, người tiêu dùng ở khu vực thị trường này thường hay không quan tâm đến khối lượng, bao bì mẫu mã của hàng hóa, song lại rất quan tâm đến hương vị (độ ngọt, cay), hình dạng của bánh kẹo. Trước đây, Hải Hà tập trung nhiều nhất cho thị trường miền Bắc, song một vài năm gần đây Hải Hà đã coi khu vực này là một thị trường đầy hứa hẹn và không ngừng hoàn thiện kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm.
Vốn: Haihaco hiện có vốn điều lệ 54,75 tỷ đồng chuyên sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm; kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác; đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại… Cơ cấu sở hữu: Nhà nước: 51%, cổ đông trong, ngoài công ty: 49%.
+ Dòng bánh mềm cao cấp phủ sôcôla với công nghệ và thiết bị hiện đại của châu Âu và Hàn Quốc sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 11 năm 2007 với các nhãn hiệu: Long-pie, Long-cake, Hi-pie, Lolie. Trong các năm 2002 và 2004 Công ty đã đầu tư hai dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất kẹo Chew trị giá trên 2 triệu Euro của Cộng hòa liên bang Đức với công suất 20 tấn/ngày. + Các nhãn hiệu sản phẩm tiêu biểu cho nhóm hàng này là chuỗi sản phẩm kẹo Chew hoa quả: Chew nho đen, Chew dâu, Chew đậu đỏ, Chew Coffee, Chew Taro, Chew caramen, Chew me cay, Chew sôcôla.
Kẹo Jelly được đầu tư nghiên cứu với nhiều chủng loại, hương vị mang tính cách tân, mẫu mã phong phú, rất phù hợp với các đối tượng khách hàng trẻ trung, năng động. Với công suất 6 tấn mỗi ngày trên dây chuyền sản xuất trị giá 1 triệu USD của Đan Mạch, các sản phẩm của Công ty sản xuất ra có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, nhất là trong các dịp Lễ, Tết hàng năm. Công ty đầu tư một dây chuyền trị giá 1 triệu USD, công suất 7 tấn/ngày, với các nhãn hiệu như Bánh Dạ Lan Hương, bánh kẹp kem, Bánh cracker vừng, Bánh cracker dừa, Bánh Bisavit-A.
Có những sản phẩm mang hương vị hoa quả nhiệt đới như Nho đen, Dâu, Cam, Chanh.., có những sản phẩm mang hương vị sang trọng như Chew cà phê, Chew caramen, sôcôla..lại có những sản phẩm mang hương vị đồng quê như Chew Taro, Chew đậu đỏ, Cốm.
HAIHACO là Công ty sản xuất kẹo mềm hàng đầu, với dây chuyền thiết bị hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức, các sản phẩm kẹo xốp mềm Hải Hà chiếm lĩnh phần lớn thị phần của dòng sản phẩm này vượt qua tất cả các công ty sản xuất kẹo mềm trong nước. Sản phẩm của HAIHACO vẫn có ưu thế về giá cả, chất lượng cũng không thua kém các sản phẩm cạnh tranh khác từ các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Châu, Wonderfarm và hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh về công nghệ bên cạnh đó hàng ngoại nhập ngày càng xuất hiện nhiều ở những siêu thị lớn, chủng loại khá phong phú, phù hợp nhiều loại đối tượng người tiêu dùng.
- Nhà nước và các cấp, các ngành có liên quan chưa thực sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu chất lượng đặt ra chưa khắt khe, công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên. Nhà nước chưa hoàn thiện các quy định về chất lượng sản phẩm hàng hóa, tạo nhiều khe hở cho các doanh nghiệp lách luật, dẫn tới nạn làm hàng giả còn nhiều ảnh hưởng xấu tới uy tín, thương hiệu của nhiều sản phẩm trên thương trường. - Nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài nhiều nên chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố nên chất lượng không ổn định, chi phí cao… khiến cho các sản phâm rơi vào thế bị động trong sản xuất kinh doanh.
- Thời tiết khí hậu thất thường, độ ẩm cao là điều kiện cho các vi sinh vật và các phản ứng hóa học bất lợi xảy ra làm cho nguyên vật liệu, bán thành phẩm bị biến đổi về chất, ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm.
* Phải cú sự phõn cấp quản lý kỹ thuật, chức năng quản lý phải rừ ràng không chồng chéo lên nhau để khắc phục tình trạng việc kiểm tra chưa nghiờm khắc, trỏch nhiệm khụng rừ ràng dẫn đến khuyết điểm khụng phụ thuộc về ai, tạo nên sự vô trách nhiệm trong sản xuất, trong quản lý gây ra ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm mức thị trường và giảm mức cạnh tranh trên thị trường. * Cỏn bộ kỹ thuật cần chỳ trọng theo dừi những khõu then chốt dễ hư hỏng như: pha trộn nguyên vật liệu, nấu kẹo, nướng bánh, bao gói nhằm giảm tỷ lệ bánh kẹo bị hư hỏng, chất lượng không bảo đảm ảnh hưởng đến uy tín về chất lượng sản phẩm, làm giảm khối lượng thị trường. Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong các công đoạn sản xuất gây ảnh hưởng đến chu trình sản xuất, tránh sự ách tắc trong công đoạn sản xuất gây ảnh hưởng đến chu trình sản xuất, chậm tiến độ sản xuất, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dẫn đến giảm uy tín của Công ty, mất thị trường do bị trống sản phẩm trên thị trường.
Công ty nên tiến hành với mỗi chủng loại sản phẩm với nhiều loại bao gói khối lượng khác nhau: Với các loại có trọng lượng: 100gr, 150gr, 175gr, 400 gr, 500gr để tạo sự thuận tiện trong mua bán của khách hàng giúp tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty. Để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh, kích thích tăng lượng tiêu thụ sản phẩm Công ty phải chú trọng công tác quản lý giá thành đó là hệ thống công tác từ việc hạch toán giá thành, phân tích dự báo giá thành cho đến tất cả các quyết định về kế hoạch điều hành sản xuất linh hoạt. Trong quá trình sản xuất bánh kẹo, Công ty cũng tận dụng được loại bánh thứ phẩm, bánh vỡ để sản xuất lương khô nhưng vẫn còn những lãng phí khác mà Công ty có thể hạn chế được như rơi vãi nguyên vật liệu ra ngoài, hoà đường nấu đường vung vãi tràn ra ngoài gây lãng phí.
Đối với chi phí cố định là khấu hao tài sản cố định, Công ty có thể giảm chi phí cố định này trong đơn vị sản phẩm bằng cách tăng cường khối lượng sản phẩm sản xuất ra và tìm cách tiêu thụ với phương châm “sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó”. Mở rộng hơn các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá muốn tiêu thụ được không những phải có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, bao bì mẫu mã đẹp mà làm sao phải thông báo những thông tin đó đến người tiêu dùng. Quảng cáo nhằm truyển tải những thông tin về sản phẩm của Công ty như: hình dáng, kích thước, mẫu mã, chất lượng, giá cả các tính năng ưu việt của sản phẩm và những lợi ích mà họ sẽ được hưởng thụ sau khi mua (thơm ngon, tiện dụng).