MỤC LỤC
Khi còn là huyện Kim Môn cũng như các huyện khác trong tỉnh, những năm trước đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung thì tín dụng chủ yếu là cho vay thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể kinh tế cá thể hầu như không đầu tư. Những tồn tại của cho vay đối với hợp tác xã nông nghiệp ( kinh tế tập thể ) Thể hiện rất rừ trong những năm này: Đầu tư cho nụng nghiệp giỏn tiếp qua khõu trung gian là hợp tác xã nông nghiệp không đạt hiệu quả kinh tế bởi vì người nông dân hầu như không quan tâm đến việc vay vốn, trả nợ Ngân hàng, dẫn đến nhiều trường hợp Ban quản lý hợp tác xã đã sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng sản xuất và trả nợ Ngân hàng vì đồng vốn vay Ngân hàng không được sử dụng vào quá trình sản xuất hoặc đồng vốn phục vụ cho sản xuất không kịp thời, dẫn đến năng suất không cao, đời sống người nông dân ngày một khó khăn. Cũng từ chỗ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến nợ quá hạn phát sinh tăng dần hoạt động của hợp tỏc xó giảm sỳt rừ rệt, đối với Ngõn hàng thỡ bị rủi ro từ lĩnh vực này, từ đú sự tồn tại của ban quản lý hợp tác xã nhiều nơi chỉ còn là danh nghĩa.
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ phía Ngân hàng: Ngân hàng chưa nhận thức đầy đủ những quan điểm của Đảng đối với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ít nhiều còn định kiến đối với hộ nông dân nhất là hộ nông dân cá thể trình độ quản lý và sử dụng vốn yếu kém, cho rằng hộ nông dân không cóa khả năng trả nợ, tâm trạng sợ đổ bể đè nặng lên tâm lý cán bộ Ngân hàng. Song cơ cấu đầu tư tín dụng cũng được điều chỉnh một cách hợp lý trong hoàn cảnh kinh tế nhiều thành phần nhất là từ khi có nghị định 338/HĐBT về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp thì mục tiêu đầu tư của Ngân hàng có trọng điểm, có hiệu quả hơn. Cũng từ đây các doanh nghiệp tư nhân lần lượt ra đời cùng với chính sách khoán ruộng đất đến hộ sản xuất, hộ sản xuất được công nhận là chủ thể sản xuất kinh doanh đó là một phương thức mới trong quản lý nông nghiệp; Nó thúc đẩy kinh tế phát triển tạo tiền đề quan trọng mở rộng tín dụng ở nông thôn: Đầu tư trực tiếp đến hộ sản xuất và các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể giảm đáng kể, dư nợ kinh tế hộ sản xuất.
Kể từ năm 1993 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn đã sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng cho phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn là 35 người, trong đó có 13 người làm công tác tín dụng. Vì thực tế cán bộ tín dụng phải xuống tận thôn xã giao bán hàng với hy vọng làm sao để bán được số lượng hàng lớn nhưng chất lượng phải đảm bảo: Cụ thể là phải xuống thôn xã để thăm dò, tìm kiếm nhu cầu, đánh giá đúng được nhu cầu; làm được việc đó là đã tìm được đối tượng đầu tư đúng và qua đó còn đánh giá được khả năng an toàn vốn đầu tư - và đây chính là một trong những yếu tố quan trọng của chỉ tiêu chất lượng tín dụng.
Như trên phần cho vay - thu nợ - dư nợ đã nói nguyên nhân nợ quá hạn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn thấp là do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn đã thực hiện cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng quy trình, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chặt chẽ, thu hồi trước hạn ngay những món phát hiện ra sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hay những món có hiện tượng khó đòi, mất vốn. Việc kiểm tra theo dừi trước, trong và sau khi cho vay ( kiểm tra trước khi cho vay là bước thẩm định, kiểm tra trong khi cho vay là bước kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ, kiểm tra sau là bước kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng) nhằm kịp thời phát hiện những khoản vay nào sử dụng sai mục đích, sai đối tượng để đề nghị thu hồi trước hạn bởi vì đây là hiện tượng khó thu nợ sau này và dễ phát sinh nợ quá hạn, thậm chí khó đòi. Thông qua hoạt động cho vay hộ sản xuất có hiệu quả trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn không những giữ được khách hàng truyền thống khách hàng uy tín mà còn ngày một tăng trưởng lượng khách hàng mới, làm cho quy mô đối tượng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn ngày càng rộng.
Có vốn đầu tư của Ngân hàng nông dân có điều kiện giỏi nghề gì làm nghề ấy, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, công tác tín dụng hộ sản xuất đạt được những kếta quả nêu trên góp phần nâng cao trình độ quản lý, trình độ sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật, từ chỗ sản phẩm nông nghiệp thuần túy được chuyển đổi dần thành sản phẩm hàng hóa nông phẩm cóa giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập đời sống của nông dân được nâng cao, có điều kiện cho con cái ăn học, nâng cao trình độ dân trí. Tạo điều kiện và kích thíchhộ sản xuất làm giàu chính đáng, phấn khởi và sáng tạo trong sản xuất, tôn trọng pháp luật, tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước, vay trả sòng phẳng, tạo lập được chữ tín trong quan hệ với Ngân hàng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn đạt được kết quả trên trước hết phải nói đến là nhờ có được chủ trương định hướng (chính sách vĩ mô) đúng đắn, phù hợp của Đảng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, chính sách xóa đói giảm nghèo kinh tế nông nghiệp nông thôn chính sách lãi suất cơ bản có cộng biên độ, bảo hiểm tiền gửi.
Do nhận định của tỉnh, của huyện về địa lý, vị trí và trình độ phát triển kinh tế của địa phương nên ở Hải Dương nói chung, Kinh Môn nói riêng, cho lên chiến lược thị trường là phát huy vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đầu tư sản xuất nông nghiệp, nông thôn, trong bối cảnh từ nhiều năm trước đây chỉ chú trọng phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, coi kinh tế ngoài quốc donh, kinh tế hộ sản xuất là mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa thì việc mở ra hướng tập trung cho vay hộ sản xuất được quán triệt sâu sắc và thống nhất từ trên xuống là nguyên nhân cơ bản cho thắng lợi này. Thực tế thời gian qua công tác cho vay của Ngân hàng chủ yếu đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho quá trình tái sản xuất giản đơn ; Muốn đầu tư mở rộng sản xuất phải có một cơ cấu đầu tư thích hợp giữa vốn ngắn hạn và trung dài hạn để cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong quá trình sản xuất như phần nguồn vốn ở trên đã nêu. Biện pháp huy động vốn đã có cải tiến nhưng vẫn còn đơn điệu, cơ chế lãi suất chưa thực sự năng động nên chưa đáp ứng được tình hình mới dẫn đến lượng vốn huy động tuy đã tăng nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới thì còn cách xã, cơ cấu huy động chưa hợp lý, chủ yếu là nguồn vốn trung, dài hạn chưa đáp ứng được cơ cấu đầu tư trong sản xuất nông nghiệp.
- Do chính sách lãi suất biến động luôn, chỉ riêng năm 1999 ngân hàng Nhà nước thay đổi 4 lần lãi suất gây tâm lý không tốt cho dân chúng, hơn nữa do có sự biến động của thị trường tiền tệ khu vực, đồng tiền khu vực bất ổn định gây tâm lý cho dân chúng có tư tưởng đầu cơ tích trữ mà không gửi vào ngân hàng, có thì chủ yếu gửi loại thời hạn ngắn, giảm đầu tư.