MỤC LỤC
Cũng trong chính sách huy động vốn sẽ nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội như vốn tín dụng, vốn thuộc các chương trình của nhà nước, huy động từ việc bán trái phiếu, cổ phiếu, vốn FDI, ODA cho việc đầu tư các dự án chế biến sữa cũng như các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.Dự kiến nguồn vốn từ ngân sách và các chương trình của Nhà nước cho phát triển vùng đàn bò sữa khoảng 10%;vốn tín dụng để xây dựng các nhà máy chế biến và phát triển vùng nguyên liệu tập trung: 50%;vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và doanh nghiệp: 40%. Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1995, tham gia AFTA và gần đây nhất là gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam chịu sự canh tranh rất lớn của các doanh nghiệp nước ngoài và ngành công nghiệp sữa cũng vấp phải nhũng sự cạnh tranh như vậy.Giai đoạn hậu WTO có khả năng các công ty nước ngoài sẽ đầu tư nhà máy mới, hoặc gia công ngay tại các nhà máy trong nước, do vậy xu hướng giảm giá sẽ là rất lớn.Trong khi đó, nguồn cung cấp sữa tươi trong nước hiện còn mang tính cá thể của các hộ nông dân , chưa được đầu tư sâu về kỹ thuật ( chăn nuôi, bảo quản, vệ sinh,phòng bệnh, thức ăn…), những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.Điều này dẫn đến những bất lợi trong cạnh tranh giữa nguồn cung ứng sữa tươi trong nước với nguyên liệu sữa ngoại nhập.Khi đó, áp lực sẽ đè nặng nhà sản xuất nội địa khi người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm ngoại nhập khác hấp dẫn hơn.Vì thế tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn này là việc cần làm ngay đối với các doanh nghiệp sữa Việt Nam.
Dựa vào bảng thống kê trên chúng ta có thể nhận thấy giá trị xuất khẩu sản phẩm sữa còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nước ta trong khi nhập khẩu vẫn còn với số lượng rất lớn qua các năm.Hiện nay, công ty Vinamilk là doanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất nhưng vẫn với số lượng khá khiêm tốn sang các thị trường chủ yếu như Trung Đông, một phần Irac, Trung Quốc…Còn các doanh nghiệp khác hầu như chỉ đi vào khai thác thị trường nội địa, không có sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm ngành sữa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ mọi nhu cầu của từng đối tượng cũng như từng độ tuổi khác nhau.Nếu như, trước đây các sản phẩm từ sữa xuất hiện ít chủng loại như sữa đặc có đường( từ năm 1975-1988), có thêm sản phẩm sữa bột các loại kể từ năm 1989 rồi đến tận năm 1981 mới xuất hiện thêm sữa tươi các loại, năm 2005 ra đời thêm sản phẩm sữa chua thì nay danh mục sản phẩm đã rất đa dạng với hơn 90 chủng loại sản phẩm. Số liệu điều tra của một doanh nghiệp cho thấy, mỗi năm Việt Nam đã chi khoảng 11.700 tỷ đồng để nhập sữa các loại .Cũng theo số liệu về thị trường của Vinamilk, thị trường sữa bột Việt Nam năm 2008 có quy mô khoảng 8.000 tỉ đồng, nhưng trong đó 7.000 tỉ đã thuộc về các nhãn hiệu ngoại nhập và công ty nước ngoài, trong 20% thị phần ít ỏi còn lại, Vinamilk chiếm 15%, các nhà sản xuất sữa khác của Việt Nam chiếm 5%.
Trước đây các nhà máy sản xuất sữa đều gặp phải hạn chế khi có công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, thiếu đồng bộ, sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp.Tuy nhiên , hiện nay đặc biệt là từ khi tham gia vào hội nhập, ngành công nghiệp chế biến sữa đã chú trọng đến việc đổi mới máy móc thiết bị, không ngừng tiếp nhận những kỹ thuật mới từ các nước khác nhằm đưa ngành sữa ngày càng phát triển.Phần lớn công nghệ và thiết bị chế biến sữa của các công ty lớn ở Việt Nam đều nhập từ các nước có nền công nghiệp chế biến sữa tiên tiến như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Đức, Italia, Thuỵ Sỹ, Pháp. Đến nay tất cả các nhà máy trong ngành sữa thuộc công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) quản lý đều có quy trình công nghệ tiên tiến đạt trình độ công nghệ quốc tế, liên tục thay thế bổ sung những phụ tùng thiết bị cho dây chuyền sản xuất cũng như nhập các thiết bị , dây chuyền hiện đại như dây chuyền sản phẩm sữa hội của APV( Đan Mạch, Đức), dây chuyền sữa chua của Ý, thiết bị đóng gói của Tetrapak( Thụy Điển), thiết bị nắp dễ mở của Mỹ, các máy hàn thân lon tiên tiến của Thụy Sĩ….
Đặc biệt trong thời gian qua là sự thành công của Chương trình dinh dưỡng học đường - đây là một chương trình áp dụng nhằm đưa sữa vào các trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên uống sữa để nâng cao thể lực, trí tuệ, tạo thói quen uống sữa ngay từ bé, đồng thời mở rộng dần dần thị trường tiêu thụ sữa.Chương trình này đã tạo điều kiện khuyến khích nhiều đối tượng sử dụng sữa nhiều hơn nữa nhằm nâng cao sự phát triển toàn diện về cơ thể. Cho đến cuối năm 2006, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước chỉ đảm bảo khoảng 20%, những dự án nuôi bò thất bại đã khiến nguồn cung đầu vào đã ít còn thêm khan hiếm (hai trung tâm nghiên cứu, nuôi bò với quy mô lớn là Ba Vì – Hà Tây, Mộc Châu – Sơn La và một số trung tâm nuôi bò. HCM, các tỉnh lân cận), các nhà máy sữa chỉ còn trông chờ vào 80% nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ các nước Úc, Newziland, Mỹ, Ấn Độ… và nguồn này hoàn toàn là sữa bột nguyên liệu. Theo báo cáo mới nhất thì dù đã tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng ngành sữa vẫn phải nhập tới 80% tổng nhu cầu về nguyên liệu.Do phụ thuộc phần lớn “đầu vào” từ bên ngoài, dễ hiểu vì sao thị trường sữa trong nước có thể bị ảnh hưởng tức thì và trực tiếp mỗi khi nguyên liệu sữa thế giới biến động về giá hay chất lượng (như vụ melamine).
Hiện nay, bên cạnh một số doanh nghiệp sản xuất sữa luôn đặt chất lượng sản phẩm lờn hàng đầu thỡ vẫn cũn nhiều doanh nghiệp khụng rừ ràng trong chất lượng sản phẩm cũng như chưa quan tâm đến vấn đề này.Vẫn còn tồn tại tình trạng những doanh nghiệp thiếu lương tâm đã không ngần ngại sản xuất những sản phẩm sữa có hàm lượng đạm cực thấp để thu lợi nhiều.Lợi nhuận và sự lơ là, tắc trách của ngành y tế đã khiến nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đánh lừa người tiêu thụ, bất kể sức khoẻ của trẻ nhỏ và người cao niên, là thành phần mà sức khỏe cần được chăm sóc nhiều nhất. Xét về chất lượng, sản phẩm sữa sản xuất tại Việt Nam có thể vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của ASEAN .Tuy nhiên, hiện có rất ít doanh nghiệp sữa Việt Nam như Vinamilk phát triển tốt ở thị trường tiềm năng này.Gia nhập WTO, chúng ta càng có cơ hội hội nhập cũng như mang sản phẩm sữa giới thiệu trên thị trường nước ngoài, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú trọng mở rộng thị trường hơn.
Hiện nay, sức mua của thị trường sữa Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trên Thế giới nhung tiềm năng thị trường nội địa tới với các sản phẩm của ngành sữa được dự báo là sẽ rất rộng.Tuy nhiện, từ nay đến năm 2010, Việt Nam phải hội nhập vào AFTA, WTO, bảo hộ của Chính phủ đối với ngành sữa hầu như phải cắt giảm hết nên ngành sữa phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm sữa ngoại nhập. Sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng phù hợp với sở thích và khả năng thanh toán của thị trường sẽ là các yếu tố làm tăng sức mua của thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị trường của ngành công nghiệp chế biến sữa cả hiện tại và trong tương lai. Mấy năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đã tìm được thị trường xuất khẩu sang một số nước khác như Irac, các nước SNG.Thị trường nước ngoài còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở các nước có đời sống còn thấp.
- Luôn tiếp cận các thông tin về ngành sữa trên thị trường thế giới để tìm hiểu nhu cầu, sở thích cũng như những xu hướng biến động, từ đó có hướng phân đoạn thị trường thích hợp, lựa chọn và khai thác thị trường tiềm năng cũng như đối phó được với những biến động có thể xảy ra. - Tăng cường các mối quan hệ quốc tế ngành nói chung và các đơn vị trong ngành nói riêng.Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ quốc tế thông qua các chuyến thăm viếng cấp chính phủ, các chuyến du lịch hay là các chuyến khảo sát, thu thập các thông tin về những quy định hạn ngạch nhập khẩu, thuế, phí buôn bán, các thủ tục và chính sách khác của thị trường, quốc tế, tìm hiểu sở thích, tập quán, thị hiếu tiêu dùng để mở rộng khả năng xuất khẩu.